Tuổi dậy thì: Câu chuyện về một cô bé 13 tuổi

Nhục đậu khấu là loại cây màu vàng, thân, lá và hạt đều có mùi thơm, là cây gia vị và làm thuốc quan trọng. Hình dáng bông hoa mềm mại đáng yêu, tràn đầy sức sống, hệt như một thiếu nữ 13, 14 tuổi, thanh xuân nở rộ, tư tưởng bay bổng với những câu chuyện giàu trí tưởng tượng của lứa tuổi dậy thì.

Một cô bé 13 tuổi sống ở Âu Châu, hồn nhiên, hoạt bát và đáng yêu, không thiếu cơm ăn áo mặc, sống vô lo vô nghĩ, không cần biết đến cuộc sống khổ đau ở nhân gian. Có lẽ sự phát triển quá mức của các phương tiện và thông tin dường như buộc những đứa trẻ hiện đại phải trưởng thành sớm. Một cô bé ngây thơ mà tình yêu đã chớm nở, xuân tình đang nảy nở, thì tuổi thơ còn nơi đâu? Nội tiết tố của tuổi thanh xuân đang âm thầm khơi gợi những dòng cảm xúc.

Âu Châu vốn cởi mở với giới tính. Đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính có thể thường thấy. Các thiếu nữ đã nghe quen tai, nhìn quen mắt, đối với giới tính có chút hoang mang, họ hoang mang về giới tính và bị ám ảnh bởi những giấc mơ, họ bị ám ảnh bởi ai? Thiếu nữ này thực sự đã “yêu” điên cuồng một nữ giáo viên tại trường học, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ với đối với “người trong lòng” của mình. Phản ứng của cô giáo trước tình cảm của cô bé là sự chán ghét, ghê tởm và khinh bỉ, gây nên tổn thương tâm lý rất lớn cho cô bé.

Kể từ đó, cô bé ngây thơ ngày nào không còn hồn nhiên, mất đi nụ cười rạng rỡ, không thiết ăn uống, suốt ngày quanh quẩn vô cớ, mỗi khi đi ngủ đã trở thành cơn ác mộng, trằn trọc khó chịu. Điều này khiến người mẹ vô cùng sốt ruột lo lắng. Khi đi học, cô bé luôn gặp người trong lòng của mình, chỉ cần nữ giáo viên xuất hiện trước mặt, cô như bị sét đánh, lập tức toàn thân run lên bần bật, không tự chủ, không thể suy nghĩ được, như thể cô bé đã bị mất hồn.

Sau đó, cô bé không thể đối mặt với những tổn thương tinh thần, và bắt đầu tự hại bản thân mình, cắn môi chảy máu hoặc dùng dao cắt ngón tay đến chảy máu. Người mẹ bất lực đã viết thư cầu cứu, nhờ một người bạn đăng ký, mong đưa con gái sang Đài Loan, nhờ tôi cứu đứa con gái nhỏ duy nhất của cô ấy.

Tuổi dậy thì: Câu chuyện về một cô bé 13 tuổi
Kể từ đó, cô bé ngây thơ ngày nào không còn hồn nhiên, mất đi nụ cười rạng rỡ, không thiết ăn uống, suốt ngày quanh quẩn vô cớ, mỗi khi đi ngủ đã trở thành cơn ác mộng, trằn trọc khó chịu. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) hoành hành, dịch bệnh tràn lan ở Âu Châu, các trường học đều phải đóng cửa. Từ nước ngoài nhập cảnh vào Đài Loan phải cách ly tại nhà 14 ngày. Ngay cả khi dịch bệnh nghiêm trọng, người mẹ vẫn nóng lòng cứu con gái và kiên quyết về nước, đó thực sự là tấm lòng của các bậc cha mẹ trong thiên hạ!

Khi đến Đài Loan, hai mẹ con không đi đâu được, cô bé thì bị nhốt trong nhà, vô cùng buồn bực. Thật không dễ gì chịu đựng đến ngày thứ 12, nhân viên phòng chống dịch đã gọi điện và nói rằng vì thành phố nơi họ sống tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, mong họ vui lòng thích nghi, tốt nhất nên tự xoay sở thêm 7 ngày nữa. Vào thời điểm gặp tôi thăm khám, là đã 21 ngày, chuyến bay trở lại nơi cư trú ở Âu Châu thì một tuần chỉ có một chuyến, vì vậy thời gian để tôi xem bệnh chỉ còn 9 ngày, thời gian rất ngắn ngủi.

Khi cô bé ngồi trên ghế phòng khám, đôi mắt vốn thuần khiết xinh đẹp đã trở nên mơ hồ ngây dại, vì mất ngủ nên quầng thâm mắt rất nặng, vẻ mặt bất an, không thể ngồi yên trên ghế. Vì để cô bé không phải chịu áp lực của phụ huynh, tôi đã yêu cầu mẹ của cháu đợi ở ngoài, để cô bé được thoải mái bày tỏ lòng mình.

Tôi hỏi: “Cháu có thích cô giáo của mình không?” Cô bé ngượng ngùng gật đầu. Tôi hỏi lại: “Cháu thích gì ở cô giáo? Cô giáo có đặc điểm gì đặc biệt khiến cháu thích?” Cô bé lí nhí, nhưng lại không trả lời được. Thích là thích, không có lý do, yêu, cần phải lý do sao? Tuổi trẻ chính là dựa vào cảm giác thế thôi! Hơn nữa loại cảm giác ôm ấp tình cảm này, có thể chỉ là phản chiếu của một số loại phim hoạt hình hoặc phim ảnh. Cô bé cứ mân mê chiếc váy, cắn môi hết lần này đến lần khác.

Tôi tiếp tục nói: “Có rất nhiều người tốt, nhiều sự vật khiến người ta yêu thích. Thích có nhiều loại, một số người tốt, chúng ta có thể thích, có thể tán thưởng, nhưng không nhất định cần có được. Cô giáo lớn hơn cháu 21 tuổi, có lẽ không cách nào chấp nhận được tình yêu của cháu, giống như cháu không thể yêu một đứa trẻ sơ sinh vậy.” Nghe đến đây, cô bé cau mày.

Một lúc sau, tôi nói tiếp: “Năm nay cháu 13 tuổi, năm sau 14 tuổi, năm sau nữa 15 tuổi. Cháu có để ý rằng có sự khác biệt lớn giữa cháu của tuổi 13 và cháu của tuổi 12 không? Có thể cho đến khi trưởng thành, theo sự lớn lên, thì những điều cháu thích cũng khác, thậm chí rất khác. Đừng nghĩ rằng cảm xúc và sở thích hiện tại của mình là cảm giác mãi mãi. Thế nên, đừng tạo giới hạn cho bản thân mình!”

“Cũng có thể sau một giai đoạn thời gian, suy nghĩ trưởng thành hơn, người mình vốn thích lại trở thành người mình ghét, thích một người cũng cần tôn trọng, không nên lỗ mãng, người không phải đồ chơi, muốn có là có được.”

Nói xong, chính tôi cũng tự cười, những đạo lý này có quá khó đối với một cô bé 13 tuổi không? Cô bé nhìn tôi không chớp mắt.

Tôi hỏi lại: “Cháu có thích mình không?” Cô bé bĩu môi không trả lời. Bởi vì thích cô giáo nên cô bé đã bị trách cứ, cho rằng mình đã làm một điều nhơ nhớp, bẩn thỉu. Cô bé không biết làm thế nào để đối phó với tình huống khó khăn này, vì vậy cô đã chọn cách tự làm hại bản thân.

Tôi nắm tay cô bé và nói: “Cháu là duy nhất trên thế giới này, xinh xắn đáng yêu. Tình cảm của cháu rất trong sáng, thích một ai đó cũng không phải là chuyện xấu xa. Chỉ là cháu mơ hồ, giống như Tôn Ngộ Không nhắm mắt lộn nhào bay đến cách xa vạn dặm, nhưng đến sai chỗ rồi. Hơn nữa cháu chưa làm việc gì hại đến cô giáo. Có nhiều cách để thể hiện tình yêu, lúc này cô giáo đang chuẩn bị kết hôn, cần nhất là lời chúc phúc, hãy biến tình yêu của cháu thành những đóa hoa chúc phúc gửi đến cô giáo, được không? Tình yêu đẹp, nên kết thúc tại đây! Đừng nhớ cô ấy nữa.” Cô bé lần đầu tiên mỉm cười, gật gật đầu.

Làm thế nào để giải quyết những hành động tự làm hại bản thân? Tôi hỏi: “Cháu có biết luật ba chiều không?” Đôi mắt mê man của cô bé bắt đầu quay trở lại với dòng suy nghĩ. Tôi giải thích, “Quy luật ba chiều, chẳng hạn như, mọi tế bào trong cơ thể cháu, đều mang theo mã sinh học của nó, đều có hình ảnh hoàn chỉnh về con người của cháu. Khi cháu đang tự cắt tay mình hoặc cắn môi, toàn bộ cơ thể của cháu đều bị tổn thương.” Cô bé rất thông minh, đã hiểu được không ít, ánh mắt lóe lên. Ít ra thì tinh thần cũng sẽ không bó buộc, và sự căng thẳng đợi bị bác sĩ chỉ trích, trách móc cũng đã dịu đi.

Tôi hỏi: “Cháu có biết trong cơ thể cháu có bao nhiêu sinh mệnh không?” Cô bé sững sờ khi được hỏi, ánh mắt đầy nghi ngờ, như đang chất vấn, chuyện này có liên quan gì đến cảm xúc của cô ấy không?

Tôi lại nói tiếp: “Cháu là vua của cơ thể cháu, cơ thể của mỗi một người cũng giống như một vũ trụ. Cháu chính là vị vua của vũ trụ mình. Những sinh linh bé nhỏ trong cơ thể cháu, mỗi tế bào, gần 100 nghìn tỷ, đều là con dân bách tính của cháu, hành động làm vua của vũ trụ, cần phải trân trọng chúng sinh của mình. Khi cháu cắt tay và cắn môi của mình, những chúng sinh trong ngón tay và môi đó sẽ hét lên và khóc trong đau đớn!” Cô bé lắng nghe, mở to đôi mắt, rất ngạc nhiên hỏi, “Có thật không?”

Điều trị bằng châm cứu

Đầu tiên cần trấn tĩnh an thần, châm cứu huyệt Thần Đình, Bản Thần. Cảm xúc bất ổn, châm cứu huyệt Thái Xung, Hợp Cốc. Không muốn ăn, kiêm bổ khí huyết, châm huyệt Túc Tam Lý, Tam Âm Giao. Cô bé rất muốn cao thêm nữa, châm huyệt Bách Hội, Dũng Tuyền. Huyệt Dũng Tuyền đau như vậy, khi bị kim đâm vào, cô bé không có chút biểu hiện gì, với nỗi đau do việc tự hại bản thân, so ra thì không bằng?

Vì quỹ thời gian có hạn nên trong thời gian ở Đài Loan, mỗi ngày châm cứu, cô bé cũng không sợ châm. Tôi dạy cô bé, khi tâm trạng không tốt hãy ấn huyệt Hợp Cốc. Hơn nữa cần chạy bộ mỗi ngày nửa tiếng đồng hồ, nhận nhiều ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và buổi tối. Hãy thử học hội họa, âm nhạc, chơi bóng và nuôi dưỡng tinh thần, giải tỏa những chấn thương tình cảm.

Tôi cũng dạy cô bé ấn huyệt Hợp Cốc mỗi ngày trước khi đi ngủ, và tự nói với bản thân: “Mình thật tuyệt!”, hãy nhẩm 3 lần như vậy. Mỗi sáng thức dậy, hãy ấn huyệt Hợp Cốc, và tự nói với mình, “Tôi cần mạnh mẽ”, nhẩm 3 lần. Làm như vậy để thoát khỏi cơn ác mộng tình cảm càng sớm càng tốt.

Đơn thuốc

Tình cảm của cô bé đối với giáo viên nhận được là sự thất vọng, nó được coi như thất tình. Thất tình cần tăng cường chấn thận dương khí, thận chủ sinh thực, có thể điều hòa nội tiết tố, thận chủ cốt tủy và thông với não, dùng Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang. Bài thuốc này cũng chữa bệnh nam giới ẻo lả, đàn ông thích ăn mặc giống con gái như hóa trang lộng lẫy, cũng có thể chữa bệnh tự kỷ.

Dùng Cam mạch Đại Táo Thang dùng để điều trị chứng nóng nảy, tâm thần bất an, mất ngủ, cũng có thể được dùng làm chất tạo hương. Bài thuốc này cùng với Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang, một động một tĩnh, một thăng một giáng, một âm một dương, để điều hòa duy trì bình ổn. Tôi lấy số thuốc chừng 1 tháng để cô bé quay lại Âu Châu dùng.

Sau 7 ngày điều trị, cô bé đã có thể ngủ được yên ổn và ăn uống bình thường. Một tháng sau khi trở về Âu Châu, mẹ cô bé đã viết thư cảm ơn, nói rằng con gái của bà đã dần thoát ra khỏi tình trạng lo lắng, ăn, ngủ và đi học đều trở lại bình thường. Bởi vì cô bé rất giỏi giang, còn đảm nhiệm vai trò tổng biên tập tạp chí của trường, lấy lại những năm tháng tuổi xanh ngây thơ tỏa sáng rực rỡ .

Tuổi dậy thì, ai cùng ai khiêu vũ trong triều dương?

Năm tháng xế chiều, ai cùng ai gần nhau lúc tà dương?

(Bài viết trích từ “Thất tình quải tâm — Mê vân già huệ nguyệt”, Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan; http://broadpressinc.com/)

Tác giả: Ôn Tần Dung (Bác sĩ Trung y người Đài Loan)
Lý Quân biên tập
Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn