• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 01/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Thử viết việt nam văn học sử VI

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ tư, 13/01/2021
bigger smaller Báo lỗi

Tiếp theo của phần V

TIẾT NĂM 

Những lối văn vần Trung Hoa thuộc trong phạm vi văn học Nam Việt 

Xưa kia, người mình học chữ tàu, công nhận văn tàu như của “sở hữu”. Các tác phẩm của các cụ hầu hết viết bằng văn tàu cả.

Đối với thứ văn “An Nam hóa” đã hơn 2 nghìn năm đó, ta nay há lại không nên để làm nghiên cứu cho biết cội rễ nó ư ?.

Cũng như quốc văn và văn các nước khác, văn tàu gồm có hai lối; văn vần và văn xuôi. 

Văn xuôi tàu không phức tạp và phiền lối bằng văn vần. Văn thể nó cũng giống văn nôm ta xưa, chắc nhiều người đã biết; tưởng không cần phải giới thiệu ra đây.  

Còn văn vần tàu: Đã nhiều Văn thể nó cũng giống văn nôm  ta xưa, chắc nhiều người đã biết; tưởng không cần phải giới thiệu ra đây:

Ad

Còn văn vần tàu ?. Đã nhiều lối, lắm thể, lại chiếm một địa vị quan trọng trong văn giới ta. Vì từ khi Hàn Thuyên phất cờ  tiên phong trên đàn quốc văn đến giờ, các thơ, phú nôm làm theo lối tàu đã nghiễm nhiên thành một hạng con lai trong | làng văn Nam Việt. Nó nhuần thấm trong óc nhà văn ta, nó thêu nên những bức tranh hoặc cảm động, hoặc mơ màng, hoặc hùng tráng khiến cho nhiều người đã phải vì nó mà ngây ngất, mà phấn khởi, mà dào dạt cõi lòng.

Lối văn vần đỏ tôi kêu là “văn vần lại tàu” để phân biệt với “ văn vần tổ truyền” như lối ca dao hoặc lối lục bát hoặc lối lục bát giản thất của ta và puán biệt với “văn vần lại tây” tức lối thơ mới bây giờ.

Lối “văn vần lại tàu” này nó đã lập được nhiều công lao trong thời dĩ vãng, ta không nên phụ. Vậy nay nghiên cứu vấn đề này tưởng cũng là một việc cần làm trong phạm vi Việt Nam văn học sử. 

I) Ca. – Những bài ca phư Nam phong, Khánh văn, Nguyên  thủ, Ngũ tử đều là những bài ca tối cổ trong làng văn vần Trung Hoa,

Bài ca Phượng hề, bài ca Ninh thích (1) và bài ca Dương Châu (2) đều đơn sơ, mộc mạc, có vẻ cổ phong. 

Hạng Vũ, khi bị vây ở Cai Hạ, phần cảm khái cái bước anh hùng mạt lộ, phần thương tiếc quyến luyến mỹ nhân. Ngu Cơ, có làm một bài ca, tuy chỉ vỏn vẹn cỏ bốn câu, 28 chữ (mỗi câu 7 chữ), nhưng rất hùng. rất bi tráng.

Hán Cao Tổ (Lưu Bang), cũng tỏ được cái khí cốt hào hùng, diệt Tần, phá Sở trong bài ca Đại phong.

Bài ca Sắc lạc của đời Hán được nhà học giả Lại Sơn Dương rất yêu khen: “ Chỉ có 27 chữ, vậy mà gồm đủ cả lối tam ngôn, tứ ngôn, thất ngôn; lời văn lại có vẻ như mây, gió”.

Trong tập Sở Từ của Khuất Nguyên, chí sĩ kiêm thi sĩ nước Sở, cũng có nhiều bài ca, như bài Sơn Qui chẳng hạn. Chính Tư Mã Thiên, một nhà sử học đời Hán, đã phê bình về lối văn déo dắt âm ly ấy của Khuất rằng: “ Văn gọn gàng, lời sâu nhiệm”.

Bài Trường Hận Ca của thi sĩ Bạch Cư Dị tuy gọi là ca, nhưng cũng làm như lối thơ thất ngôn. Bài ấy dài lắm ! Một bài có tới 120 câu, mồi câu 7 chữ, cộng thành 840 lời. Suốt bài tác giả thay đổi đến 31 khổ vần, cả bằng lẫn trắc xen nhau. Văn viết một hơi rất mạnh !.

II) Thơ. – Muốn khảo về  thơ, phải dò đến bộ Kinh Thị là một tổng tập thi ca đời xưa của Tàu. Nội dung kinh Thi chứa những câu ca, bài hát ở nơi thôn đã, chốn triều đình. Tất cả có tới 300 bài, đại để là lối tứ ngôn cả. Tựu trung thỉnh thoảng cũng có một đôi câu hoặc ba, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy, hoặc tám, hoặc chín chữ xen vào trong khoảng những câu tứ ngôn, song đó là số rất ít.

Thơ tứ ngôn là một lối phổ thông từ cuối đời Thương tới giữa đời Châu. Phần nhiều là những bài ngắn, nhưng cũng có bài một chương dài đến 22 câu như bài Na trong Thương tụng.

Ad

Theo lối từ ngôn này, thì dễ đặt thành câu, nhưng khó bề biến hóa ngang dọc được. Vậy nên, theo trình tự tiến hóa của văn học, tự nhiên thơ phải tăng số chữ trong câu lên. 

Lối thơ ngũ ngôn phát nguyên từ đời nào ? Có nhiều | thuyết khác nhau:

Mao Nhất Tưởng nói: “Thơ ngũ ngôn phát nguyên từ Quốc phong (trong bộ kinh Thi), mở rộng ở Ly-tao, tỏ sáng ở Tô, Lý, thịnh đạt ở Tào, Lưu…)

Nghiêm Vũ nói: “Thơ ngũ ngôn mở đầu từ Lý Lăng. Vì lối thơ ấy hưng thịnh ở đời Hán, nên mới gọi là “cổ thị”.

Ad

Nhưng, trái với bài thuyết trên, Cố Thực, học giả Trung Hoa, đã, đoán định ở cuốn “Trung Quốc văn học sử đại cương”, trang 142, rừng: “… Thơ ngũ ngôn quyết không bắt đầu từ Tô, Lý, song chừng thành lập ở đầu hoặc giữa đời Hán Võ Đế”,

Lối ngũ ngôn cổ phong không cần đổi nhau, có thể làm dài

được. Như khi Lý Bạch say rượu, cưỡi ngựa đi từ Quảng Bình đến Hàm Đan hàng 60 dặm đường, có làm bài “Đăng thành lâu, lãm cổ thư hoài”  theo lối ngũ ngôn cổ phong, dài tới 40 câu.

Khoảng đời Tề, Lương, có bài  “Khổng tước đông nam phi” cũng viết theo ngũ ngôn: cổ phong này, dài tới 1.700 chữ,  Ngũ ngôn luật là lối thơ năm chữ một cân, nhưng bó buộc theo luật.

Theo Hồ Ứng Lân, thì lốii thơ này gây ra từ đời Tề, Lương, rồi cực thịnh ở đời Đường.

Trần  Quy  Ngu cũng cho rằng: Về lối ngũ ngôn luật, bọn Hà Tốn, Dũ Tín, Từ Lăng mở mang đường lối; đến các nhà thơ đầu đời Đường… thì chế tác đã đầy đủ lắm.

Thơ thất ngôn có hai lối: cổ phong (thất ngôn trường cổ thiên cũng thuộc lỗi này) và luật thi (thất ngôn tuyệt cú cũng thuộc lối này).

Lối thất ngôn cổ phong có thể viết dài không cần câu đối. Những bài Tương tiến tửu, Trường hận ca, và Tì bà hành v.v…. đều làm theo lối ấy cả.

Trước kia, thơ không có luật. Thi nhân có thể tùy ý phô diễn tính tình và tư tưởng bằng một ngòi bút tự do. Mãi đến đời Nam, Bắc triều mới nảy ra cái lối thơ có luật. Dần dần đến đời Đường thì lối thơ luật đó được thành lập một cách chắc chắn và càng ngày càng thịnh hành. Vì vậy, người sau mới kêu là lối Đường luật. 

Luận về lối thất ngôn luật, Cao Lệ có nói: “Thất ngôn luật thì lại là biến thể của thơ ngũ ngôn. Trước đời Đường lối thất ngôn lệ cú của Trầm Quân Du đã nhóm gây luật thể rồi. Đến đầu đời Đường thì mới chuyên luyện lối thơ ấy…”.

Chi Ngu viết trong “Văn chương lưu biệt” rằng: Thường thường cổ thi đều làm theo thể tứ ngôn, thỉnh thoảng trong khoảng tứ ngôn, mới xen vào một hai câu hoặc tạm ngôn, hoặc ngũ ngôn, hoặc lục ngôn, hoặc thất ngôn, hoặc bát ngôn, hoặc cửu ngôn. Đời sau mới suy diễn ra làm thành bài. Lối ngũ ngôn, thất ngôn phần nhiều dùng ở trong bài nhạc, bản hát của phái trèo bát (Nghệ văn loại tu, 56). 

Từ tứ ngôn đến thất ngôn, thơ tàu đã trải qua những bước lịch trình khá dài. Để giúp cho công việc khảo cứu được rộng thêm, tôi xin dẫn lời của nhà học giả Cổ Thực: 

“Tứ ngôn, phải cái đặc và trẻ ! Thêm một chữ vào, làm ra ngũ ngôn, thì thấy trôi chảy và đẹp đẽ ngay. Thêm vào ba chữ thì lại tỏ ra trôi chảy hơn, đẹp đẽ hơn nữa. Lại từ một mặt khác mà xem, thì ngũ ngôn là lối thơ triết trung các hình thức của hai lối thơ Nam, Bắc và có tính chất phổ thông. Đời thượng cổ, 1ối thơ từ ngôn của phương Bắc đã thường thường có thêm số chữ lên rồi. Lối đặt câu trong những bài phú của nước Sở ở phương Nam lại nhiều danh từ, ít động từ, giá cứ bỏ chữ “ hề ” trong những câu đặt từ năm chữ trở lên, thì tức là thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn đó. Vậy thơ ngũ ngôn được ra đời, có thể nói, là dựa theo sự tiến bộ của thời thế và là cái khối đúc lại bình thứ hai lối thơ Nam, Bắc.

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

(1) Ninh Thích chăn trâu, có một bài đề tỏ tâm sự mình, liền được Tề Hoàn cất dùng. 

(2) Dương Châu làm giùm Qúy Lương, bạn mình, một bài ca đã khuyên giải các con của Lương đừng than khóc và đừng chạy thuốc trong khi Lương đau nặng.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin