FDA công bố hoạt chất phenylephrine đường uống không có tác dụng thông mũi

Phenylephrine được cho là thuốc thông mũi kém hiệu quả, nhưng có những lựa chọn tốt hơn để làm giảm nghẹt mũi

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã quyết định nhất trí sau hai ngày xem xét rằng, phenylephrine, một thành phần phổ biến trong các loại thuốc cảm lạnh không kê đơn, thì không có hiệu quả khi dùng dưới dạng uống.

Nếu các quan chức FDA đồng ý với khuyến nghị của ban cố vấn về rút chỉ định GRASE (chứng chỉ cho thấy một loại thuốc được công nhận là an toàn và hiệu quả) của phenylephrine, thì các loại thuốc chứa thành phần này như Sudafed PE, Mucinex Sinus-Max, Benadryl Allergy Plus Congestion, và Tylenol Cold+Head, có thể sẽ không được bán. Các nhà sản xuất có thể phải lựa chọn lại quy cách thuốc chứa phenylephrine, một sự chuyển đối đem đến gánh nặng tài chính đáng kể.

Có thể mất vài tháng trước khi FDA đưa ra quyết định cuối cùng về việc loại bỏ phenylephrine khỏi thị trường.

Vấn đề chính là khi dùng dưới dạng uống, phenylephrine trải qua quá trình chuyển hóa ở đường ruột, dẫn đến hàm lượng cuối cùng đi vào máu giảm đáng kể, chỉ để lại một phần rất nhỏ không đủ hiệu quả để giảm nghẹt mũi.

Tiến sĩ Mark Dykewicz, chuyên gia dị ứng tại trường Y Đại học Saint Louis, nói với hãng truyền thông Associated Press rằng, “Các nghiên cứu hiện tại được thực hiện tốt, không cho thấy bất kỳ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi nào khi dùng phenylephrine.”

Phenylephrine trở thành thành phần phổ biến trong thuốc thông mũi không kê toa sau khi có luật hạn chế bán pseudoephedrine ở các quầy thuốc để chống sản xuất methamphetamine vào năm 2006.

Quyết định [của FDA] không có nghĩa là thuốc này có hại

Hội đồng đã thảo luận về các tác động [của thuốc] đối với người tiêu dùng. Theo bà Diane Ginsburg từ Đại học University of Texas tại Austin College of Pharmacy, có khả năng sẽ gây lo ngại đáng kể cho người tiêu dùng hiện nay khi đưa ra khuyến nghị loại bỏ phenylephrine khỏi thị trường sau nhiều năm có sẵn.

Lo ngại nhất là người tiêu dùng sẽ lo sợ rằng quyết định của hội đồng cho thấy tác hại tiềm ẩn liên quan đến thuốc.

Bà nói điều quan trọng là cần trấn an bệnh nhân vẫn đang dùng những sản phẩm này. Bà nói thêm rằng, “Bệnh nhân cần được bảo đảm rằng “họ nhất định sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe”. Trấn an bệnh nhân là việc vô cùng quan trọng.”

Các dạng thuốc phenylephrine hiệu quả hiện đang có sẵn

Mặc dù FDA phát hiện rằng phenylephrine không có hiệu quả, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mũi chứa thành phần này vẫn được cho là thuốc thông mũi hiệu quả.

Điều này cung cấp một lựa chọn cho những bệnh nhân đã quen với các sản phẩm phenylephrine.

Các loại thuốc thông mũi không kê toa này bao gồm:

Neo-Synephrine
Nostril
Pretz-D
Rhinall
Tur-Bi-Cal
Vicks Sinex

Các cách khác để làm giảm nghẹt mũi

Không nhất thiết phải dùng thuốc dược phẩm mới có thể làm giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Bốn cách tự nhiên, đã được nghiên cứu giúp thông mũi là:

1. Cây tầm ma

Sử dụng cây tầm ma là cách tự nhiên để thay thế thuốc thông mũi như phenylephrine. Cây tầm ma chứa histamine, giúp giảm viêm và nghẹt mũi. Lá cây tầm ma có thể được pha vào trà hoặc dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

2. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý

Xịt mũi bằng nước muối là cách đơn giản và hiệu quả để làm thông mũi. Nước muối sinh lý dạng xịt được làm từ nước muối, có thể làm dịu xoang mũi, và giảm chất nhầy.

3. Hơi nước

Xông hơi là cách hiệu quả khác để giảm nghẹt mũi. Hít hơi nước giúp dưỡng ẩm và thông thoáng xoang mũi. Các cách xông hơi bao gồm tắm nước nóng, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc khăn trùm đầu và hít hơi nước từ bát nước nóng.

4. Dầu oải hương

Dầu oải hương cho thấy các đặc tính kháng viêm giúp giảm nghẹt mũi. Dầu oải hương có thể được phun vào không khí hoặc bôi tại chỗ lên ngực hoặc cổ.

Vân Hi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

George Citroner
BTV Epoch Times Tiếng Anh
George Citroner là ký giả chuyên mục sức khỏe của The Epoch Times. Ông George Citroner đưa tin về sức khỏe và y học, bao gồm các chủ đề ung thư, bệnh truyền nhiễm và tình trạng thoái hóa thần kinh. Ông đã được trao giải thưởng Báo cáo xuất sắc về chỉnh hình truyền thông (MORE) vào năm 2020 cho một câu chuyện về nguy cơ loãng xương ở nam giới.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn