Thoát khỏi hệ thống trường học công nghiệp hoá: Mô hình giáo dục 1 kèm 1 tại nhà
Khi chúng ta chờ đợi cuộc sống tự điều chỉnh, các giáo viên, ban giám hiệu, các bậc cha mẹ và trẻ em sẽ tìm cách tự điều chỉnh cho một cuộc sống bình thường mới. Đó có thể là cách tốt nhất để chúng ta thoát khỏi thể chế giáo dục công nghiệp hóa.
Mùa xuân năm ngoái, hàng xóm của tôi bất ngờ thấy những đứa cháu của họ học tại nhà. Những đứa trẻ chơi xe scooter cạnh nhà tôi vào “giờ ra chơi”, ông bà dắt xe, vài đứa lớn hơn cũng mau chóng nhập cuộc.
Khi tìm hiểu tôi khám phá ra rằng mô hình trường học tại nhà này đã được mở rộng cho một gia đình khác trong thời gian cách ly.
Tình huống như vậy không chỉ khiến tôi thích thú mà còn là niềm vui cho những ông bà dạy học tại nhà này. Thảo luận về vấn đề này vào đầu mùa xuân, họ thừa nhận rằng đó là một thách thức, nhưng họ cũng không thể phủ nhận những điều tốt đẹp về kết quả chất lượng mà giáo dục tại nhà mang lại.
Những người hàng xóm của tôi như ông bà đó, đã mạnh mẽ giải quyết vấn đề khó khăn bế tắc gây ra bởi đại dịch và tích cực tham gia vào cuộc sống của trẻ em. Đây chỉ là cách mà Robin Marantz Henig gợi ý cho các ông bà trong một bài báo gần đây trên The Atlantic. Henig, bởi những người lớn tuổi ở độ tuổi nghỉ hưu đang khao khát tương tác với những người khác và có một mong muốn to lớn là sống có ích.
Cô gợi ý rằng: “Các giáo viên và hiệu trưởng có thể tuyển dụng các ông bà làm cộng tác viên để bình thường mới lại việc đi học trong đại dịch”.
“Đó là một chiến thuật đôi bên cùng có lợi: Người già có được cách để vượt qua sự cô đơn và ý thức được mục đích sống mỗi ngày, còn giáo viên và cha mẹ thì có được những người đồng đội có cùng kinh nghiệm và thời gian, còn trẻ em thì được một người lớn khác giúp chúng vượt qua những khó khăn với việc học từ xa.”
Henig cũng thảo luận về cách ông bà có thể bù đắp cho sự thiếu quan tâm cho trẻ em khi chúng bị lạc lõng trong một lớp học có gần 30 học sinh khác. Ông bà sẽ đóng vai trò là người đồng hành cùng đứa trẻ, hỗ trợ thêm về các bài tập và các nội dung học tập, đồng thời đảm bảo các thông điệp quan trọng được truyền từ giáo viên đến cha mẹ.
Điều buồn cười là các trường học dường như đã trải qua nhiều năm cố gắng tách người già khỏi trẻ nhỏ và trẻ nhỏ khỏi gia đình. Cựu giáo viên và tác giả John Taylor Gatto tuyên bố Hoa Kỳ đã trở thành một “quốc gia của các thể chế” thay vì một cộng đồng.
Gatto viết: “Bằng cách cô lập người già và trẻ em khỏi cuộc sống lao động ở các nơi và bằng cách cô lập dân số lao động khỏi cuộc sống của trẻ em và người già, các thể chế và mạng lưới đã dẫn đến sự mất kết nối cơ bản giữa các thế hệ. Những thống khổ nảy sinh khi không có phương thuốc tổng hợp nào; không có cộng đồng sôi động, thoả đáng nào có thể ra đời ở nơi già trẻ bị cách ly.
Chúng ta đã phàn nàn rất nhiều trong những tháng gần đây về sự cô lập ngày càng lớn giữa các gia đình, nhà thờ, bạn bè và cộng đồng. Thật tốt khi chúng ta nhận ra những vấn đề do sự cô lập như vậy gây ra và chúng ta nên tiếp tục đẩy lùi nó. Nhưng trong khi than vãn về sự cách ly hiện tại, chúng ta dường như đã quên mất rằng sự cô lập mà Gatto đề cập đến đã diễn ra trong nhiều năm.”
Vì logic của gia đình và cộng đồng là đưa ra phạm vi đa dạng xoay quanh một chủ đề trọng tâm, nên bất cứ khi nào các thể chế can thiệp đáng kể vào vấn đề cá nhân, chúng sẽ gây ra nhiều tổn thất. Bằng cách chuyển trọng tâm cuộc sống của chúng ta từ gia đình và cộng đồng sang các thể chế và mạng lưới, chúng ta thực tế đã phong cho một cỗ máy thành vua của chúng ta”.
Khi chúng ta chờ đợi cuộc sống tự điều chỉnh, các giáo viên, ban giám hiệu, các bậc cha mẹ và trẻ em sẽ tìm cách tự điều chỉnh cho một cuộc sống bình thường mới. Có lẽ nhiều ông bà như những người hàng xóm của tôi và tác giả của bài báo trên The Atlantic, sẽ tham gia, kết nối lại các thế hệ và kiểm soát lại cuộc sống gia đình và cộng đồng trong quá trình này. Khi làm như vậy, sự tự do mới này có lẽ sẽ giúp chúng ta thoát khỏi các thể chế công nghiệp hóa giáo dục và quyết định không bao giờ quay trở lại.