3 mẹo giúp phục hồi và cải thiện khứu giác sau nhiễm COVID-19

Mất khứu giác có thể là một triệu chứng đặc trưng sau nhiễm COVID-19 và là một trong những triệu chứng phổ biến nhất được ghi nhận trong giai đoạn đầu của sự lây nhiễm.

Không giống như các bệnh truyền nhiễm do virus khác gây nên, tình trạng giảm hoặc mất khứu giác sau nhiễm COVID-19 thường xảy ra đột ngột và không đi kèm với dấu hiệu nghẹt mũi. Một nghiên cứu mới trên Tập san Y học Vương Quốc Anh cho biết 5% bệnh nhân có thể bị mất khứu giác lâu dài.

Bác sĩ Trung Y Wu Yuxuan cho hay có khoảng 12% bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng sớm nhất là rối loạn chức năng khứu giác. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau ba đến bốn tuần, nhưng có thể tồn tại trong một năm sau khi nhiễm bệnh ở một số bệnh nhân.

Do đó, bác sĩ Wu đã đưa ra 3 mẹo nhỏ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng rối loạn chức năng khứu giác.

Mối liên quan giữa phổi và mũi

Bác sĩ Wu chia sẻ một trường hợp: Cô Zhong, một bệnh nhân 54 tuổi được chẩn đoán bị COVID-19, với các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường: ho, ngứa họng nhưng không sốt hoặc có các triệu chứng khác. Sau đó, cô bắt đầu sốt cao, đau họng, khó thở và cảm thấy đau khi nuốt nước bọt vào ban đêm. Cô mất ngủ cả đêm.

Cô đến gặp bác sĩ và được tư vấn điều trị Trung Y. Vào ngày thứ tư, cổ họng cô không còn đau, và nhiệt độ cơ thể về bình thường. Nhưng cô bắt đầu ho, và không thể ra gió. Hễ gặp gió là cô sẽ ho và sổ mũi.

Cô được khám lại và điều trị, cuối cùng hết ho, và có thể ngủ ngon hơn.

Nhưng đột nhiên, cô nhận ra bản thân không còn khả năng cảm nhận mùi. Kể cả mùi nước hoa, hay mùi tỏi, và cô hiểu rằng mình đã mất khứu giác.

Bác sĩ Wu cho biết rằng không có khái niệm rối loạn khứu giác trong Trung Y. Tuy nhiên, lý thuyết Trung Y là một hệ thống toàn diện và tinh vi, trong đó các loại triệu chứng có thể được dùng để suy ra vị trí khởi nguyên của bệnh. Hệ thống này kết hợp năm yếu tố, phân loại bệnh dựa trên những tính chất nhất định.

Dịch hạch thời nhà Thanh ở Trung Hoa có đề cập đến “nhiệt tà xâm phạm phế trước.” COVID-19 là một loại virus phong nhiệt. Tính chất “tà” gây bệnh của phong nhiệt tăng lên, dẫn đến đường hô hấp trên và dưới bị “nhiệt” tấn công mà phát bệnh. Đau họng dữ dội, ngạt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu vàng, xanh cho thấy bệnh nằm ở phổi.

Mối liên quan giữa phổi và mũi là khái niệm quen thuộc trong Trung Y. Mầm bệnh có tính phong nhiệt gây giáng phế khí (năng lượng sống), ảnh hưởng đến mũi, dẫn đến các triệu chứng có thể bao gồm mất khứu giác.

Bác sĩ Wu đề xuất ba phương pháp để kích thích lưu thông máu, thông mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi và rối loạn khứu giác. Đó là trà thảo dược Trung Y, xoa bóp bấm huyệt và xoa bóp bằng tinh dầu. Một số loại thảo mộc nghe xa lạ, nhưng có thể được tìm thấy tại các cửa hàng tin cậy dưới đây:

1. Trà cải thiện nghẹt mũi

Thành phần:

  • Hoa Mộc Lan 11gr
  • Thạch xương bồ 11gr
  • Ké đầu ngựa 11gr
  • Rễ Đương quy Đài Loan 7.5 gr
  • Rễ Sắn dây 7.5 gr

Cách làm:

  • Gói các nguyên liệu trong miếng vải cotton thành gói trà, sau đó ngâm trong 300ml nước nóng và uống.

Loại trà này giúp làm sạch phổi, cải thiện lưu thông máu mũi, nghẹt mũi và/hoặc mất khứu giác.

2. Xoa bóp bấm huyệt

Đối với những người bị ngạt mũi, mất khứu giác lâu ngày sẽ thấy đau nhức và sưng tấy khi ấn vào các huyệt này. Nên xoa bóp thường xuyên để giúp giảm bớt các triệu chứng.

Bạn cũng có thể dùng gua sha (một dụng cụ xoa bóp được cắt mài từ đá quý của Trung Hoa) để kích thích các huyệt vị một cách vừa phải giúp cải thiện tuần hoàn vùng mặt và thông mũi.

  • Huyệt Thượng Tinh (DU23): vẽ một đường thẳng đứng từ đỉnh mũi đến chân tóc, huyệt Thượng Tinh nằm cách chân tóc 1 inch (2.54cm).
  • Huyệt Ấn Đường (EX-HN3): nằm ở trung điểm giữa hai đầu trong của lông mày.
  • Huyệt Nghinh Hương (LI20): nằm trên nếp gấp mũi má, cách mép ngoài cánh mũi 0.65 inch (1.65cm).
  • Huyệt Liệt Khuyết (LU7): nằm ở phía trên nếp gấp cổ tay 1.5 inch (3.8cm), gióng từ mỏm trâm quay hướng lên.
(Ảnh: Shutterstock/The Epoch Times)
(Ảnh: Shutterstock/The Epoch Times)

3. Xoa bóp bằng tinh dầu

Thành phần:

  • Dùng dầu jojoba là thành phần chính
  • 3 giọt tinh dầu gió
  • 3 giọt tinh dầu sim
  • 2 giọt tinh dầu mộc lan ngọt
  • 1 giọt tinh dầu tiêu trĩ
  • 1 giọt tinh dầu hoa oải hương

Cách làm:

  • Thoa hỗn hợp tinh dầu vào lòng bàn tay để làm ấm.
  • Xoa bóp tại các huyệt Thượng Tinh, Ấn Đường, Nghinh Hương và Liệt Khuyết, đồng thời cảm nhận mùi hương của tinh dầu.

David Chu là một ký giả sống ở Luân Đôn đã làm việc trong mảng tài chính gần 30 năm ở những thành phố lớn tại Trung Quốc và hải ngoại, bao gồm Đại Hàn, Thái Lan, và các quốc gia Đông Nam Á khác. Ông được sinh ra trong gia đình chuyên về Trung Y và có kiến thức về văn học Trung Hoa cổ đại.

Thanh Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

David Chu
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông David Chu là một ký giả sống ở London, đã làm việc trong lĩnh vực tài chính gần 30 năm tại các thành phố lớn ở Trung Quốc và hải ngoại, bao gồm Nam Hàn, Thái Lan, và các nước Đông Nam Á khác. Ông sinh ra trong một gia đình chuyên về Y học Cổ truyền Trung Quốc và có nền tảng về văn học Trung Quốc cổ đại.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn