Tránh nhiễm virus và dị ứng vào những ngày hè nắng nóng trong tiết khí Mang chủng

Thuật ngữ tiết khí là một khoảng thời gian hai tuần dựa trên vị trí của mặt trời trong cung hoàng đạo. Tiết khí dựa trên lịch âm Trung hoa. Quan niệm truyền thống người Hoa cho rằng sống phù hợp với tự nhiên sẽ giúp ta có một cuộc sống hài hòa. Loạt bài viết này khám phá từng tiết khí trong 24 tiết khí của năm, cung cấp kiến thức về cách điều hướng mùa tốt nhất.

Tiết khí: Mang chủng

Năm 2021: Ngày 05/06 đến ngày 20/6

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng Mang chủng là mùa cao điểm của virus, nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Mang chủng là thời điểm nông dân thu hoạch ngũ cốc và gieo chủng giống mới trước khi tiết trời đạt đến đỉnh điểm của nhiệt độ và độ ẩm.

Thời tiết quá khô báo trước một mùa hạn hán sắp tới, có thể gây ra thách thức cho cây trồng.

Khi chuyển mùa, những bông hoa xuân bắt đầu khô héo. Một nghi lễ truyền thống từng được tổ chức để tiễn các vị thần hoa trở về thiên đàng, và bày tỏ ước muốn họ sẽ quay trở lại vào năm sau.

Tác giả quyển tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc “Hồng lâu mộng”, Tào Tuyết Cần, cũng như nhân vật nam chính, Giả Bảo Ngọc, đều sinh ra vào tiết Mang chủng.

Nhân vật nữ chính, Lâm Đại Ngọc, đã chôn những bông hoa tàn trong tiết khí mang chủng và viết một bài thơ nổi tiếng có tựa đề “Táng hoa từ” vào ngày đó.

Đối với Lâm Đại Ngọc, việc chôn cất ấy mang ý nghĩa tiễn đưa một mùa xuân và quãng thời gian tươi đẹp trong cuộc đời.

Đối với những loại cây chưa nở hoa, rất có thể chúng sẽ không cho quả trong năm nay.

Tiết khí Mang chủng ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng Mang chủng là mùa cao điểm của virus, nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Có thể do thời điểm này lượng mưa dồi dào và nhiệt độ tương đối cao, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cả bên trong và bên ngoài cơ thể.

Vì vậy, lúc này tốt nhất bạn không nên ăn các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, có một tin tốt lành cho người dị ứng phấn hoa vì hoa sẽ tàn trong tiết khí mang chủng.

Một vài mẹo giữ gìn sức khỏe trong tiết khí Mang chủng

Tránh nhiễm virus vào ngày hè
Dậy sớm và điều chỉnh nhịp sinh học với ánh bình minh. (Ảnh: PK Studio/ Shutterstock)
  • Hãy dậy sớm để tận hưởng buổi sáng mát mẻ và hòa mình với bình minh. Sau đó, có thể cân nhắc việc nghỉ trưa một chút. Một giấc ngủ ngắn buổi trưa rất có lợi cho cơ thể.
  • Bơi lội rất thích hợp cho thời điểm này trong năm, vì nó giúp cơ thể vận động nhẹ nhàng và lưu thông khí huyết.
  • Tắm bằng nước ấm – chứ không phải nước nóng – để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nhiệt cơ thể.
  • Ngâm chân bằng nước ấm, có thể giúp thư giãn và hỗ trợ những người mất ngủ vào những đêm nóng nực.
  • Xông hơi, nhưng nhớ lau mồ hôi và giữ cho da khô. Đối với những người phải chịu mùa đông khắc nghiệt, đây là thời điểm lý tưởng để thải khí độc ra ngoài — cả từ trái tim. Nhiệt độ tăng dần giúp hút bớt hơi lạnh còn sót lại từ bên trong cơ thể. Điều này rất hữu ích đối với những người thường xuyên bị cúm hoặc cảm lạnh, vì hàn khí thường trú ngụ nội trong cơ thể chúng ta, nơi virus dễ tấn công hoặc năng lượng lành mạnh không thể xâm nhập.
  • Khi bị đau bụng, hãy thử xoa đều cách rốn khoảng 4cm. Điều này giúp giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng tinh dầu ngải cứu, oải hương, khuynh diệp, sả để xua đuổi côn trùng và giảm thiểu tác động của vi khuẩn.

Thực phẩm

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi và tránh dầu mỡ giúp cơ thể cân bằng và có thể thích nghi với mùa nóng.

Để thanh nhiệt giải khát, hãy bổ sung nhiều nước bằng cách uống trà xanh, trà kim ngân hoa, nước ép táo gai và nước ép mận.

Thưởng thức các loại rau diếp xoăn Pháp, rau arugula, cần tây, cải thìa, dưa chuột, cà tím, đậu xanh, cải xoăn, rau bina, bí ngòi, nấm, hải sản và dưa hấu.

Ngoài ra, atisô, bông cải xanh, cà chua, củ năng ngọt, khoai mỡ và tất cả các loại rau đắng đều giúp thanh lọc cơ thể.

Thu Ngân biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Moreen Liao
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cộng tác viên của Epoch Times, Moreen Liao là hậu duệ của gia tộc bốn đời hành nghề y cổ truyền Trung Quốc. Cô cũng được chứng nhận là một nhà trị liệu bằng hương liệu, nguyên là trưởng khoa của Viện trị liệu tự nhiên mới ở Sydney, Úc, và là người sáng lập của Ausganica, một thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ được chứng nhận.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn