Thử viết Việt Nam văn học sử XII
Tiếp theo của phần XI
Tiết bốn: Kết luận văn học thời Bắc thuộc
Trong vòng hơn một nghìn tám (1), Việt-Nam bị Tàu đặt làm quận huyện. Về mặt văn học, lẽ tất-nhiên ta phải chịu họ chi phối. Trong khoảng thời gian đó, hán căn nhờ thế-lực chính-trị và tôn-giáo, dần dần thẩm thấu vào óc người Nam rồi chiếm được địa-vị chủ.
Còn Việt-văn trong hồi đó ? Ta có thể đoán: bấy giờ, đứng vào địa vị phụ thuộc, nó bạn với nông dân, tang-nữ. Nó thâm-trầm, sâu sắc, gieo mạnh cảm tình và tư-tưởng bóng bẩy, xa xôi vào lòng người mình, gợi cái quan-niệm nồng-nàn thiết-tha về quốc-gia, dân-tộc. Nó dung hòa với hán-văn, gây thành ột cuộc đồng hóa rực-rỡ, tốt đẹp trong văn-học giới Nam-Việt.
Chữ nôm phải chăng được sáng chế từ hồi Bắc-thuộc.
Có người nói: chữ nôm do Sĩ-Nhiếp (187-225) đặt ra để dạy người mình tiện học chữ hán (2). Đến lớp thuộc Đường (621-906) đã thấy người tà dùng hai chữ “Bố cái” (3) là văn nôm mà chép tên hiệu Phùng-Hưng.
Về vấn-đề này, tôi đã nói sơ ở chương thứ nhất. Nây xin nói kỹ cho rõ thêm:
Nếu bảo chữ nôm là do người Tàu sáng chế ở hồi Bắc thuộc để dễ-dàng trong việc cai trị và truyền-bá hán-học ?. Thật khó tin !.
Nếu bảo chữ nôm là do Sĩ Nhiếp đặt và !. Cũng khó đủ chứng cớ !. Vì những lễ này:
Người Tàu, trước khi Âu-hóa, vẫn giữ bộ ốc bảo thủ, nên đối với văn-ngôn là thứ văn bác-học họ cứ khư khư giữ mái cho tới năm Trung-hoa Dân quốc thử tám (1919). Toàn quốc giáo dục đại hội mới công nhận dùng bạch-thoại làm văn dạy trong các trường học của Tàu. Đủ biết người Tàu ngày xưa không quan-tâm đến việc phổ-thông giáo dục, ta không chú trọng tới lối văn bình-dân. Ở nước Tàu là chính-quốc còn như vậy, huống chi đối với An-nam, một lĩnh thổ xa-xôi này?. Và suốt đời Bắc thuộc, nào ai tìm thấy được chút dấu tích chữ nôm ?.
Những lương-lại Tàu có công trong việc truyền dạy hán-học phần nhiều đều ở lâu năm bên này cả, nhất là Sĩ-Nhiếp lại hầu như người An-nam rồi.
Vì tổ-tiên ông tuy người Vấn-dương nước Lỗ (tỉnh Sơn-đông Tàu bay giờ, nhưng từ lớp loạn Vương-Mãng (8-25), lánh nạn sang ở nước Nam, đến Sĩ-Nhiếp đã được 1 đời. Như vậy Sĩ-Nhiếp nói tiếng nam có lẽ còn thạo hơn nói tiếng tàu. Thế thì, trong khi dạy người Nam học-tập hán-văn, ông rất dễ dàng mà nói, mà giảng bằng tiếng việt, còn có cần chi phải đặt ra thứ chữ nôm để đánh dấu nữa ?.
Ngay như lớp trước, cách đây trên dưới 30 năm, các cụ dạy học chữ nho, chỉ bắt học-trò, chữ nào nghĩa ấy, phải học thuộc lòng, chứ không cho biên hay đánh dấu chữ nôm hoặc chữ quốc-ngữ ở bên chữ hán. Một vì, đối với chữ nho, các cụ kính-trọng như thần minh, không dám để học-trò làm cái việc mà các cụ cho là tiết-mạn ấy, hai vì các cụ sợ học-trò yên trí rằng đã chua nghĩa rồi, không chịu học kỹ, sẽ có cái nạn mau quên.
Nay căn-cứ ở một vài chữ như chị “Bố cái” mà bảo đời bấy giờ đã có chữ nôm rồi, thì thật chưa đủ. Vì, trên mặt sử sách cũ, những chữ địch âm như thể là thường: Sử Tàu dùng mấy chữ “đạt lỗ hoa xích” để chi về chức chưởng ấn quan của Mông-cổ ; trong kinh Lăng-Nghiêm có bài chú Lăng-Nghiêm rất dài dịch theo âm chữ phạm, trông chẳng khác gì chữ nôm. Như vậy ta có thể cho chúng nó giống cái trường-hợp chữ “Bổ cái” kia mà bảo chúng nó đều là chữ nôm được không?.
Thế thì, những thuyết cho chữ nôm là do người Tàu hay do Sĩ-Nhiếp đặt ra không có gì là vững vàng cả.
Vậy, chữ nôm ai đặt ra trước ?. Nó có từ đời nào?. Về việc này sử sách không thấy chép đến. Ngay như đối với Hàn-Thuyên, sử cũng chỉ chép ông khéo làm thơ phú nôm, chứ không chép ông đặt ra chữ nôm.
Nay tôi chỉ đảm phỏng đoán rằng chữ nôm được sáng chế sau khi thể phú nôm đã ra đời: Vì ở đời, trong cuộc sinh-hoạt đã cần đòi cái gì, bấy giờ người ta mới chịu hết sức suy nghĩ tìm cách để cung cấp cho cái đó. Đi săn ở rừng, cần nấu thịt nhưng không có nồi, tất người ta phải lột da thủ, rồi căng ra, cột vào bốn cái cọc đóng ở bốn góc để làm nồi. Cái guốc đi tuyết ở hán-đời, chiếc áo mỡ ở Tây-tạng cũng cùng một ý nghĩa đó thôi. Chịu chung một công lệ ấy, văn-tự ra đời chỉ là một món cung cấp cho sự cần dùng của hoàn cảnh, của trình độ và của cuộc sinh hoạt từng dân tộc và từng thời-đại.
Vây có thể đoán: chữ nôm bắt đầu được thành-lập từ đời Trần mà người sáng-chế có lẽ là Hàn-Thuyên..
CHƯƠNG THỨ BA.
Ngô-Đinh-Lê (989-1009)
Tiết một: Tổng Luận
Từ hồi Bắc-thuộc,nước Nam tuy đã có học chữ hán, nhưng chắc chỉ mới biết đại-khái và mặt văn-tự thôi, chứ chưa thật được ngó hết kinh điển của Nho giáo. Và, bên Tàu; vào đời Tần Thủy-hoàng (246-208 trJ.C.) ngùn-ngụt bốc lên ngọn lửa bài nho !. Sách vở, sót lại từ đống tro tàn, tất nhiên không thu truyền 880g đây cách đây đủ được. Đến Hán, phong-trào mộ Phật, cầu Tiên xô đẩy một thời (4). Đương đầu với đạo Nho, Phật, Lão cùng chiếm thế-lực giữa vòng người Tàu từ đó. Hán-võ-Đế (140-85 tr J.C) dầu muốn riêng tôn đạo Nho, công nhận nó làm quốc-giáo, song Phật, Lão vẫn ngấm ngầm có ảnh-hưởng khắp nội địa Tàu
Khi chịu chi-phối dưới văn hóa trung-hoa, Việt-nam mở cửa hoan-nghênh cả ba đạo đó.
Như trước đã nói, người mình từ đời Bắc-thuộc đã chịu phép báp têm làm tín đồ Phật rồi.
Trên những trang đầu bộ sạc “độc-lập”, còn in biết bao nhiêu dấu vết sùng Thiền: Đinh-Tiên-Hoàng phong Ngô-Chân-Lưu làm Khuông-Việt thái-sư Lê-Ngọa-Triều sai sứ sang Tàu cầu kinh Đại-Tạng. Rồi từ đó đạo Phật rất được người mình tín mộ tín-mộ. những người học rộng, biết nhiều đến xuất thân ở cửa Thiền cả. Ăn sâu tư-tưởng nhà Phật. các vị cao-tăng bấy giờ như Đỗ Pháp-Thuận, Ngô Chân Lưu và Vạn-Hạnh v.v. thỉnh thoảng ném vào làng văn một vài vần thơ đầy vẻ huyền diệu, cao siêu,. gây thành từ đó một cái phong-trào “Phật hóa” trong văn-học giới Nam-việt.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Kể cả hai lần Bắc thuộc.
2) Sách Đại nam quốc ngữ của Nguyễn văn San hiệu Văn-đa cư sĩ, đời Tự đức(1868-1883) có chép răng:
“Sĩ vương bắt đầu lấy tiếng tàu dịch ra tiếng ta, nhưng đến chữ thư cưu thì không biết ta gọi là chim gì, đến chữ dương đào thì không biết ta gọi là quả gì,
Trong bài “Chữ nôm nở quốc ngữ” của Sở cuồng Lê Dư, đăng ở Nam phong, có nói: “… Sĩ vương là người đất Quảng tin, quận Thương-ngô, thuộc về tỉnh Quảng Tây nước Tàu bây giờ, mà bên ấy từ xưa đã có một thứ tục tự hệt như thứ chữ nôm của ta, bắt đầu lấy những thi thư của Tàu dạy cho dân ta mới, suy theo lối chữ tục ấy bày ra cách chữ tôm của ta..
3) Có người thấy trong sử Tàu có chỗ chép dân An-nam gọi vua là “bì liên” bèn cho răng “bì liên” tức là bề trên viết theo chữ nôm của ta mà người Tàu không biết, nên mới tưởng là tiếng tôn xưng nhà vua. Rồi nhân thế, tin rằng chữ nôm đã có từ hồi Bắc-thuộc vì căn cứ ở hai chữ “bì liên” ấy. Như vậy cũng giống Trường hợp tin tưởng hai chữ “Bố cái” nói trên.