Thảo dược Trung Hoa trị bệnh sốt rét và thắng giải Nobel

Ghi chú của ban biên tập: Tái bản vào tháng 06/2023 vì bệnh sốt rét đã tái xuất hiện ở Hoa Kỳ.

Xin chúc mừng Giáo sư Đồ U U vì khám phá năm 1972 của bà trong việc chế biến loại thảo mộc Trung Hoa, cây Thanh hao (Qing Hao). Bà Đồ đã nhận được giải thưởng Nobel về Y học.

Bà Đồ làm việc tại Học viện Y học Cổ truyền Trung Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, và trong hơn 40 năm qua, bà đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi tử vong do sốt rét.

Trước khi bà nghiên cứu một văn bản cổ của Trung Hoa về việc nấu rễ cây Thanh hao, loại thảo mộc này đã không thành công trong việc điều trị sốt rét. Có thể bà đã đọc về bác sĩ và nhà giả kim thuật nổi tiếng Cát Hồng (284–364 CN), người đã viết một công thức có tên “Trửu Hậu Bị Cấp Phương” (Những Toa Thuốc trong Tầm Tay để Dùng Trong Trường Hợp Khẩn Cấp). Nhiều công thức trong cuốn sách đó vẫn còn được sử dụng cho đến thời nay. Ông là người đầu tiên đề cập đến cây Thanh hao trong phương pháp điều trị bệnh sốt rét. Bà Đồ đã khám phá ra các thành phần hóa học trong cây Thanh hao có khả năng điều trị bệnh sốt rét chết người. Quercetin đã được xác định là thành phần có tác dụng chữa bệnh nhiều nhất, nhưng có hơn 30 thành phần hóa học trong rễ Thanh hao. (Xem bên dưới)

Điều thú vị là nghiên cứu của bà Đồ đã được thực hiện cách đây hơn 40 năm, nhưng sự công nhận của ủy ban Giải thưởng Nobel Hòa bình đối với phát hiện này chắc chắn bị ảnh hưởng bởi số lượng ca sốt rét khỏi bệnh trong 40 năm qua. Vào năm 1972, tôi chắc chắn rằng không ai có thể dự đoán được số lượng thương vong do bệnh sốt rét sẽ gây ra.

Giáo sư Đồ U U, người đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học, bày tỏ sự cảm ơn với những tràng pháo tay sau khi nhận giải Nobel tại Lễ trao giải Nobel tại Phòng hòa nhạc vào ngày 10/12/2015, ở Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: Pascal Le Segretain/Getty Images)
Giáo sư Đồ U U, người đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học, bày tỏ sự cảm ơn với những tràng pháo tay sau khi nhận giải Nobel tại Lễ trao giải Nobel tại Phòng hòa nhạc vào ngày 10/12/2015, ở Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: Pascal Le Segretain/Getty Images)

Blog đầu tiên tôi viết trên trang web Pacific Herbs là về loại thảo dược Trung Quốc Thanh hao và công dụng trong việc chữa bệnh sốt rét. Dưới đây là một số đoạn trích từ blog.

“Sốt rét là kẻ giết người số 1 ở các nước kém phát triển, đặc biệt phổ biến ở Phi Châu, nơi sốt rét là một dịch bệnh. Có tới 5 triệu người mỗi năm bị bệnh sốt rét; nhiều người hồi phục, nhiều người thì không. Bệnh sốt rét gây ra tử vong cho gần một triệu người trên toàn thế giới mỗi năm.

Ông Chris Hentschel của Tổ chức Thuốc trị Sốt rét cho biết, “Công ty dược phẩm Thụy Sĩ Novartis đang sử dụng một hợp chất có nguồn gốc từ loại thảo dược Trung Hoa, cây Thanh hao để làm giảm tỷ lệ tử vong và nhiễm trùng.”

FDA gần đây cũng đã chấp thuận thuốc Coartem, một phương pháp điều trị kết hợp dựa trên artemisinin (ACT) cho bệnh sốt rét, được cho là có tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 96%. [Artemisinin là hóa chất được chiết xuất từ cây Thanh hao.] Nếu giá thuốc phải chăng thì điều này thật tuyệt vời.

“Nếu không, tất cả chúng ta nên hỏi tại sao? [Có phải là do] cần nhiều chi phí cho việc trồng và chế biến cây Thanh hao. Các công ty dược phẩm thảo dược Trung Hoa nấu loại thảo dược này với số lượng lớn và chi phí rất thấp. Chi phí cho việc chữa trị không nên quá cao khi con người đang đau khổ và sắp tử vong… vì bất kỳ căn bệnh nào.

Độ tin cậy của thuốc thảo dược Trung Hoa đang ngày càng phát triển trong thời đại khoa học. Chúng ta chỉ có thể hy vọng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Hiệu quả của các loại thảo mộc Trung Hoa có lịch sử hơn 2,000 năm.

Trang Reuter cũng đưa tin: ‘Phương pháp điều trị được áp dụng cho 57 triệu người vào năm ngoái đã cứu sống nửa triệu người vào năm ngoái. Đó là một tin lớn! Nếu có một loại thuốc đã cứu sống 500,000 người Mỹ thì chỉ riêng năm ngoái thôi, chúng ta sẽ được nghe về nó. [Nhưng] bởi vì việc này diễn ra ở các quốc gia kém phát triển nên không được đưa lên bản tin hàng đêm của chúng tôi.”

Hãy chia sẻ blog này với bạn bè. Thảo dược Trung Hoa có tác dụng. Ủy ban giải thưởng Nobel chắc chắn nhìn thấy được hiệu quả.

Thảo dược Trung Hoa đang trở thành loại thuốc của thế kỷ 21. Ngay cả các công ty dược phẩm hiện nay cũng tìm đến các loại thảo dược Trung Hoa để chữa bệnh, vốn đã tồn tại trong văn bản Trung y trong nhiều thế kỷ.

Bài viết trên được tái bản từ PacHerbs.com

Lời tái bút:

Thành phần hóa học trong rễ Thanh hao: sesquiterpenes, flavonoid, coumarin, tinh dầu, axit palmitic, stirysterol, beta-sitosterol, aurantiamide acetate, annuadiepoxide, beta-glucosidase 3, v.v. Sesquiterpenes chứa arteannuin, artemisinin A (qinghaosu 1), artemisinin B (qinghaosu 2) ), deoxyartemisinin (qinghaosu 3), qinghaosu 4, qinghaosu 5, qinghaosu 6, arteannuin-C, axit artemisinic (axit qinghao), methyl artemisinate, artemisinol, annulide, Friedelin, Friedelan-3-beta-ol, v.v. Flavonoid bao gồm chrysosplenol D, artemetin, casticin, cirsilineol, axillarin, cirsiliol, tamarixetin, rhamnetin, cirsimaritin, rhamnocitrin, chrysoeriol, kaempferol, quercetin, luteolin, patuletin, v.v. Coumarin bao gồm scopoletin, coumarin, 6-methoxy-7-hydroxycoumarin, scoparone, v.v. Dầu ngải cứu bao gồm long não, beta-caryophyllene, iso-artemisia ketone, beta-pinene,bornyl acetate, carveol, benzyl isovalerate, beta-farnesene, copaene, gamma-muurolene, fenchone, linalool, isoborneol, alpha-terpineol, borneol, camphene, myrcene, limonene, gamma-terpineol, v.v.

Thanh An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn