• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 01/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Thử viết Việt Nam văn học sử XV

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ năm, 11/3/2021
bigger smaller Báo lỗi

Tiếp theo của phần XIV

Văn-thể bức thư đó hơi theo lối biền ngẫu nhưng không bó-buộc câu nào cũng phải đối nhau và đối thật chỉnh. Về sau, bài chiếu thiên đô ra Thăng-long của vua Lý Thái Tổ cũng viết giông giống lối văn như bức thư ngoại-giao của nhà Tiền Lê đây. Vậy biết khoảng đời Đinh, Lê, lối văn biền ngẫu cũng đã góp mặt trên đàn văn Nam-Việt rồi. 

Còn ai là tác-giả bức thư kia ? Không thấy sử sách nói đến! Song, ta có thể đoán: phi ông Đỗ Pháp-Thuận thì ông Ngô-Chân Lưu. Vì hai ông đã là tay cự phách trong văn-giới đời Đinh, Lê, lại vui lòng giúp việc văn hàn cho quốc-gia bấy giờ, thì khi có việc quan-trọng như việc viết thư sang Tàu đây, thế nào vua Đại-Hành lại không phải nhờ đến tay hai ông đó.

Chương thứ tư: Văn học đời Lý (1010-1225) 

Tiết một: Tổng-luận

Trước làn khói hương tôn-sùng của đời Lý, trong tam giáo, đạo Phật được đứng đầu hàng. Vì Lý-Thái-Tổ đã là con nuôi sự Lý-Khánh-Văn, lại là đệ-tử sự Vạn-Hạnh. Từ cửa Thiền bước ra, nhảy lên cầm quyền một nước, lẽ tất nhiên phải đãi đạo Phật bằng con mắt đặc biệt khác thường.  Thì lịch-sử đã làm chứng việc Lý sùng Phật:

Lý Thái-Tổ bỏ ra hai vạn quan tiền dựng tám ngôi chùa ở phủ Thiên đức. Trong và ngoài thành Thăng-long lại kế-tiếp nổi lên chín ngọn chùa (trong thành 2, ngoài thành 7), ấy còn chưa kể việc xây chùa Chân-giao, mời sư tụng kinh là khác.

Ngay từ lúc mới lên trị vì, ngài đã để việc sùng Phật lên trên hết mọi sự: đặt phục sắc cho tăng đạo; độ cho chư tăng trong nước. Lại sai Nguyễn Đạo-Thanh sang Tống, cầu xin Tam tạng kinh. Khi sử giả quay về, ngài sai sư Phí-Trí sang đón kinh tận bên Quảng-tây, rồi đem về chứa trong kho Đại-hưng của nhà-nước.

Các vua nối sau cùng chung một tín ngưỡng đó: Lý Thái Tông dựng chùa Diên-hựu (tức chùa Một cột) ở thôn Thanh-bảo.

Lý Thánh xây tháp Báo thiên cao 12 từng, bỏ ra 12 000 cân đồng để đúc chiếc chuông lớn (hồng chung).  

Ad

Lý Nhân xây hơn một trăm ngôi chùa, đặt ruộng tam bảo, chia chùa các lộ trong nước làm ba hạng danh lam: đại, trung và tiểu. Lại phong hiệu quốc-sư cho ông Khô-Đầu; hễ có quốc-sự, ngài thường bàn hỏi với.

Đó, đời Lý mộ Phật là thể ! Hoàn cảnh bấy giờ đầy những không-khí thiền là thế. Vì vậy văn học đời đó chịu ảnh-hưởng  Phật học rất nhiều. Nhưng có điều này xảy ra trong chỗ không ngờ; Đinh, Lê chuyên sùng Phật học; mấy trào đầu đời Lý cũng dốc một lòng, trong một đạo ấy. Trước năm Thái ninh thứ 4 (1075) đời Lý, nghĩa là trước khi vua Nhân Tông đặt ra phép thi ba kỳ đề kén những người minh kinh,bác học,dẫu ai thông-minh tài giỏi đến đâu cũng phải do đường thích đạo mà ra cả. Vì vậy, họ phải nghiên cứu kinh tạng, sâu hiểu lẽ thiền, mới mong giỏi về văn học, sẽ có hi-vọng xuất thân. Một khi khoa cử đã đặt, không cần đi theo đường cũ, cũng có thể trèo được thang máy, lẽ tất nhiên họ sẽ sao-lãng dần dần về mặt Phật học.

Và từ năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã lập Văn miếu ở thành Thăng long (tức Giám ở Hà nội bây giờ) để thờ Khổng tử và các tiên hiền. Trong chỗ vô tình, hai việc đó đủ lùa ngầm quốc dân dần dần khuynh hướng về mặt Nho giáo. Quả nhiên, đến đời Lý Anh Tông, Nho giáo đã nhảy lên ngang hàng với Phật, Lão, lập thành trận thế “ba chân kiềng” đứng vững dưới trời Nam Việt. Cho nên, năm 1911, nhà Lý có mở khoa thi tam giác đề kén dùng cả ba giới người.

Dần dần về sau, “dầu mỡ” khoa cử tưới mạnh, “ngọn lửa” sùng Nho ngày một cháy to, Phật, Lão từ đời Lê Thánh Tông trở đi, bắt đầu bước vào thời kỳ lép vế (1). Thế rồi từ đó, văn học Việt nam chia đường, rẽ ngõ: ai nho thì nho, ai thích thì thích, chứ không mấy khi gặp nhau trong một nhà văn.

Ở đời, việc gì cũng có ẩn phục từ lâu, chứ không phải xảy ra trong một buổi chiều, buổi sớm. Về văn học, ta lại càng cần phải khảo đến cận nhân và viễn nhân của từng khuynh hướng và từng tư trào, thì lập luận mới mong xác đáng được.

Trên trang văn-học sử về đời Lý, ta nên in chữ lớn để đánh dấu một việc rất quan-trọng: Lối ca Chàm nhập tịch trong làng âm nhạc An-nam.

Nguyên năm 2014, vua Lý-Thái Tông thân cầm quân đi đánh Chiêm-thành, hái được đóa hoa toàn thắng. Hát bài khải hoàn, ngài bắt đem về những cung nữ Chàm khéo ca điệu Tây-thiên khúc, rồi làm công riêng để cho họ ở (1046). Một khi ca-nữ và khúc hát Chiêm-thành đã nhập cảng đất Thăng-long, cung-nhân An-nam vì tính hiếu kỳ, thế nào cũng bắt chước gái Chàm mà ca hát theo điệu bộ ấy. Đến tháng 8 năm Chương-thánh gia-khánh (1060), vua Lý-Thánh-Tông cho truyền bá khúc nhạc và âm-điệu theo nhịp gõ,trống đánh của Chiêm-thành khiến nhạc-công ca hát theo. (Coi Đại Việt Sử ký toàn thư quyền 3, tờ 2).

Rồi biến theo thời-gian, bản ca khúc hát Chăm kia sẽ thành ra “An-nam-hóa”. Nhưng trong đời Lý, ca khúc đó hãy còn đứng riêng một lối Chiêm-thành, chứ chưa mất hẳn chân tướng, bản sắc của nó. Chứng cớ đây: Năm Trịnh phù thứ 17 (1193), Lý Cao Tông sai nhạc công chế khúc nhạc kêu là Chiêm thành âm. Văn thể bài hát ghép theo âm nhạc đó thế nào ta nay không rõ. Chỉ thấy sử chép rằng thanh âm khúc nhạc đỏ đầy giọng ai oán, não nùng, hề hát lên một tiếng thì người nghe tê tái khúc lòng, không sao cầm được nước mắt. Người ta phải kêu nó là khúc nhạc tỏ điềm bại vọng. 

Ngô, Đinh tuy có công vẽ lại bức đồ non sống đời Hồng Lạc, những qui mô lập quốc hay còn sơ sài và trị vì không được bao lâu, nên văn học không thấy sót lại một mảnh vụn. Đến Lê, dân đã có ít người tinh thâm cả thiền lẫn nho, cao rung tiếng chuông trên đàn văn học, song lá thu, sao sớm, trước tác chưa được bao lăm, tủ sách Việt Nam hãy còn rỗng tuếch. 

Văn tinh nhà Lý chói-rọi trời Nam, nền văn-học đã bắt đầu thành-lập. Có nhiều tác phẩm lần lượt ra đời. Tiếc rằng trải qua bao cơn binh lửa, sách vở thất lạc hầu hết! Nay tôi chỉ nhặt được ít nhiều thơ văn bằng chữ hán thôi.

Cứ theo sử sách ghi lại, thì năm 1027 đời Lý-Thái-Tổ (năm thứ 17) có soạn được một quyển “Ngọc Điệp” (2). Nội-dung nó? Cứ coi tên sách thì biết nó là bộ sách ghi chép những lời mạng lịnh, từ cáo và niên phả của hoàng giả bấy giờ (Sách này mất rồi)

Trào Lý cũng chú trọng về pháp-luật, muốn làm thành minh văn cho người ta theo dùng. Năm 1912, vua Lý Thái-Tông sai quan Trung-thư lựa theo thời thế đặt ra bộ “Hình-thư” gồm có ba quyển, trong chia ra từng môn loại và từng điều khoản (mất rồi).

Ad

Khoảng năm Thiên-thành (1028-1033) đời Lý-Thái-Tông, có soạn được ba quyển “Bí thư” định rõ cái thể lệ truất trắc trong ngạch quan lại (mất rồi).

Còn bộ “Nam Bắc Phiên giới Địa đồ” thì là một pho sách địa-dư của trào Lý. Nguyên năm 1148, vua Lý Anh-Tông, muốn biết tình trạng đau khổ của dân gian và đường lối gần xa trong nước thế nào, bèn đi tuần đường biển và bờ cõi Nam, Bắc, xem xét hình-thế núi sông, rồi vẽ lấy các phong cảnh và phạm vật. Vì vậy cuốn địa dư nói trên, sau cuộc  tuần du đó, mới ra đời. (mất rồi). 

Đó, sự nghiệp văn-học đời Lý rực rỡ là thế. Vậy mà những sản phẩm qui ấy bị răng “thời gian” nghiền nát hết rồi: đáng tiếc.

Thế còn Việt-văn?  Suốt đời Lý, trên mặt sử, sách xa, ta không thấy chút dấu vết gì về quốc văn cả. Song nhờ việc sau đây, ta biết rằng ca trù đã phôi-thai từ – đời nhà Lý:

Ad

Tháng 8, năm Lý Thái-Tổ Thuận-thiên thứ 16, 1025, đổi chức Hỏa đầu làm chức Chính thủ; duy con nhà xướng ca thì gọi là quản giáp. (Coi Đại-Việt Sử ký toàn thư, quyền 2, tờ 6). 

Dưới đó, nhà làm sử chia rằng: “Bấy giờ có người con hát họ Đào, rất lành nghề, thường được ban thưởng. Người thời đó hâm-mộ cái danh nàng. Phàm ai làm con hát (xướng nữ) đều kêu là đào nương.

Nhân đó, ta chắc bấy giờ đã có lỗi hát ả đào. Các văn nhân mặc khách đời Lý thế nào cũng có đặt bài hát để thưởng thức món chơi phong nhã đó. Tiếc rằng bài hát ả đào khi đó thế nào không còn sót lại đến giờ cho ta dùng làm sử liệu văn-học.

(Còn nữa)

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

(1) Vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm dân gian không được làm chùa mới. Đó là một dấu hiệu chứng rằng nhà cầm quyền hồi ấy đã bái Phật ra mặt.  

(2) Trong mục Văn-tịch chỉ sách Lịch-triều hiến chương quyển 42 chớp là “Hoàng triều ngọc điệp”.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin