Phong giao chia loại và diễn nghĩa IV
Tiếp theo của phần III
Vì chàng, thiếp phải mua mâm,
Những như thân thiếp bốc ngầm cũng xong.
Vì chàng, bát đũa nghênh-ngang,
Những như thân thiếp bày sàng cũng xong.
Vì chàng, thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp thì mua vài đồng.
Thể phủ. Đây tả người vợ tốt có tâm-hồn giản-dị mộc-mạc, quên hẳn phần mình, chỉ biết hi-sinh vì chồng thôi. Những lúc chồng vắng, nàng có thể sinh-hoạt một cách rất đơn-giản, rất sơ-sài, không bày-vẽ gì cả. Bữa ăn, nàng đặt cơm và đồ ăn lên trên cái sàng đan bằng tre, chẳng cần nghênh-ngang ca-cách nào mâm, nào bát, nào đũa cho phiền-phức làm gì, rồi nàng có thể tiệp-diệp mà ăn bốc-bải cho xong bữa. Nhưng, bây giờ vì có chàng, người chồng mà nàng quí-trọng như khách, nàng phải thay-đổi lại cuộc sinh-hoạt, bày-đặt bữa ăn cho đàng-hoảng; mâm chỉnh- tề, đũa bát nghênh-ngang cho ra tuồng, ra vẻ, chứ không thể quá “cự giản, hành giản” như khi nàng sống một mình được.
Còn hai câu cuối ? Ý nói nàng khi nào muốn có cua để nấu canh hay nấu riêu, chỉ cần làm một phương-pháp rất giản-tiện là: bỏ ra vài đồng tiền, mua lấy mớ cua dù ít mấy cũng đủ. Nhưng, khi có chồng, nàng phải chiều chồng, thân đi bắt cua kiếm lấy một bữa cho thật đầy-đủ để làm thỏa-mãn ý chồng.
Đó, phụ-nữ bình-dân có cái đức-tính cao-quí, suốt đời tận-tụy vì chồng là thế !
?
Chồng ta, áo rách, ta thương ;
Chồng người, do gấm xông hương, mặc người.
Thể phú. Hai câu này, ở Trung-kỳ, nhất là ở miền Quảng nam, thường hay truyền tụng. Nó cũng giống nghĩa những câu “ chồng người xe ngựa, người yêu; chồng em khố đũi, em chiều, em thương” như đã giải-thích Tri-Tần số 15, trang 13,
?
Đói lòng, ăn đọt móc, rau lê,
Tìm nơi ân-hậu, hơn bề giàu sang.
Thể phú. Đọt là nõn, là búp. Móc là câu móc, ở đàng trong, nhiều người thường hái những búp cây móc mà ăn, mặc dầu nó không ngon mấy.
Lê là một thứ rau không ngon. Trong chữ nho có tiếng “lê hoắc” chỉ về cảnh sinh-hoạt nghèo-khổ, sống bằng rau rửa đạm-bạc.
Ý hai câu này: Một người con gái có đức tính mộc-mạc giản-dị muốn tìm hạnh phúc hoặc ở túp lều tranh, hoặc ở luống cây, hoặc ở cánh bè hàng “van” (làng chài), dù phải ăn rau rưa trong khi bụng đói, miệng thèm, nàng cũng cam lòng, miễn có ái-tinh chân-thật, mặn-mà, được hưởng lạc-thú yên-ổn, ấm-áp và hiền-hậu. Thế là đủ. Như vậy, nàng cho là còn cao-thượng hơn những nơi giàu sang mà khinh-bạc, kiêu-căng, rẻ người, rẻ của, không có chân hạnh-phúc và sinh-thú. Theo ý nàng, nếu tìm được những nơi có ân-ái trung-hậu, thi dầu có phải rốc chén “nghèo khổ”, có phải ăn đọt móc, rau lê cho đỡ đói lòng, nàng cũng vẫn được vui vẻ, sung-sướng, hả-hê vì đã treo được đến nơi tuyệt-đỉnh của cuộc đời lý-tưởng,
?
Giàu thì cơm gạo bổ lao,
Khó thì đánh điếu thuốc lào cầm hơi!
Thể phú. Bổ lao nghĩa là bổ sức cho khỏi nhọc-mệt. Cầm hơi nghĩa là cầm-giữ cho còn hơi-sức.
?
Áo anh đứt khuyết, đứt khuy,
Quần anh đứt đũng lấy chi hoa hòe
Thể phú Khuyết là cái vòng nhỏ quấn bằng chỉ hoặc lộn bằng vải đề đóng cúc hay khuy. Khuy, có thử tết bằng vải, có thứ làm bằng chì, đồng, vàng, bạc, hoặc hổ-phách. Ngày nay người ta lại làm khuy bằng xương, bằng ngà bằng thủy tinh, bằng nhựa, bằng sứ, v.v… Người “đàng trong” thường kêu khuy là “nút”, nên có cấu phong-dao rằng: “Trăm năm, lòng gắn, dạ ghi, dù ai đem nút bạc đồi khuy chì cũng không !”. Đũng là chỗ hai thân quần giáp nhau ở phía trên hai ống: Hoa hòe là hoa của cây hòe, màu-sắc vàng-vàng óng-ánh. Có khi đi một mình nhưng thường đi đối với ‘hoa sói” làm thành tiếng thành-ngữ chỉ về những cái đẹp-đẽ, hào-nhoáng, văn-hoa…
Để tả một anh học-trò nghèo sống trong cảnh giản-dị mộc-mạc: áo thì đứt khuy khuyết, quần thì rách đũng, có vẻ lam-lũ, lôi-thôi… Trong con mắt của bạn gái, chàng chẳng có gì là mỹ quan cả !
Phải, cái cảnh hàn-nho ngày xưa như thế là thường. Chính tôi đã được nghe một chuyện; Một cụ đồ kia, nhà nghèo, mẹ già, rất thiếu-thốn về phần vật-chất. Từ quê lên thi hương trên trường Sơn-tây, cụ dường bị cắt da trước những “lưỡi dao” gió đông ác-nghiệt !. Áo lại đứt khuy khuyết ! Dọc đường, cụ phải xuống ruộng, nhặt lấy cọng ra mà buộc áo. Cụ liền nhận được câu ví trào-phúng của cô xã đang làm đồng: “Áo rách chẳng ai va cho, lấy rơm buộc túm để bò đuổi theo !”
Nhưng cô ta có ngờ đâu chính anh chàng không có chi là “hoa hòe” kia lại đậu cử-nhân thứ ba của khoa hương ấy.
HOA-BẰNG