Trẻ rối loạn tăng động: Nguyên nhân và 3 cách trị liệu theo Trung y 

Gia đình có trẻ tăng động thường là tìm đến Tây y để chữa trị, mặc dù điều trị liên tục kéo dài nhưng tình hình cải thiện rất hữu hạn. Nếu Tây y đã chứng minh y học không thể giải quyết hiệu quả vấn đề này, vậy hãy thử đổi phương pháp điều trị, có lẽ sẽ có những chuyển biến.

Bài viết này sẽ đề cập đến cách nhìn nhận của Trung y đối với chứng tăng động ở trẻ.

Chứng tăng động còn được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ mắc chứng rối loạn này được gọi là trẻ tăng động. Nhưng đây là theo khái niệm của Tây y, thời Trung Quốc cổ đại không có cách nói như vậy.

Một trong những biểu hiện chính của trẻ tăng động là không chú ý tập trung, không phải vì trẻ nghịch ngợm, gây sự, không nghe lời, mà căn bản là không thể nghe lời, không thể tập trung chú ý. Chính là trẻ có quá nhiều động tác, lượng hoạt động quá lớn, khó giữ được bình tĩnh, thiếu năng lực tự kiểm soát. Vì vậy, những trẻ mắc chứng này rất khó thích nghi với sinh hoạt ở trường lớp, khó kết bạn, thường bị xã hội kỳ thị.

Quan điểm của Trung y về trẻ rối loạn tăng động

Theo quan điểm của Trung y, nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này của trẻ là do thận tinh không đủ. Thận tinh không đủ để bồi dưỡng não tủy, khiến não bộ phát triển không hoàn thiện, sự điều khiển của đại não đối với cơ thể cũng không kiện toàn. Do đó người mắc bệnh này không thể tập trung tinh lực chuyên chú vào một việc gì đó. Thận tinh không đủ cũng sẽ làm cho tâm âm không được thận tinh nuôi dưỡng, tâm hỏa sẽ vượng, nên sẽ khó giữ được cảm xúc bình tĩnh và thân thể an tĩnh, luôn trong trạng thái hoạt động liên tục, ngay cả giấc ngủ cũng ngắn hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi; hỏa của sinh mệnh bị thiêu đốt nhanh chóng, tuổi thọ bị rút ngắn.

  • Thận tinh tiên thiên không đủ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thận tinh không đủ là do tiên thiên không đủ, nói cách khác, trước khi trẻ được sinh ra đã có vấn đề. Vì sao lại có chuyện như vậy? Do người cha, người mẹ trước khi mang thai hút thuốc lá, say rượu, hút hít ma túy, thức khuya hoặc bị bệnh v.v…, hoặc là cha mẹ khá lớn tuổi thể chất kém, dẫn đến tinh trùng và trứng có chất lượng kém, do đó khi mang thai, thai nhi tiên thiên không đủ, thận tinh khuyết thiếu.

Trẻ rối loạn tăng động: Nguyên nhân và 3 cách trị liệu theo Trung y 
Theo Trung y, khi trẻ vừa phát sốt liền cho uống thuốc hạ sốt, điều này sẽ gây trở ngại cho quá trình phát triển trưởng thành bình thường của trẻ. (Ảnh: Fotolia)
  • Hậu thiên dùng loạn thuốc và phát triển không đầy đủ

Nguyên nhân hậu thiên chủ yếu có hai loại:

Một là dùng loạn thuốc: Trẻ nhỏ vừa sốt lên liền cho dùng thuốc hạ sốt, phá hủy mất hình thức tăng nhiệt sinh lý của trẻ, khiến cho quá trình phát triển bình thường của trẻ gặp trở ngại. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì cổ nhân đã sớm phát hiện rằng, trẻ em phát triển trong hai năm đầu cần trải qua thời kỳ “bay hơi”, đặc điểm của thời kỳ này chính là trẻ sẽ phát sốt định kỳ.

“Phát sốt” này một mặt sẽ đưa thận tinh chuyển hóa thành thận khí, đồng thời phân tán lên não bộ, sinh ra trí tuệ tài năng; mặt khác lại đem thận khí phân bố đến các cơ quan trong toàn thân thúc đẩy tạng phủ phát triển, đồng thời hoàn thiện hệ thống miễn dịch.

Trẻ em sau khi uống thuốc hạ sốt thì quá trình phát sốt liền ngừng lại, do đó não của trẻ sẽ phát triển không hoàn thiện, các cơ quan nội tạng cũng phát triển không hoàn chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu vì sao hiện nay trẻ mắc chứng rối loạn tăng động ngày càng nhiều.

Nguyên nhân thứ hai: Ngũ tạng của trẻ phát triển không hoàn thiện, ngũ hành không cân bằng, dẫn đến sở thích ăn uống của trẻ bị lệch lạc, kén ăn nghiêm trọng. Hoặc là có sở thích ăn uống khác thường, xuất hiện tình trạng không đầy đủ dinh dưỡng, ngũ tạng và não bộ không được cung cấp chất dinh dưỡng bình thường, dẫn đến quá trình phát triển chuyển biến xấu. Vậy nên, điều chỉnh cân bằng về mặt thức ăn và chất dinh dưỡng cũng là một khâu vô cùng quan trọng.

Trẻ rối loạn tăng động: Nguyên nhân và 3 cách trị liệu theo Trung y 
Theo Trung y, điều trị trẻ rối loạn tăng động cần chú trọng việc bồi bổ thận tinh. (Ảnh: Fotolia)

Nên điều trị trẻ tăng động như thế nào?

Trung y điều trị chú trọng bổ thận tinh. Dược liệu bổ thận tinh có rất nhiều, như câu kỷ, thục địa, hoàng tinh, hạch đào, mè đen, đậu đen, tủy sống động vật, cá mực, hải sâm… Ngoài ra, còn có phương thuốc Trung y “Lục vị địa hoàng hoàn”.

Nhưng tại sao đôi khi cho trẻ uống rồi mà không thấy hiệu quả? Bởi vì thận tinh không đủ dẫn tới ngũ tạng phát triển không hài hòa, nên có thể còn có vấn đề ở các cơ quan khác, từ đó biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau, do đó cũng cần điều trị khác nhau. Chủ yếu có các tình huống sau:

1. Tỳ vị hư nhược: Chức năng của tỳ vị hư nhược không thể tiêu hóa hấp thụ thuốc, không đạt được hiệu quả trị liệu. Cho nên muốn bổ thận tinh, cần phải bồi dưỡng tỳ vị cho khỏe mạnh, chỉ có chức năng của tỳ vị khỏe mạnh rồi mới có thể hấp thu thuốc bổ thận tốt hơn. Nếu phối hợp phương thuốc bổ thận và kiện tỳ một cách hợp lý, thì có thể sẽ tăng cường hiệu quả điều trị. Thuốc kiện tỳ của Trung y có trần bì, bạch truật, đảng sâm, sơn tra, thần khúc … còn có thuốc Trung y thành phẩm như “Tứ quân tử thang” …

2. Can hỏa vượng thịnh: Một số trẻ vốn có cơ địa thể chất can hỏa thiên vượng, do thận tinh không đủ, thận thủy thiếu hụt không thể chế hỏa, vì vậy can hỏa quá vượng, tính khí nóng nảy, thường xuyên lớn tiếng tranh cãi ầm ĩ, gào thét, phát cuồng. Những trẻ kiểu này, trong khi bổ thận kiện tỳ cần đồng thời thanh can lương huyết (thanh lọc gan làm mát huyết). Trung dược có các vị như hợp hoan, hoàng cầm, úc kim, sơn chi tử … đều có tác dụng thanh can hỏa. Thuốc Trung y thành phẩm có “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” và “Gia vị tiêu dao tán” có thể thanh can hạ hỏa, tư âm bổ thận.

3. Đàm nhiệt mê tâm: Có trẻ do tỳ hư thấp thịnh, vì vậy thích ăn các món ăn chiên nướng, dẫn tới đàm ẩm trong cơ thể hóa hỏa; hỏa nóng quấy rối tâm thần, do đó trẻ suốt ngày quấy khóc không yên, buổi tối khó đi vào giấc ngủ, lại thường mơ ác mộng nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Những trẻ này ngoài bổ thận kiện tỳ ra, còn cần trừ đàm bình tâm. Bài thuốc “Nhị trần đông” thêm “toan táo nhân hoàn” sẽ rất hữu hiệu đối với chứng bệnh này.

Quá trình sinh trưởng phát triển của trẻ nhỏ là có tính giai đoạn. Qua một giai đoạn bộ phận này phát triển xong rồi, định hình rồi, muốn bổ cứu thêm thì rất khó. Vì vậy sau khi phát hiện bệnh tình, nhất định phải điều trị sớm. Nếu trẻ nhỏ thận tinh không đủ, sẽ dẫn tới rất nhiều phương diện phát triển không kiện toàn, có thể xuất hiện rất nhiều chứng trạng đi kèm. Cần phải phân tích khảo chứng đánh giá thì mới tìm ra phương thuốc tốt. Do đó ở nhà cha mẹ không nên tự ý tùy tiện phối chế thuốc lung tung cho trẻ dùng, cần có bác sĩ Trung y hướng dẫn.

Trẻ rối loạn tăng động: Nguyên nhân và 3 cách trị liệu theo Trung y 
Âm nhạc mang năng lượng thuần chính có thể cải chính những sai lệch trong cơ thể của trẻ rối loạn tăng động. (Ảnh: Fotolia)

Âm nhạc mang năng lượng thuần chính rất tốt cho trẻ rối loạn tăng động

Mục đích ban đầu của người xưa khi tạo ra âm nhạc chính là để điều hòa âm dương và ngũ hành, khiến cho cơ thể con người có thể tương thông với vũ trụ, đạt đến trạng thái hài hòa Thiên nhân hợp nhất. Có nghĩa là, âm nhạc có thể cộng hưởng với các vật chất vi quan của vũ trụ, từ đó điều hòa thế giới vi mô bên trong cơ thể con người.

Âm nhạc có tác dụng điều tiết rất rõ ràng đối với tinh thần, hệ thần kinh của cơ thể con người, đặc biệt là não bộ. Cổ nhân cho rằng, bộ não là phần Trời của cơ thể con người, là nơi kết nối với Thần linh, có đường thông trực tiếp với không gian vũ trụ, vì vậy có thể tiếp nhận năng lượng tích cực thuần chính để điều chỉnh những sai lệch trong cơ thể. Nhưng nhất định phải dùng âm nhạc cổ điển với âm điệu chính xác mới có thể thực sự phát huy tác dụng trị liệu, tác giả của bản nhạc phải có tấm lòng kính ngưỡng Trời Đất thì mới có thể tạo ra bản nhạc Thiên nhân tương ứng.

Thận tinh không đủ, thì trước tiên phải bổ thận, nhạc âm Vũ chính là bổ thận thủy, chẳng hạn như “Giang hà thủy”, “Nhị tuyền ánh nguyệt”, “Hán cung thu nguyệt”… đều là những bản nhạc hay để bổ thận. Trong ngũ hành, Kim sinh Thủy, Kim đủ thì Thủy mới đầy. Nhạc âm Thương chính là thuộc về hành kim, vì thế nghe nhạc có âm Thương cũng có ích cho việc bồi bổ thận tinh. Nhạc có tông C trưởng là thuộc về âm Thương: ví dụ như bản Giao hưởng số 41 của Mozart, “The great C major” (bản Giao hưởng Lớn cung Đô trưởng) của Franz Schubert.

Vì vậy, lời khuyên cho những gia đình có trẻ rối loạn tăng động là: Hàng ngày hãy cho trẻ nghe những bản nhạc mang năng lượng thuần chính. Đồng thời cần lưu ý không nên cho trẻ nghe những bản nhạc hiện đại đang lưu hành thời nay vốn không tốt đối với trẻ.

Nội dung bài viết do Bác sĩ Thư Vinh (người sáng lập Phòng khám Trung y DoctorRong tại Anh Quốc) cung cấp
Trương Tĩnh Thiền biên tập
Lam Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn