Người Úc đang suy ngẫm liệu ‘chủ nghĩa thức tỉnh’ đã đi quá xa
Sau thất bại của The Voice, một số tổ chức đang cấm các nghi lễ Chào mừng đến với Đất nước
“Vì chúng ta là một và tự do” là câu thứ hai trong bài quốc ca của người Úc.
Đoàn kết dân tộc và đối xử bình đẳng với mọi người là một phần căn bản định hình nước Úc. Những đức tính này cũng như việc phát huy chúng là phần cốt lõi để duy trì một xã hội ổn định.
Vùng đất của sự “công bình,” “tình bằng hữu,” và cư xử công bằng với nhau là những phẩm chất đáng quý và lâu dài của người Úc.
Các nghi thức “Lời tri ân Đất nước” phổ biến mà thổ dân Úc và người dân đảo Eo biển Torres thực hiện tại hầu hết các cuộc tụ họp công cộng đã dần len lỏi vào những nét đặc trưng này.
Có vẻ như cuối cùng thì người Úc cũng đang bày tỏ ý kiến của mình về những tuyên bố phóng đại, trịch thượng, và tỏ vẻ đạo đức — một nỗ lực mà chính nhiều nhà lãnh đạo thổ dân lên án là đáng chê trách.
Hầu hết mọi người đều nhớ về “mối đe dọa” của Giáo sư Marcia Langton — một số người xem đây là một lời hứa hẹn — rằng nếu cuộc trưng cầu dân ý gây chia rẽ Voice thất bại, người Úc sẽ bị khước từ nghi lễ “Chào mừng đến với Đất nước.”
Mối đe dọa rất có khả năng phản tác dụng này từ chiến dịch Yes đã được một họa sĩ tranh biếm họa nổi tiếng vận dụng, người đã mô tả Giáo sư Langton nói trên TV về “mối đe dọa” đó trong lúc một cặp vợ chồng ngồi trên chiếc ghế dài trong phòng khách quay sang nhìn nhau và nói rằng đó sẽ là một lý do chính đáng để bỏ phiếu No (phiếu Chống).
Bức tranh biếm họa này đã nắm bắt tâm tư của người dân Úc một cách sâu sắc.
Tỷ lệ phiếu Chống áp đảo cho đề nghị The Voice đã cho phép nhiều người dân Úc lên tiếng. Họ hiện đang tham gia vào một cuộc thảo luận bày tỏ sự tôn kính và được cân nhắc cẩn thận về những Lời tri ân và Chào mừng đến với Đất nước bất tận, thường được đưa ra giống như những đứa trẻ đọc bảng cửu chương ở trường tiểu học. Nhân tiện, tôi không hề phản đối việc học vẹt.
Nhà thờ Presbyterian của Úc là nơi đầu tiên bày tỏ tâm tư này, ngay trước cuộc trưng cầu dân ý.
Họ cấm Lời tri ân Đất nước trong các nghi lễ nhà thờ của mình.
Sự phản đối có thể dự đoán được này đã nảy sinh nhưng dựa trên sự suy ngẫm chín chắn, một hội thánh thờ phượng Chúa — Đấng tạo nên trời đất và mọi dân tộc — sẽ là không khôn ngoan về mặt thần học và tính nhất quán khi thể hiện sự thiên vị đối với ai đó hoặc việc nào đó.
Không xét đến vấn đề thần học, hai Hội đồng Nam Úc đã loại bỏ Lời tri ân Đất nước khỏi các quy trình của họ trong thời gian gần đây.
Hội đồng Khu vực phía Bắc, cùng với Hội đồng Playford, đã thông qua các nghị quyết hủy bỏ nghi lễ này kể từ khi bắt đầu quy trình làm việc. Các hội đồng khác, những cơ quan còn ngờ vực, cũng sẽ làm theo.
Điều thú vị đó là việc này đang diễn ra ở một tiểu bang nơi mà chính phủ Lao động mới được bầu, đã đưa ra đề nghị “Voice” của riêng mình và không ngừng thúc đẩy chiến dịch Yes, nhưng vẫn chứng kiến người dân từ chối đề nghị ở cấp liên bang khi có cơ hội.
Đa số cử tri ở mỗi khu vực bầu cử liên bang Nam Úc đều trả lại phiếu ‘Chống’. Tuy nhiên, giới tinh anh chính trị đang phớt lờ điều này.
Có rất nhiều điều để chúng ta cảm thấy hài lòng
Người Úc vốn công bình và hợp lẽ. Họ không thích việc các chính trị gia chơi đùa với Hiến Pháp của mình mà không có mục đích tốt đẹp, họ ngờ vực chính phủ cồng kềnh, và rất không thích việc ưu tiên một cách bất công đối với một bộ phận của cộng đồng hơn so với một bộ phận khác.
Cựu Thủ tướng Scott Morrison đã cố tận dụng tình cảm đó bằng cách gửi lời tri ân đến các cựu chiến binh của chúng ta. Có thể đoán trước được là việc đó sẽ thất bại và rất may đã không trở nên phổ biến.
Không phải các cựu chiến binh của chúng ta không xứng đáng nhận được món nợ tri ân to lớn này. Họ xứng đáng được như vậy. Vì vậy, chúng ta dành những ngày đặc biệt, như Ngày ANZAC và Ngày Tưởng niệm.
Điều này không hề thái quá. Một lời tri ân khiêm tốn và chân thành.
Tương tự, chúng ta có tuần lễ NAIDOC để nhắc nhở người Úc về cộng đồng thổ dân của mình.
Những ngày đặc biệt dành cho các sự kiện kỷ niệm đặc biệt nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Đó là điều hợp lẽ và công bằng.
Cũng giống như chúng ta ăn mừng lễ Giáng Sinh, hay những ngày sinh nhật và những ngày kỷ niệm, đó là một ngày được dành riêng cho sự kiện đó.
Với sự phản đối quá lớn của người dân đối với The Voice, vấn đề tri ân các thổ dân và người dân đảo Eo biển Torres trong Hiến Pháp vẫn chưa được giải quyết, điều này đã đặt ra nhu cầu công nhận sự định cư của người Anh và làn sóng người di cư từ khắp nơi trên thế giới.
Vậy sự việc này sẽ kết thúc ở đâu?
Hãy thừa nhận rằng sự công nhận đặc biệt gây ra sự chia rẽ, không giúp ích thiết thực cho bất kỳ ai, và một khi quý vị bắt đầu chọn lựa những người yêu thích, quý vị sẽ phải đối mặt với câu hỏi hóc búa về việc quý vị loại trừ ai. Vì vậy, chúng ta đừng loại trừ bất cứ ai mà hãy nghĩ đến tất cả mọi người.
Điều này có nghĩa là chúng ta có thể hát vang với niềm tin và sự hứng khởi rằng mọi người dân Úc là “một.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times