CDC cảnh báo hàng nghìn trẻ em được đưa đến phòng cấp cứu sau khi dùng melatonin giúp dễ ngủ

Cơ quan này cho biết melatonin, có thể có ở dạng kẹo dẻo có đường, đã khiến số lượt khám cấp cứu tăng mạnh.

Một bài báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công bố hôm thứ Năm (ngày 07/3/2024) cho thấy, trong nhiều năm qua, hàng nghìn trẻ nhỏ đã được đưa đến phòng cấp cứu sau khi dùng loại thuốc phổ biến giúp dễ ngủ melatonin.

Cơ quan này cho biết, melatonin, có thể ở dạng kẹo dẻo, thường dành cho người lớn, có liên quan đến khoảng 7% số ca cấp cứu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh “do uống thuốc mà không được giám sát,” đồng thời cho biết thêm rằng đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến việc ăn các sản phẩm kẹo dẻo có hương vị. Những sự cố đó xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2022.

Melatonin là một loại hormone do cơ thể sản xuất ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Thuốc bổ sung, được bán dưới nhiều dạng công thức khác nhau, thường được dùng trước khi đi ngủ và phổ biến ở những người bị chứng mất ngủ, say máy bay, đau mạn tính hoặc các vấn đề khác.

Chất bổ sung này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ quản lý và cũng không yêu cầu đóng gói cấm trẻ em. Tuy nhiên, một số công ty sản xuất thực phẩm bổ sung đã thiết kế các loại nắp xoáy hoặc nắp đậy để trẻ khó mở được.

Báo cáo của CDC cho biết, hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ uống phải melatonin là do trẻ mở chai không được đóng kín hoặc để trong tầm tay của trẻ. Báo cáo của cơ quan này ngày 07/3/2024 cho biết, “Đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của việc giáo dục cha mẹ và những người chăm sóc khác trong việc giữ tất cả các loại thuốc và chất bổ sung (bao gồm cả kẹo cao su) ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ em,” bao gồm cả melatonin.

Chỉ trong giai đoạn 2019 – 2022 đã có khoảng 11,000 lượt khám tại khoa cấp cứu do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống melatonin không được giám sát đã nêu bật tầm quan trọng của việc giáo dục cha mẹ và những người chăm sóc khác về việc cất giữ tất cả các loại thuốc và chất bổ sung (bao gồm cả kẹo cao su) ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ em.

CDC lưu ý rằng việc sử dụng melatonin của người Mỹ đã tăng gấp 5 lần trong khoảng 25 năm qua. Điều đó trùng hợp với việc trung tâm chống độc đưa ra số liệu về việc trẻ em tiếp xúc với melatonin tăng 530% trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021, cũng như tăng 420% số lượt khám khẩn cấp do trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh uống melatonin không được giám sát trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2020.

Một số quan chức y tế khuyên trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng melatonin trừ khi bác sĩ có chỉ định khác. Các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, nhức đầu, kích động, chóng mặt và đái dầm.

Các triệu chứng khác của việc tiêu thụ quá nhiều melatonin bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp, lo âu và khó chịu. Việc bổ sung melatonin cũng có thể tác động đến huyết áp.

Tuy nhiên, các quan chức cho biết, không có ngưỡng xác định cho việc sử dụng quá liều melatonin. Hầu hết các chất bổ sung melatonin dành cho người lớn đều chứa tối đa 10mg melatonin một lần sử dụng và một số khác chứa ít hơn.

Các quan chức cho biết, nhiều người có thể dung nạp ngay cả liều lượng tương đối lớn melatonin mà vẫn không có hại đáng kể. Nhưng không có thuốc giải độc cho trường hợp quá liều. Trong trường hợp trẻ vô tình nuốt phải melatonin, bác sĩ thường nhờ một người lớn đáng tin cậy theo dõi tại nhà.

Tiến sĩ Cora Collette Breuner, thuộc Bệnh viện Nhi đồng Seattle thuộc Đại học Washington, nói với CNN rằng cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho con mình dùng thực phẩm bổ sung.

Kẹo dẻo melatonin được trưng bày ở Miami, Florida, vào ngày 26/4/2023. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
Kẹo dẻo melatonin được trưng bày ở Miami, Florida, vào ngày 26/4/2023. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

“Tôi cũng nói với các gia đình rằng, đây không phải là điều mà con bạn phải chịu đựng mãi mãi. Không ai biết tác động lâu dài của việc sử dụng thuốc này đối với sự tăng trưởng và phát triển của con bạn,” cô nói với CNN “Việc loại bỏ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và tivi phát ra ánh sáng xanh ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể tiếp tục sản xuất melatonin – giống như việc đọc hoặc nghe truyện trước khi đi ngủ trong phòng có ánh sáng dịu nhẹ, tắm nước ấm hoặc tập giãn cơ nhẹ.”

Năm 2022, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong năm 2021, các trung tâm kiểm soát chất độc của Hoa Kỳ đã nhận được hơn 52,000 cuộc gọi về việc trẻ em tiêu thụ một lượng đáng lo ngại thực phẩm bổ sung. Tăng gấp 6 lần so với khoảng một thập niên trước đó. Báo cáo cho biết, hầu hết các cuộc gọi đều nói về việc trẻ nhỏ vô tình uống phải chai melatonin, một số trong đó có dạng kẹo dẻo dành cho trẻ em.

Tiến sĩ Karima Lelak, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Michigan và là tác giả chính của nghiên cứu do CDC công bố năm 2022, nhận thấy rằng, trẻ em trong khoảng 83% số cuộc gọi đó không có biểu hiện của bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, những đứa trẻ khác lại bị ói mửa, thay đổi nhịp thở hoặc các triệu chứng khác. Trong 10 năm nghiên cứu, đã có hơn 4,000 trẻ em phải nhập viện, 5 trẻ phải đặt máy trợ thở và 2 trẻ dưới 2 tuổi tử vong. Hầu hết trẻ em nhập viện đều là thanh thiếu niên và nhiều trẻ trong số đó được cho là có ý định tự tử.

Các nhà nghiên cứu này cũng gợi ý rằng, việc bị cách ly do Covid-19 và học tập ảo buộc nhiều trẻ em phải ở nhà cả ngày hơn, điều này đồng nghĩa với việc trẻ em có nhiều cơ hội tiếp cận với melatonin hơn. Ngoài ra, những hạn chế đó có thể gây căng thẳng và lo âu, làm gián đoạn giấc ngủ, khiến nhiều gia đình cần phải cân nhắc khi sử dụng melatonin hơn.

Associated Press đã đóng góp cho báo cáo này.

Khánh Nam biên dịch.

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.

Jack Phillips
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jack Phillips có 15 năm kinh nghiệm làm phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông tham gia nhóm tin tức của The Epoch Times từ năm 2009, Jack được sinh ra và lớn lên gần Modesto ở California's Central Valley. Đọc các bài viết của ông tại X: https://twitter.com/jackphillips5
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn