Nhìn lại năm 2021, Phần 4: Câu hỏi tế nhị về ‘Làm thế nào?’
Đối với những người có suy nghĩ, nếu họ muốn sống một cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn thì câu hỏi cuối cùng cần phải giải quyết là gì?
Cho đến nay, việc đầu tiên là chúng ta suy xét vị trí của nền văn hóa hiện tại trên phương diện tâm linh. Sau đó, chúng ta xem xét một số câu hỏi: Như trong bài viết thứ hai chúng ta đã tìm hiểu tại sao lại có sự tồn tại; trong bài viết thứ ba, chúng ta đã thảo luận về một câu hỏi cá nhân hơn – Mục đích của cuộc đời ta là gì?
Chúng ta có thể nhận thấy rằng câu hỏi đầu tiên hỏi “tại sao” và câu hỏi thứ hai hỏi “cái gì”; Không ngạc nhiên, có lẽ, câu hỏi quan trọng thứ ba và cuối cùng là câu hỏi “làm thế nào”. Thật sự thì câu hỏi này thường là câu hỏi đầu tiên đối với nhiều người bởi vì nó mang tính cá nhân – hơn là câu hỏi không mang tính cá nhân và triết học về lý do tại sao lại có sự tồn tại, và thậm chí là câu hỏi chung chung về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
Vậy câu hỏi này là gì? Đầu tiên, tôi phải tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Ngôn ngữ tôi sắp sử dụng để mô tả câu hỏi này được nhấn mạnh theo các thuật ngữ có vẻ là của Cơ Đốc Giáo, nhưng sự nhấn mạnh này là do đức tin Cơ Đốc Giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa phương Tây. Những gì tôi tổng hợp rút ra ở đây là nhận xét rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới đều tìm cách đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này; trên thực tế, tất cả các tôn giáo không chỉ tìm kiếm mà còn tồn tại để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Nếu họ không làm như vậy, khó có thể tưởng tượng được họ có thể hoặc sẽ tồn tại lâu dài như vậy.
Câu hỏi về ‘Làm thế nào’
Trực tiếp nhất, câu hỏi được diễn đạt theo cách này: Làm thế nào tôi có thể được cứu? Kể từ buổi bình minh của nhân loại, chúng ta đã có một cảm giác, một ý niệm, một nỗi kinh hoàng sâu sắc rằng thế giới không nên như nó đang là, rằng cuộc sống của con người không nên như vậy, rằng theo một cách nào đó chúng ta đã rơi rớt từ thế giới tốt đẹp và hoàn hảo mà chúng ta nên ở đó, xuống một nơi hỗn độn nào là COVID, Ukraine, chính trị tồi tệ, và nhiều thứ khác nữa như chúng ta đang trải nghiệm hiện tại cũng như mọi thời đại cuối cùng cũng đều trải qua.
Các vị thần có thể sống ở một thế giới Olympia thánh khiết, chứ không phải con người chúng ta. Một đặc điểm chung của các thần thoại trên khắp thế giới là chúng chứa một số phiên bản của ý tưởng về một Thời kỳ Hoàng kim đã sớm biến thành Bạc, thành Đồng, và cuối cùng là thời đại xấu xa nhất, Thời đại đồ Sắt, tình huống hiện tại của chúng ta. Theo kinh điển Ấn Độ giáo, các thời đại là theo chu kỳ nhưng có bốn chu kỳ và chúng tương đồng với quan điểm của người Hy Lạp. Và ngay cả Kinh Thánh cũng nói về sự suy thoái của các đế chế theo cách bốn cấp độ như thế (chẳng hạn như giấc mơ của Nebuchadnezzar trong sách Daniel chương 2).
Câu hỏi về “làm thế nào tôi có thể được cứu” cắt nghĩa tận gốc ý nghĩa của việc trở thành người, vì điều đó ngụ ý trong chính công thức của nó rằng con người không thể tự cứu mình. Không có sự tiến hóa vô hạn mà qua đó chúng ta được định sẵn để chinh phục bệnh tật, cái chết, hoặc thậm chí là bản chất con người của chúng ta. Một số người, chẳng hạn như ông Elon Musk và những người ở Thung lũng Silicon, dường như nghĩ rằng họ có thể làm được (theo cách mà họ xem là “triết học siêu nhân loại”).
Tuy nhiên, nhà triết học vô thần ‘sáng chói’ John Grey đã bày tỏ điều đó theo cách sau trong cuốn sách “Dị Giáo” của mình:
“Chúng ta kế thừa từ triết học Hy Lạp niềm tin rằng tri thức là sự giải phóng, nhưng huyền thoại về sự Sa ngã trong Kinh Thánh gần với sự thật hơn.”
Nói cách khác, sức mạnh giải thích hoặc suy đoán của các huyền thoại về sự Sa ngã – có thể là Vườn Địa Đàng, câu chuyện nổi tiếng nhất, hoặc các hình thức khác nhau của Thời đại Con người – hấp dẫn hơn nhiều trong việc giải thích tại sao thế giới lại như vậy. Kiến thức, học tập, giáo dục và những thứ như thế sẽ không cứu được thế giới hay thậm chí là cá nhân.
Mặt khác, các tôn giáo buộc mỗi cá nhân phải quay vào bên trong chính mình và đối diện với chính mình. Những người chân thành làm điều này tìm thấy rằng bản thân mình đang truy cầu.
Về căn bản, đây là tình trạng của con người; và trong các thuật ngữ thế tục, duy vật, và vô thần, nó là vô vọng. Nhà tư tưởng Thomas Hobbes’s đã nói rằng cuộc sống là “đơn độc, nghèo nàn, tồi tệ, tàn bạo, và ngắn ngủi.” Nếu chúng ta chấp nhận tuyên bố đó, thì tất cả các phương cách theo khuynh hướng thế tục đều không thuyết phục đối với đại đa số mọi người. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng trên khắp thế giới, đa số mọi người có những niềm tin tôn giáo, và những người này trải nghiệm sâu sắc những lợi ích về tâm lý và thể chất. Ví dụ, theo trích dẫn Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003, giáo sư xã hội học Phil Zuckerman đã tuyên bố: “Liên quan đến tỷ lệ tự tử… điều thú vị là… trong số 9 quốc gia còn lại hàng đầu [không bao gồm Sri Lanka] dẫn đầu thế giới về tỷ lệ nam giới tự tử, tất cả đều là các quốc gia thuộc Liên Xô/Cộng sản cũ, chẳng hạn như Belarus, Ukraine và Latvia. Trong số mười quốc gia có tỷ lệ nam giới tự tử thấp nhất, tất cả đều là những quốc gia có tôn giáo cao với mức độ vô thần tự nhiên không đáng kể về mặt thống kê.”
Trong cuốn “Our Culture, What Left of It” (“Văn hóa của Chúng ta, Còn lại Điều gì”), nhà phê bình văn hóa người Anh Theodore Dalrymple viết: ‘Việc mất đi sự hiểu biết từ góc độ tâm linh về thân phận con người – rằng con người là một sinh mệnh sa ngã mà đối với họ đức hạnh là cần thiết nhưng không bao giờ có thể hoàn toàn đạt được – [sự hiểu đó] là một điều mất mát, chứ không phải là thành tựu, theo một quá trình thực sự phức tạp.” Và mất đi sự hiểu biết này sẽ ngày càng dẫn nhiều người đến tai họa đánh mất linh hồn của chính họ; đó chắc chắn là đại họa nhất có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ trước đến nay.
Toàn bộ nhân loại đều nhận ra khả năng này, và đã luôn nhận ra: Những câu chuyện của chúng ta về ông Faust, người giao kèo với ma quỷ, có thể thức tỉnh mọi lứa tuổi ở mọi nơi trên toàn cầu. Nhưng hơn cả các thỏa thuận với quỷ, chúng ta nhìn thấy và gặp gỡ mọi người – đôi khi trong chính gia đình của chúng ta và giữa những người bạn của chúng ta – những người mà chúng ta nhận ra, một cách bi thảm, đã “lạc lối.” Họ đã đi sai đường, và có vẻ như họ không thể phục hồi hoặc quay trở lại con đường đúng. Dante đã thể hiện điều này một cách mạnh mẽ nhất trong khổ thơ mở đầu của Thần Khúc (“Divine Comedy”) nổi tiếng của ông, nơi ông nói về “cuộc hành trình của cuộc đời chúng ta” rồi lạc lối trong “một khu rừng tối.”
Câu hỏi quan trọng nhất
Sau đó, nếu đây là trường hợp mà tôi thực sự tin tưởng, câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể được cứu?” là rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Theo thuật ngữ trong Phật giáo, chúng ta cần được luân hồi chuyển kiếp, là một chu kỳ của cuộc sống trôi dạt, lang thang, hoặc sống trần tục không mục đích, đến niết bàn, nơi thường được hiểu là có sự yên tĩnh hoàn hảo, tự do và hạnh phúc cao nhất. Quá trình này không tự động xảy ra khi người ta chết. Tương tự, đối với mọi tôn giáo, kể cả những tôn giáo không còn tồn tại (như tôn giáo Ai Cập cổ đại hoặc tín ngưỡng Bắc Âu về Odin và Valhalla), câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để được cứu và tránh khỏi địa ngục. Nhấn mạnh một cách tích cực hơn, đó là: Làm thế nào để chúng ta đến được thiên đường (Isles of the Bless)?
Nói một cách hài hước, câu hỏi này, thể hiện ‘quan điểm’ tích cực, thực sự nắm bắt được vị trí hiện tại của chúng ta trong nền văn hóa phương Tây, bởi vì các ngành công nghiệp tỷ dollar lại đưa ra những câu trả lời vô tận cho một câu hỏi hơi khác một chút: Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc trong cuộc sống này ?
Và mọi người đều muốn biết làm thế nào! Một cuộc khảo sát hấp dẫn về tất cả hoạt động này có trong cuốn sách năm 2016 của nhà phê bình xã hội William Davies, “Ngành công nghiệp hạnh phúc”. Nhan đề của nó đã nói lên tất cả: Nắm bắt mong muốn được may mắn của mọi người, còn được gọi là “hạnh phúc”, là một ngành công nghiệp. Những gì chúng tôi nhận được là một mớ hỗn độn các ý tưởng tự tạo. Như ông Davies đã nói: “Tâm lý của việc tạo động lực trộn lẫn với sức khỏe thể chất, đôi khi dựa trên những hiểu biết của các huấn luyện viên thể thao và chuyên gia dinh dưỡng, pha chế thêm vào đó là những tin đồn về khoa học thần kinh và các phương pháp thiền định của Phật giáo.”
Điều này đưa chúng ta quay lại với bài viết đầu tiên trong loạt bài này, ở đó tôi lưu ý rằng việc cố gắng trả lời vấn đề duy nhất trong cuộc sống này — tránh những câu hỏi về tâm linh và hiện sinh (existential) — là nguyên nhân chính gây ra đau khổ của chúng ta. Trớ trêu thay, khi chúng ta hành động để tránh đau khổ, lại càng khoét sâu lên!
Nhà thần học Henri Nouwen trong cuốn sách “Thầy thuốc Bị thương” đã nhận xét một cách chính xác: “Ai có thể thoát khỏi đau khổ mà không cần tiến nhập vào nó?”
Vì vậy, câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể được cứu, chỉ có thể được trả lời bằng cách “tiến nhập vào nó.” Đau khổ dường như đối lập với cuộc sống hạnh phúc, thành công mà tất cả chúng ta thực sự mong muốn. Tuy nhiên, nhà phân tâm học người Mỹ James Hollis đã nói trong “Tìm kiếm ý nghĩa trong Nửa Sau Cuộc đời”: ‘nếu không có thêm sự nhận biết về chịu khổ, chúng ta không bao giờ có thể tìm thấy chiều sâu hoặc ý nghĩa, không bao giờ thực sự phát triển, và không bao giờ thực sự thay đổi cuộc đời của chúng ta.”
Tất nhiên, chấp nhận chịu khổ, tin vào một điều gì đó có vẻ điên rồ, sẽ đi ngược lại tất cả những gì mà nền văn hóa hiện tại của chúng ta đại diện cho nó. Tuy nhiên, khi chúng ta suy ngẫm về những truyền thống cổ xưa và sự thông thái được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới — cho dù vác thập tự giá và đi theo Chúa Giê-xu, theo Bát chánh đạo của Phật giáo, tuân theo Luật Môi-se, cũng như các quy định khác bên cạnh đó — chúng ta thấy rằng sự ước thúc, sự hạn chế ham muốn của chúng ta, và sự hy sinh bản thân vì người khác là gốc rễ của những gì họ dạy. Và thông qua sự dạy dỗ đó và đức tin vào lời dạy ấy (dù “lời dạy ấy” là của người sáng lập, các kinh điển, tu hành), chúng ta thực sự trở thành những người “được cứu.”
Tất nhiên, phần kết của tôi phải là như thế, và tôi không nói rằng tất cả các tôn giáo đều giống như nhau hay bình đẳng hay mọi con đường đều dẫn đến thành Rome, tôi nói rằng để được cứu, chúng ta phải đối diện với những đau khổ trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải rèn luyện tâm trí của mình để biết điều gì là chân lý, và khi đã làm như vậy, chúng ta phải tin tưởng, cam kết và hành động phù hợp.
Để được “cứu” là đi trên con đường ít người đã đi qua.
Phần 1/4, “Nhìn lại năm 2021 trong Tháng của Thần Janus: Từ bỏ mục đích sống vì cảm xúc của chúng ta,” xem xét cách chúng ta có xu hướng nhìn vào trạng thái thể chất và cảm xúc hơn là tâm linh của chúng ta. Phần 2/4, “Tầm quan trọng của câu hỏi: Tại sao chúng ta tồn tại?” thảo luận rằng nếu chúng ta thực sự suy ngẫm về câu hỏi này, chúng ta nhận ra rằng bản thân sự sáng tạo rõ ràng là tốt lành. Phần 3/4, xem xét câu hỏi về mục đích sống của chúng ta.
Ông James Sale đã có hơn 50 cuốn sách được xuất bản, gần đây nhất là cuốn “Mapping Motivation for Top Performing Teams” (Routledge, 2021). Ông đã được đề cử cho Giải thưởng Pushcart thơ 2022, giành giải nhất trong cuộc thi thường niên của Hội các nhà thơ cổ điển 2017, trình diễn tại New York vào năm 2019. Tập thơ gần đây nhất của ông là “HellWard”. Để biết thêm thông tin về tác giả và về dự án Dante của ông, hãy truy cập EnglishCantos.home.blog