‘Những Tấm Thảm về Kỳ Lân’ tại The Met Cloisters của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan

Trên cánh đồng cỏ ngàn hoa, một chú kỳ lân trầm tĩnh nằm nghỉ trong một hàng rào hình tròn màu vàng kim. Chú kỳ lân được buộc nhẹ vào thân cây lựu bằng sợi xích vàng nối với một chiếc vòng cổ sắc màu lộng lẫy. Cây lựu sai trĩu quả, một số trái có vẻ còn bị vỡ ra và nhỏ nước lên chú kỳ lân này tại ba vị trí khác nhau.

Tuy nhiên có điều gì đó không ổn lắm!

1 Một phần của tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 144 7/8 inch x 99 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)
Một phần của tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 144 7/8 inch x 99 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Xem xét kỹ hơn, mặc dù những trái cây ở đây là trái lựu, nhưng những chiếc lá của cây này thì không phải lá của cây lựu, và hàng rào bao quanh chú kỳ lân là thấp đến mức chú có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Vệt nước trái lựu làm bẩn bộ lông của kỳ lân thậm chí có thể là vết máu.

2 Tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), năm 1495 –1505, Nam Hà Lan. Chất liệu len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 144 7/8 inch x 99 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)
Tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), năm 1495 –1505, Nam Hà Lan. Chất liệu len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 144 7/8 inch x 99 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Vậy chuyện gì đang thực sự diễn ra ở đây? Không một ai biết chắc chắn rằng tấm thảm này đại diện cho điều gì hoặc ai là người đã ủy thác để làm ra tác phẩm sang trọng này. Thật vậy, tác phẩm này bí ẩn như ý nghĩa của hình ảnh chú kỳ lân vậy, tuy nhiên cũng có một số manh mối mang tính biểu tượng trong thiết kế này.

Các học giả cho rằng tác phẩm này có thể là một phần của bộ gồm bảy tấm thảm, được làm vào khoảng giữa năm 1495 và năm 1505, thuộc bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan và được trưng bày ở tòa nhà Cloisters của Viện Bảo tàng này. Không ai chắc chắn về thứ tự chính xác của những tấm thảm vì không có bất kỳ ghi chép nào về giai đoạn lịch sử ban đầu của chúng, ngoài việc những tấm thảm này được nhắc đến lần đầu vào năm 1680. Các học giả thậm chí còn không chắc chắn liệu bộ thảm này có phải là một bộ hoàn chỉnh hay là nhiều bộ riêng biệt.

Cuộc đi săn kỳ lân

Tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm) dường như là tấm cuối cùng trong bộ bảy tấm thảm này, và là phần cuối của phân cảnh miêu tả cách bắt một chú kỳ lân, tuy nhiên nó cũng có thể là một phân cảnh độc lập.

3 Tấm thảm “The Hunters Enter the Woods” (Những thợ săn tiến vào rừng), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 124 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)
Tấm thảm “The Hunters Enter the Woods” (Những thợ săn tiến vào rừng), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 124 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)

Sáu tấm thảm còn lại, mỗi tấm đều đẹp mắt và trong vài trường hợp rất sinh động, miêu tả về phương pháp đánh bẫy kỳ lân. Tấm thảm cho thấy những toan tính về cuộc đi săn mang tên là “The Hunters Enter the Woods” (Những thợ săn tiến vào rừng) khi những người này bắt đầu chuyến thám hiểm của họ. Tuy vậy, tại bức thảm “The Unicorn Is Found” (Tìm thấy chú kỳ lân), những người đàn ông này đã vây quanh sinh vật đó cùng với ánh nhìn hoang mang, gần như là họ không biết nên làm gì.

4 Tấm thảm “The Unicorn Is Found” (Tìm thấy chú kỳ lân), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 149 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).
Tấm thảm “The Unicorn Is Found” (Tìm thấy chú kỳ lân), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 149 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Hãy phỏng đoán rằng tiếp theo sau tấm thảm “Tìm thấy chú kỳ lân” là tấm thảm “The Unicorn Is Attacked” (Chú kỳ lân bị tấn công). Chính trong tấm thảm này, sức nóng của chuyến đi săn đã lên đến đỉnh điểm. Đó là tất cả những sự việc đang diễn ra: chó rượt đuổi theo chú kỳ lân, thợ săn thổi tù và ầm ĩ, và những ngọn giáo chĩa về chú kỳ lân từ mọi hướng. Không hề có lối thoát.

5 Tấm thảm “The Unicorn Is Attacked” (Chú kỳ lân bị tấn công), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 168 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).
Tấm thảm “The Unicorn Is Attacked” (Chú kỳ lân bị tấn công), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 168 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Trong tấm thảm tiếp theo mang tên “The Unicorn Defends Itself” (Chú kỳ lân tự vệ) cho thấy sinh vật này nhảy lồng lên và húc chiếc sừng vào một trong số những con chó săn.

6 Tấm thảm “The Unicorn Defends Itself” (Chú kỳ lân tự vệ), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 158 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).
Tấm thảm “The Unicorn Defends Itself” (Chú kỳ lân tự vệ), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 158 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Tất nhiên, như hầu hết mọi người đều biết, cách duy nhất để thật sự bẫy một chú kỳ lân là cần có sự trợ giúp của một trinh nữ, người có thể thôi miên hay khuất phục sinh vật tội nghiệp này và thực hiện việc mà người ta gọi là “The Mystic Capture of the Unicorn” (Cuộc bắt giữ kỳ lân thần bí).

7 Tấm thảm “The Mystic Capture of the Unicorn” (Cuộc bắt giữ kỳ lân thần bí), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 158 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).
Tấm thảm “The Mystic Capture of the Unicorn” (Cuộc bắt giữ kỳ lân thần bí), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 158 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Sau tấm thảm này, số phận của chú kỳ lân dường như đã được định đoạt trong một khung cảnh được dệt trong tấm thảm “The Unicorn Is Killed and Brought to the Castle” (Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài). Tuy nhiên, đó không phải là kết thúc của câu chuyện này bởi vì tấm thảm cuối cùng có vẻ là “Chú kỳ lân bị giam cầm”.

8 Tấm thảm “The Unicorn Is Killed and Brought to the Castle” (Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 153 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).
Tấm thảm “The Unicorn Is Killed and Brought to the Castle” (Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 153 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Chú kỳ lân bị giam cầm

Chỉ có nhà bảo trợ giàu có mới đủ khả năng chi trả cho tác phẩm xa hoa như vậy.

Thiết kế này được cho là thuộc về người Pháp, rất có thể là một người Paris, tuy nhiên thợ dệt nên tấm thảm này được cho là đến từ Brussel, Hà Lan, những người nổi tiếng với kỹ thuật dệt hoàn hảo.

Tấm thảm được thực hiện trên một khung cửi lớn với sợi len mịn được nhuộm màu, tơ tằm và chỉ kim loại. Các màu căn bản của những tấm thảm này được lấy từ các loài thực vật: chẳng hạn, màu vàng lấy từ cỏ mộc tê (weld), màu đỏ lấy từ cây thiên thảo (madder), và màu xanh lam lấy từ cây tùng lam (woad). Chất liệu phong phú và những tông màu đá quý của trang phục, lông thú, lá cây, thân cây, và vỏ cây đều có được từ việc phối trộn những màu sắc đơn giản này.

Tấm thảm này không thể hiện độ sâu; các loại thực vật và hoa nằm trên phông nền phẳng, màu tối — một phong cách được gọi là “ngàn hoa” (mille fleur). Số lượng thực tế của các bông hoa khác nhau xuất hiện trong tấm thảm “Chú kỳ lân bị giam cầm” không phải là một ngàn nhưng vẫn rất nhiều và đặc biệt ấn tượng. Thật kinh ngạc, rất nhiều loại hoa được miêu tả trong tấm thảm này đạt đến mức chính xác về mặt thực vật học.

Từ đầu những năm 1500 trở đi, nhiều tấm thảm “mille fleur” thể hiện những đóa hoa cách điệu hơn là hoa tự nhiên.

Biểu tượng linh thiêng và thế tục

Tấm thảm “Chú kỳ lân bị giam cầm” tỏa sáng với cả những biểu tượng tôn giáo và thế tục. Theo quan điểm của Cơ Đốc Giáo, kỳ lân có thể đại diện cho Thiên Chúa và sự thánh khiết của Ngài. Cảnh tượng “Chú kỳ lân bị giam cầm” có thể được xem như là sự phục sinh của Chúa. Trong những cảnh trước đó, chúng ta đã nhìn thấy kỳ lân đã lìa đời, nhưng ở cảnh này thì chú vẫn còn sống, như đang trong một trạng thái thiền định siêu phàm. Chú kỳ lân được rào kín ở bên trong một vòng tròn, đại diện cho sự vĩnh hằng trong nghệ thuật Cơ Đốc Giáo, hàm ý thực tế rằng đức tin vào điều gì đó cao cả hơn và thánh khiết hơn: Trong trường hợp này, chú kỳ lân ấy giống như Thiên Chúa, là vĩnh hằng. Nếu có một trụ rào khác ở phía sau cây lựu đó, thì sẽ có tổng cộng 12 trụ, và mỗi trụ trông giống như một cây thương chỉ thẳng lên thiên đường, có lẽ là một hàm ý về 12 tông đồ.

Làm sao để bắt được Kỳ Lân
Tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 153 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)
9 Tấm thảm “The Unicorn in Captivity” (Chú kỳ lân bị giam cầm), năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 153 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan)
Tấm thảm “The Unicorn Is Killed and Brought to the Castle” (Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài), vào năm 1495-1505, Nam Hà Lan. Chất liệu: Len sợi dọc và len, lụa, bạc và len sợi ngang mạ vàng; kích thước 145 inch x 153 inch. Quà tặng của ông John D. Rockefeller Jr., năm 1937, The Met Cloisters (Ảnh: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan).

Trong tấm thảm “Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài” cho thấy một chú ngựa chở kỳ lân đã qua đời. Chú kỳ lân này đội một chiếc vòng được làm bằng những nhánh gai sồi, tượng trưng cho chiếc mão gai của Chúa Giê-su, và một vết thương trên chân của kỳ lân, cũng có thể thể hiện về những vết sẹo khi Chúa Giê-su bị đóng đinh.

Có một cách diễn giải khác về tấm thảm “Chú kỳ lân bị sát hại và được đưa về lâu đài” như là một câu chuyện ngụ ngôn về hôn nhân và sự sinh sản. Văn hóa dân gian tương truyền rằng chỉ có trinh nữ mới có thể bắt được kỳ lân, và có rất nhiều biểu tượng về sự sinh sản trong khung cảnh này. Trái lựu cùng những hạt giống tươi tốt của nó, những loài hoa được thể hiện trong tấm thảm này, như hoa lan dại, quyền sâm và cây kế, đã được dùng để trợ giúp khả năng sinh sản cho cả hai giới trong suốt thời Trung Cổ.

Và rồi chúng ta nhìn thấy ký tự “A” và “E” được buộc bởi một sợi dây dài. Chữ cái đầu này có thể đơn giản là đại diện cho người bảo trợ bí ẩn đã ủy thác thực hiện các tác phẩm, hoặc cũng có thể sợi dây biểu thị mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng vô danh A và E. Do đó cảnh này cũng có thể nói về sự thuần khiết của hôn nhân.

Chiếc hàng rào thấp hình tròn mà chú kỳ lân có thể nhảy qua dễ dàng biểu thị cho sự ràng buộc bởi quy tắc đạo đức vĩnh hằng trong hôn nhân, nhưng không mang tính giam hãm.

Nhìn chung, bất kể ý nghĩa đó là gì, “Những tấm thảm kỳ lân” vẫn sẽ tiếp tục mê hoặc khán giả.

Để tìm hiểu thêm về những tác phẩm này, hãy truy cập trang MetMuseum.org

Lorraine Ferrier
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Lorraine Ferrier, nữ tác giả chuyên viết về mảng mỹ thuật và thủ công cho The Epoch Times. Bài viết của cô chủ yếu xoay quanh các nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ vùng Bắc Mỹ và Âu Châu, những nghệ sĩ với phong cách chế tác thấm đẫm vẻ đẹp và giá trị truyền thống. Cô đặc biệt quan tâm đến những ngành nghệ thuật và thủ công hiếm gặp và ít được biết đến. Cô hy vọng rằng chúng ta có thể bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống. Cô sinh sống và sáng tác tại vùng ngoại ô thành phố London, Anh quốc.

Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn