Cách ăn 8 loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên một cách an toàn

Ăn quá nhiều hạt bạch quả có thể gây ngộ độc

Trái cây và rau quả tươi chứa các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và là những yếu tố quan trọng của một phương thức ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại trái cây và rau quả có chứa độc tố tự nhiên. Chúng ta nên ăn như thế nào để tránh bị ngộ độc?

Cây Bạch quả (còn được gọi là cây maidenhair) là một ví dụ điển hình. Cách đây không lâu, một người đàn ông ở Hồng Kông đã xuất hiện triệu chứng ngộ độc sau khi ăn một lúc 50 trái Bạch quả. Ngoài ra, còn có loại trái cây và rau củ quả nào khác có chứa độc tố không?

Tám loại rau củ quả chứa độc tố tự nhiên

Sau đây là những loại trái cây và rau củ phổ biến có chứa độc tố tự nhiên:

1. Các loại đậu

Đậu xanh, đậu đỏ và đậu trắng, những loại đậu này có chứa một loại độc tố tự nhiên gọi là phytohaemagglutinin. Nếu vô tình ăn phải những loại đậu chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín, thì trong vòng 1 đến 3 giờ sẽ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

  • Các triệu chứng ngộ độc: buồn ói, nôn mửa, tiêu chảy, v.v…
  • Lời khuyên: Ngâm nước và nấu kỹ trong nước sôi để loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, đậu đóng hộp đã được gia nhiệt và không cần nấu lại.

2. Củ mì

Rễ củ mì còn được gọi là khoai mì, có chứa độc tố tự nhiên cyanogen glycoside. Củ mì đắng chứa hàm lượng độc tố cao hơn so với củ mì ngọt. Nếu ăn củ mì chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín kỹ, độc tố chứa trong củ mì sẽ chuyển hóa thành hydro cyanide, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc cyanide có thể xuất hiện trong vòng vài phút.

  • Triệu chứng ngộ độc: cổ họng co thắt, buồn ói, ói, nhức đầu… trường hợp nặng có thể tử vong.
  • Lời khuyên: Chỉ ăn sau khi đã được nấu chín kỹ.

3. Măng tươi

Măng tươi chứa độc tố tự nhiên glycosides cyanogen, độc tính tương tự như củ mì.

  • Các triệu chứng ngộ độc: co thắt cổ họng, buồn ói, ói, nhức đầu, v.v…
  • Lời khuyên: Cắt thành lát mỏng và nấu chín kỹ trước khi ăn.

4. Hạt của trái cây

Hạt của trái táo, mơ, lê, mận khô, mận, anh đào, đào, v.v…, có chứa chất glycoside cyanogen độc hại. Tất nhiên, thịt của những loại trái cây này không chứa độc tố. Khi mọi người ăn trái cây mà không bỏ hạt ra, chất glycoside cyanogen sẽ chuyển hóa thành hydro cyanide độc hại. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm độc nhất và có thể bị ngộ độc cyanide sau khi nuốt phải một vài hạt.

  • Các triệu chứng ngộ độc: co thắt cổ họng, buồn ói, ói, nhức đầu, v.v…
  • Lời khuyên: Không nên ăn hạt. Nên bỏ hạt trước khi ăn trái cây.

5. Khoai tây

Khoai tây có chứa độc tố tự nhiên gọi là glycoalkaloids, hàm lượng thấp sẽ không gây tác dụng phụ đối với con người. Tuy nhiên, khoai tây xanh, mọc mầm, hư hỏng hoặc thối rữa có thể chứa hàm lượng glycoalkaloid cao, hầu hết các chất độc được tìm thấy trong phần xanh của khoai tây, vỏ hoặc ngay dưới vỏ.

  • Các triệu chứng ngộ độc: cảm giác nóng rát trong miệng hoặc đau bụng dữ dội, buồn ói và nôn mửa.
  • Lời khuyên: Không ăn khoai tây còn xanh, có dấu hiệu mọc mầm, hư hỏng, thối rữa. Ngay cả chiên, áp chảo, luộc, kho hoặc chiên ngập dầu cũng không loại bỏ được glycoalkaloid.

6. Nấm tươi

Nấm tươi, đặc biệt là nấm đen, có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn vào, chất này sẽ cùng với máu phân bố vào các tế bào biểu bì của cơ thể người. Sau khi bị ánh nắng mặt trời chiếu xạ có thể gây ra bệnh viêm da do nắng.

  • Triệu chứng ngộ độc: ngứa, phù nề, đau nhức, thậm chí hoại tử cục bộ. Chất này còn có thể gây phù nề cổ họng, khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Lời khuyên: Chần qua nước sôi trước khi ăn. Nấm khô không độc.

7. Hoa kim châm

Rễ và hoa của hoa kim châm chứa độc tố tự nhiên colchicine. Ăn hoa kim châm tươi chưa ngâm nước hoặc nấu chín kỹ có thể gây ngộ độc.

  • Triệu chứng ngộ độc: rối loạn tiêu hóa như đau bụng, ói và tiêu chảy.
  • Lời khuyên: Ngâm nước sạch từ 1 đến 2 giờ, nấu chín kỹ trước khi ăn. Hoa kim châm phơi nắng không độc hại.

8. Hạt bạch quả

Hạt bạch quả còn được gọi là “hạt trắng”, có chứa độc tố như Gingotoxin 4′-methoxypyridoxine và glycoside cyanogen. Đây là loại độc tố có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và ăn nhiều có thể dẫn đến ngộ độc. Độc tố tồn tại trong mô dự trữ thực phẩm của Bạch quả, có đặc tính kháng vitamin B6 và có thể ức chế sự hình thành acid 4-aminobutyric từ acid glutamic – đóng vai trò truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh. Trẻ em đặc biệt dễ bị ngộ độc thực phẩm do ăn bạch quả.

  • Các triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng, lú lẫn và co giật.
  • Lời khuyên: Bạch quả chưa chín và chưa nấu chín có độc tính cao. Nên nấu chín Bạch quả trước khi ăn để giảm độc tính và luôn hạn chế ăn, mỗi ngày chỉ nên ăn một vài hạt. Trẻ em, người lớn tuổi và những người có sức khỏe kém càng phải chú ý.

Lượng gây độc hại của hạt bạch quả

Theo thống kê mới nhất vào tháng 7, trong năm 2022 có 151 người bị ngộ độc thực phẩm ở Nhật Bản, khiến 3 người tử vong. Ngoài ra, theo số liệu năm 2022 của Trung tâm thông tin ngộ độc Nhật Bản, trong 10 năm qua đã có 263 cuộc tư vấn về các vụ ngộ độc bạch quả, bệnh nhân dưới 5 tuổi chiếm 70%.

Vào ngày 12/06, một người đàn ông 57 tuổi ở Hồng Kông đã nấu 50 hạt bạch quả trong nước đường rồi ăn hết. Khoảng hai tiếng rưỡi sau thấy xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn ói, nôn, mệt mỏi, đau đầu và tim đập nhanh. Tình trạng của ông đã ổn định sau khi điều trị.

Bà Lý Thanh, bác sĩ Trung y tại Nhật Bản, nói với The Epoch Times rằng Bạch quả là một trong những sản phẩm thảo dược chăm sóc sức khỏe bán chạy nhất ở Hoa Kỳ và Âu Châu. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm y tế đều dùng chiết xuất từ lá Bạch quả chứ không phải hạt Bạch quả.

Bà Lý nhắc nhở rằng người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn quá 10 hạt Bạch quả đã nấu chín và cố gắng không ăn sống.

Trung y: Bạch quả ích phổi và bình suyễn

Bạch quả có một lịch sử lâu dài được dùng trong các đơn thuốc Trung y. Sách cổ điển Trung y “Bản thảo Cương mục” cho biết: “Bạch quả có vị loãng và nồng, có tính chất làm se da, màu trắng và thuộc kim trong ngũ hành. Do đó có thể đi vào kinh phế, ích phổi khí, bình suyễn và trị ho, giảm đại tiện. Nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng co thắt quá mức và khiến người ta cảm thấy đầy hơi.”

Thuyết ngũ hành, là cơ sở lý luận của Trung y tin rằng 5 yếu tố – mộc, hỏa, thổ, vàng (kim loại) và thủy – tương ứng với 5 cơ quan nội tạng: gan, tim, lá lách, phổi và thận và lần lượt tương ứng với 5 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng và đen. Bạch quả – màu trắng, màu trắng đối với màu vàng, và lá phổi cũng thuộc về màu vàng. Vì vậy, Bạch quả có tác dụng ích phổi và giảm ho. Ngoài ra, Bạch quả còn có tác dụng cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, dùng quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt và khó thở.

Bà Lý cho biết, theo lý thuyết của Trung y, thức ăn cũng là thuốc. Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên nhưng nếu được chế biến đúng cách, không chỉ có thể loại bỏ được độc tính mà còn phát huy được dược tính. Bà đã gợi ý công thức cho một bữa ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Súp Bạch quả hoa ly đỏ

  • Nguyên liệu: 50g hoa ly đỏ, 10 trái chà là đỏ, 50g bạch quả, 300g thịt bò, hai lát gừng và một ít muối
  • Lời khuyên:

  1. Sau khi trụng sơ thịt bò tươi với nước sôi, cắt thành lát mỏng và để riêng. Bạch quả được tách vỏ, ngâm nước để loại bỏ lớp màng bên ngoài, sau đó rửa sạch bằng nước để dùng sau.
  2. Rửa sạch hoa ly, chà là đỏ, gừng với nước sạch. Loại bỏ các hạt. Gọt vỏ gừng và cắt thành hai lát.
  3. Cho lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi. Sau đó cho hoa ly, chà là đỏ, bạch quả và gừng thái lát vào, đun lửa vừa cho đến khi hoa ly chín kỹ. Thêm thịt bò vào. Đun tiếp đến khi thịt bò chín kỹ và tiếp tục nấu cho đến khi chín nhừ. Thêm một chút muối và dùng ngay.
  • Tác dụng: Bổ huyết, dưỡng da, bổ phế, bình suyễn, bổ tỳ ích vị.

Cô Lý nói rằng ăn quá nhiều bạch quả có thể gây đầy hơi, nhưng kết hợp Bạch quả với gừng cay sẽ trung hòa tác dụng này.

Khánh Nam biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

The Epoch Times
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn