Nghiên cứu: Sarunashi (Kiwi) Nhật Bản có thể ngăn ngừa ung thư phổi

Phòng ngừa ung thư cách bằng ăn uống luôn là chủ đề được quan tâm. Một nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản đã phát hiện ra rằng trái Actinidia arguta Nhật Bản (hay còn gọi là trái sarunashi Nhật Bản hoặc kiwi chịu nhiệt) có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi.

Một bài báo đăng trên Tập san Genes and Environment (Gene và Môi trường) vào ngày 09/12/2022 cho thấy isoquercetin (isoQ) trong trái sarunashi có thể loại bỏ các tế bào ung thư phổi A549 bằng cách ngăn chặn con đường truyền tin PI3K/AKT trong quá trình sinh ung thư và tăng sinh tế bào ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu do Sakae Arimoto, giáo sư tại Trường Cao học Y khoa, Nha khoa và Khoa học Dược phẩm Đại học Okayama ở Nhật Bản. Họ đã sử dụng một hợp chất đặc trưng của thuốc lá, nitrosamine, 4-(methylnitrosamino)-1-(3-pyridyl)-1-butanone (NNK), để gây ra khối u phổi ở chuột và sau đó tách chúng thành hai nhóm: Một nhóm được uống nước ép sarunashi (nhóm thử nghiệm) và nhóm còn lại không được uống nước trái cây (nhóm đối chứng). Kết quả cho thấy số lượng khối u ở nhóm chuột thử nghiệm ít hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng.

Những phát hiện này cho thấy nước ép sarunashi có thể làm tăng hoạt động của enzyme DNA methyltransferase, phục hồi quá trình alkyl hóa DNA, cải thiện khả năng sửa chữa tổn thương DNA và do đó đạt được tác dụng chống đột biến.

Nước ép sarunashi chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin phong phú như calcium, phosphorus, potassium, vitamin C, vitamin E, beta-caroten có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa, và điều hòa chức năng đường ruột hiệu quả.

Trái Actinidia arguta của Nhật Bản không cùng loài với trái kiwi có nguồn gốc từ Úc. Trái sarunashi có vỏ nhẵn, màu xanh lục, mùi thơm nồng, dài dưới 1 inch (2 đến 3 cm) và mọc ở vùng núi cao hơn. Cái tên sarunashi có nghĩa là “quả lê khỉ” bởi mùi vị thơm ngon khiến lũ khỉ mải ăn quên cả bản thân.

Thanh Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Weber Lee
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Weber Lee là ký giả của The Epoch Times tại Đài Loan, chuyên viết về Y học Tích hợp và các vấn đề thời sự liên quan đến Đài Loan và Trung Quốc.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn