Ông Tập Cận Bình tìm ra một cách khác để làm tổn thương triển vọng kinh tế của Trung Quốc
Đẩy các chi bộ cộng sản vào các công ty ngoại quốc sẽ cản trở sự phát triển
Đôi khi, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như quyết tâm cắt đứt Trung Quốc khỏi sự can dự của phương Tây và những công nghệ đã góp phần tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc. Danh sách những trở ngại đối với nguồn phát triển quan trọng này còn dài. Sự bổ sung mới đây nhất là quyết định của Bắc Kinh yêu cầu các công ty ngoại quốc ở Trung Quốc tổ chức các chi bộ đảng cộng sản trong cơ cấu quản lý của họ và trao cho các chi bộ đó quyền ra quyết định kinh doanh. Bằng cách thêm vào danh sách các gánh nặng đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, Bắc Kinh dường như đã vô tình quyết định áp đặt thêm một trở ngại khác đối với triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Danh sách các rào cản phát triển không ngừng tăng lên. Trên cùng là sự khăng khăng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với một định hướng kinh tế tập trung hơn về tổng thể, một hành động không thể không kìm hãm sự năng động của nền kinh tế. Danh sách này cũng bao gồm việc Bắc Kinh miễn cưỡng thực hiện các bước để giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào sức mua ngoại quốc bằng cách loại bỏ nền kinh tế khỏi trọng tâm xuất cảng. Để biết thêm chi tiết về những vấn đề này, hãy xem cuộc thảo luận này . Bắc Kinh cũng đã thực hiện các bước từ chối sự trợ giúp của các nguồn tài chính phương Tây đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc đang phải đối mặt với một khoản nợ rất lớn đang phải gánh chịu. Để biết chi tiết về vấn đề này, hãy xem bài viết này và bài viết này. Quy tắc mới nhất yêu cầu các chi bộ đảng vừa mới thêm vào danh sách này.
Yêu cầu về chi bộ cộng sản đã xuất hiện từ Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, tương đương với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).Qui định này sẽ yêu cầu các nhà quản lý quỹ thuộc sở hữu ngoại quốc, mà chỉ mới được mời vào Trung Quốc gần đây có lẽ để nâng cao sự chuyên nghiệp và công nghệ tài chính của quốc gia này, phải phù hợp với các chi bộ đảng cộng sản khi hoạt động ở Trung Quốc. Nói theo cách này, sự áp đặt có vẻ tập trung một cách rất hẹp, có lẽ bởi vì các nhà quản lý quỹ này dường như đã được miễn yêu cầu hợp tác với một công ty Trung Quốc. Nhưng các dấu hiệu cho thấy áp đặt này có thể không phải là kết thúc. Trong một số năm nay, các cuộc thảo luận đã lan truyền về việc áp đặt mộ quy tắc chung hơn kiểu này đối với tất cả các doanh nghiệp ngoại quốc hoạt động tại Trung Quốc, mà hầu hết trong số đó đã có đối tác Trung Quốc.
Mặc dù được ban hành thông qua cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc, quy tắc này phản ánh tuyên bố vào tháng 09/2020 từ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản. Trong một bài văn xuôi điển hình của các chính phủ cộng sản, quy tắc này có tựa đề: “Ý kiến về việc Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới.” Như đã nói, nỗ lực này dường như nhằm mục đích gia tăng ảnh hưởng của Trung Cộng trong các quyết định kinh doanh. Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng rằng nỗ lực này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định ở các công ty ngoại quốc, nhưng có một chỉ số nằm ở việc một số công ty Trung Quốc, và không nhất thiết thuộc sở hữu nhà nước, đã chỉ đạo hội đồng quản trị của họ “xin ý kiến của nhóm lãnh đạo đảng tại công ty ”trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào.
Các công ty Mỹ và các công ty ngoại quốc khác ở Trung Quốc từ lâu đã chống chọi với sự can thiệp từ các đối tác Trung Quốc và Bắc Kinh. Các khiếu nại hàng đầu của họ liên quan đến việc Bắc Kinh khăng khăng rằng bất kỳ công ty ngoại quốc nào hoạt động tại Trung Quốc đều có đối tác Trung Quốc và chuyển giao cho đối tác đó tất cả công nghệ và bí mật kinh doanh. Những quy định như vậy và những lời phàn nàn của các công ty Mỹ đã buộc Quốc hội Mỹ phải xem xét các đạo luật để hạn chế sự can dự của Mỹ vào Trung Quốc. Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, hãy xem cuộc thảo luận này. Cho đến nay, các nhà quản lý quỹ của Mỹ vào Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận nào, nhưng khó có thể tưởng tượng rằng một số nhà quản lý sẽ vui vẻ tham khảo ý kiến của một chi bộ đảng về các quyết định kinh doanh. Nhiều người có thể quyết định rằng sự tiếp cận với thị trường Trung Quốc dù sao cũng đáng để bận tâm. Ngay cả khi đó, các nhà quản lý sẽ lo lắng về sự phân chia luật pháp ở Hoa Kỳ. Quản lý quỹ theo sự chỉ đạo của các chi bộ cộng sản nội bộ có thể khiến các cổ đông Mỹ tuyên bố một sự vi phạm nghĩa vụ ủy thác quản lý là hành động chỉ vì lợi ích của của cổ đông.
Một mình yêu cầu chi bộ đảng mới này có lẽ không đủ để cản trở việc các doanh nghiệp ngoại quốc và thậm chí cả các nhà quản lý quỹ đang tìm cách tiếp cận với thị trường Trung Quốc. Các nhà quản lý quỹ có thể tìm cách để lách các nghĩa vụ ủy thác (với cổ đông). Nhưng cùng với danh sách ngày càng gia tăng các gánh nặng khác do Bắc Kinh áp đặt, nhiều công ty ngoại quốc có thể cân nhắc lại lợi ích của việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc. Điều đó sẽ đi ngược lại lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Ngay cả Khái niệm Phát triển Mới (NDC) của ông Tập cũng công nhận giá trị của các liên doanh ngoại quốc và khuyến khích các liên doanh này. Để biết thêm về điều này, hãy xem bài viết này. Rõ ràng là ban lãnh đạo Trung Quốc đang làm việc với nhiều mục đích khác nhau hoặc nhiều khả năng hơn là theo một cách tiếp cận của những người tin tưởng thực sự đối với chủ nghĩa cộng sản, bất kể cách tiếp cận này ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Niên Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống”).