4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 

Nếu tôi bị cao huyết áp, tôi có phải dùng thuốc hạ huyết áp suốt đời không? Theo Trung y, huyết áp cao chỉ là một triệu chứng, đằng sau nó có rất nhiều nguyên nhân như huyết ứ, đàm thấp trở nghịch, can dương thượng cang v.v. Điều hòa huyết áp tùy theo nguyên nhân, huyết áp cao tự nhiên sẽ khỏi.

4 loại huyết áp cao phổ biến

Nhiều người khi huyết áp cao liền uống thuốc, nhưng không nghĩ đến lý do tại sao huyết áp lại cao. Trung y điều trị bệnh cao huyết áp trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Cao huyết áp được chia thành bốn loại hội chứng, tương ứng với các phương pháp điều trị khác nhau:

  1. Can dương thượng cang: Là loại hội chứng cao huyết áp thường gặp nhất. Những người như vậy dễ nổi cáu, mặt đỏ, hoa mắt, vì huyết áp cao chính là hiện tượng huyết nhiệt dồn lên não. Bệnh nhân ngủ không ngon, hơi thở có mùi hôi, miệng rất đắng và khô.

Phương pháp trị liệu: Tiềm dương, thanh nhiệt hàng hỏa.

Đơn thuốc: Thường dùng Long Đảm Tả Can Thang để thanh nhiệt hàng hỏa, ổn định huyết áp.

  1. Âm hư dương cang: Âm hư là sự thiếu hụt của tinh huyết hoặc tân dịch, âm hư có thể dẫn đến dương khí cường thịnh, dương cang lại khiến âm dịch hao tổn. Người âm hư dương cang rất dễ cáu giận, thường thích ăn uống đồ lạnh. Tuy nhiên, những gì họ uống không thể làm dịu cơn khát, kết quả là tỳ vị nhiễm ẩm, âm hư và ẩm gây chóng mặt đau đầu.

Phương pháp điều trị: Chủ yếu là dưỡng âm.

Bài thuốc: Dùng Thiên Ma Câu Đằng Ẩm. Thiên Ma có thể phân tán gió và giảm co thắt. Giảm co thắt là làm giảm sức căng của thành mạch máu. Cả Thiên Ma và Câu Đằng đều là những loại dược liệu rất tốt để điều trị cao huyết áp.

  1. Đàm thấp trở nghịch: Chứng đàm thấp rất giống với chứng âm hư dương cang, đều là do ăn uống nhiều đồ lạnh dẫn đến tích nước trong dạ dày quá nhiều và sinh ra nhiều đờm.

Phương pháp điều trị: Điều hòa tỳ vị, kiện tỳ hóa thấp (tăng cường sinh lực cho lá lách và loại bỏ khí ẩm).

Bài thuốc: Dùng Ôn Đảm Thang để hành khí tiêu đàm, làm ấm tỳ vị (lá lách và dạ dày).

  1. Huyết ứ: Người mắc chứng huyết ứ thường có xu hướng ăn uống nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn nhiều thịt, ăn no mà không tập thể dục. Hầu hết các loại huyết ứ đều có một đặc điểm là lùn, mập, khỏe. Triệu chứng của loại huyết áp cao này là mặt tương đối đỏ, các đầu ngón tay chướng mập, thậm chí toàn bộ lòng bàn tay rất đỏ, một số có chấm xuất huyết, thuộc về chức năng tuần hoàn máu ngoại vi kém.

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, cải thiện chức năng tuần hoàn máu.

Bài thuốc: Dùng Huyết Phủ Trục Ứ Thang.

Trung y điều trị cao huyết áp, vừa trị biểu hiện vừa trị gốc

Cao huyết áp theo quan điểm của y học ngày nay là phải dùng thuốc cả đời. Ý tưởng điều trị bệnh cao huyết áp của Trung y hoàn toàn khác với phương pháp điều trị của Tây y, Trung Y là điều chỉnh thể trạng và điều trị theo hội chứng. Vì “cao huyết áp” chỉ là tên bệnh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao, ví dụ như Can dương thượng cang thì cần phải điều trị từ gan, khi gan ổn định thì huyết áp sẽ hồi phục.

Với loại cao huyết áp vì huyết ứ, dòng máu của bệnh nhân không thông, thành mạch máu bị xơ cứng, nếu chỉ hạ huyết áp mà không cải thiện vấn đề xơ cứng của mạch máu thì sẽ gây ra hiện tượng huyết áp giảm khi dùng thuốc hạ huyết áp, và tăng vọt trở lại khi không dùng thuốc.

Trung y xác thực có thể chữa khỏi bệnh cao huyết áp mà không cần dùng thuốc hạ huyết áp mỗi ngày, đây là ưu điểm và đặc trưng của Trung y. Bác sĩ Lâm Nguyên Tuyền (Chủ tịch Hội đồng Giám sát Hiệp hội Y sĩ Trung y Đài Bắc), có một bệnh nhân có đặc điểm điển hình của bệnh cao huyết áp, thể trạng béo, mặt thường đỏ, tính tình dễ nóng nảy. Anh ấy đã dùng thuốc hạ huyết áp trong một thời gian dài nhưng vẫn không giữ được huyết áp ổn định. Bác sĩ Lâm đã sử dụng các dược liệu Trung Y để điều trị cho anh ấy, chẳng hạn như cỏ Long Đởm, Hoàng Liên, Thạch Cao, Thiên Ma, Câu Đằng, v.v. Vì anh ấy bị huyết ứ nên cho thêm Xuyên Đan Sâm và Hồng hoa. Sau ba tháng điều trị, huyết áp của bệnh nhân đã trở về ổn định, tình trạng tê tay, sưng ngón tay cũng được cải thiện rất nhiều. Sau đó bệnh cao huyết áp của anh ấy không tái phát nữa.

Mọi người cũng có thể điều chỉnh và cải thiện huyết áp bằng cách hằng ngày tự xoa bóp các huyệt sau:

Huyệt Phong Trì

Khi huyết áp cao, máu dồn lên não, có một huyệt có thể điều hòa chức năng tuần hoàn và lưu lượng máu của não, gọi là huyệt Phong Trì.

4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 
Huyệt Phong Trì nằm ở dưới xương chẩm sau tai, ở vùng tóc mọc tại chỗ lõm rõ ràng giữa hai đường gân lớn. (Ảnh: Epoch Times)

Huyệt Phong Trì nằm ở dưới xương chẩm của đầu, dùng tay bịt lỗ tai và ấn ngón tay cái xuống dọc theo xương chẩm sẽ có cảm giác hơi ê ẩm. Bạn có thể xoa bóp, hoặc dùng ngón tay cái ấn từ dưới lên trên.

Tại nơi giao nhau giữa xương chẩm và cổ, bên cạnh huyệt Phong Trì còn có huyệt Thiên Trụ, huyệt Phong Phủ và nhiều huyệt khác. Khi ấn huyệt Phong Trì, thì cũng có thể tiện đường ấn các huyệt này. Các huyệt này rất hiệu quả trong việc cải thiện lượng máu lên não, thư giãn não bộ, ngoài ra còn có thể đánh thức người say rượu.

Huyệt Khúc Trì

Dùng ngón tay cái ấn huyệt Khúc Trì ở khuỷu tay có công dụng xua phong hàn, và hạ huyết áp.

4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 
Huyệt Khúc Trì nằm tại chỗ lõm ở cuối nếp gấp ngang của khuỷu tay, gần rìa xương. (Ảnh: Epoch Times)

Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan là huyệt tốt nhất để điều hòa chức năng tim, có thể ấn huyệt này khi huyết áp tăng cao gây hồi hộp hoặc tức ngực.

4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 
Huyệt Nội Quan nằm ở giữa hai gân của cổ tay, từ nếp gấp cổ tay xuống một khoảng bằng chiều ngang của ba ngón tay. (Ảnh: Epoch Times)

Huyệt Dũng Tuyền

Dũng Tuyền là một huyệt đạo của thận, có thể kích thích bài tiết nội tiết tố của thận, trong Trung Y, nó được gọi là bổ thủy để chế hỏa. Khi huyết áp cao, hỏa khí dồn lên, lúc này ấn huyệt Dũng Tuyền có thể bổ kinh lạc thận và bổ sung nước, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 
Huyệt Dũng Tuyền nằm ở 1/3 phía trên của đường nối từ khe giữa ngón chân thứ hai và thứ ba đến gót chân. (Ảnh: Epoch Times)

Loại trà có tác dụng hạ huyết áp

Có một loại dược liệu là cát căn (sắn dây) có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, có thể trị cứng cổ, làm giãn cơ và mềm mạch, có tác dụng tương đương với thuốc giãn cơ của Tây y.

Uống trà sắn dây thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, nó được gọi là “giáng áp dược” trong Trung Y. Bệnh nhân cao huyết áp nếu bị chóng mặt, cứng cổ thì sau khi uống sẽ thấy cổ mềm ra, hơn nữa trà có mùi thơm và rất ngon.

Khi chọn sắn dây, cần chú ý tránh sắn dây bị hun khói lưu huỳnh, sắn dây bị hun khói lưu huỳnh sẽ trắng như tờ giấy trắng, ăn vào sẽ làm tổn thương niêm mạc, và càng khiến huyết áp gia tăng. Sắn dây tốt nên có màu hơi vàng nhạt, ngửi không có mùi chua của lưu huỳnh.

4 huyệt đạo và một loại trà có tác dụng giảm huyết áp 
Uống trà sắn dây thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, nó được gọi là “giáng áp dược” trong Trung y. (Ảnh:Đàm cổ luận kim thoại Trung Y)

Cách làm: Mỗi ngày lấy 30 gam sắn dây, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau khi đun sôi nước thì cho sắn dây vào nấu khoảng 15~20 phút. Cũng có thể bẻ đôi củ sắn dây cho vào cốc giữ nhiệt, sau đó đổ nước sôi vào cốc giữ nhiệt và để trong khoảng nửa giờ. Có thể cho thêm Thiên Ma, Câu Đằng vào nấu hoặc ngâm chung với sắn dây.

Trà sắn dây không cần đun lâu, nếu không tinh dầu thực vật trong đó sẽ bị bay hơi mất. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp không nên dùng thức ăn quá kích thích, nên tránh xa cà phê, rượu bia, thuốc lá và đồ cay.

(Bài viết tổng hợp từ chương trình “Đàm cổ luận kim thoại Trung Y” của đài truyền hình NTD Châu Á Thái Bình Dương)

Theo Bác sĩ Lâm Nguyên Tuyền (Chủ tịch Hội đồng Giám sát Hiệp hội Y sĩ Trung y Đài Bắc)

Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn