Câu chuyện Trung y: Tránh hầm té giếng

Khi con người phát bệnh, thì sẽ đi tìm kiếm cách chữa trị, nhưng liệu con đường cầu y tìm thuốc có gian nan bi thương hơn sự bi thương khi bị bệnh hay không?

Đó là buổi chiều mùa hè nắng vàng rực rỡ, một người phụ nữ bước vào phòng khám, bà được một người đàn ông dìu đi. Tôi cứ nghĩ bà là mẹ của người đàn ông này, nhưng hóa ra là vợ của ông. Bà chỉ mới 61 tuổi mà đã già cả sức yếu, đi lại khó khăn, ánh mắt vô lực, toàn thân uể oải, người chồng phải thay vợ thuật lại bệnh tình.

Khi còn trẻ người phụ nữ này đã từng bị đa nang buồng trứng, sau khi trải qua phẫu thuật, bà bắt đầu bị chứng tim đập nhanh, tức ngực, dễ mệt mỏi, toàn thân suy nhược, ban đêm mất ngủ, ban ngày cũng không ngủ được, tại sao lại trở nên như vậy?

Suốt mười năm qua, người chồng đã đưa vợ đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có hiệu quả. Tuy gia đình họ kinh doanh dược phẩm, nhưng dù có dùng thuốc tốt nhất cũng vô hiệu, đành phải tìm khí công sư để điều trị. Lúc vị khí công sư kia khua tay qua bụng của người phụ nữ, thì cũng là lúc bà bị tê liệt, quả đúng là “đã rét vì tuyết, nay lại lạnh vì sương,” bệnh chồng bệnh khiến mọi việc trở nên tồi tệ, tại sao có thể như vậy? Tài chính trong nhà vốn rất sung túc, nhưng vì trị bệnh cho vợ, tiền của cũng tiêu tán gần hết.

Ánh mắt của người chồng u buồn mê mang, dường như không còn chút hy vọng nào, rầu rĩ nói: “Chúng tôi muốn thử phương pháp châm cứu một chút xem sao.” Người vợ ngồi ở trên ghế khám, đầu rất choáng, tim đập nhanh, mới đi từ cổng vào phòng khám mà đã thở gấp, bị bệnh tình lâu ngày dày vò không còn ra hình người, vẻ mặt thờ ơ lạnh nhạt.

Điều trị bằng châm cứu

Thân thể người phụ nữ suy nhược như vậy, phải thực hiện châm cứu thế nào đây? Nếu như là di chứng do khí công sư gây ra, có thể suy đoán rằng khí của vị khí công sư kia không thuần, trên thân ông ta khả năng có phụ thể, hoặc có nuôi dưỡng tiểu quỷ, loại tà khí này cần phải mời cao nhân giải quyết, tôi chỉ là một bác sĩ, đối với vấn đề này đành bất lực.

Nhưng người phụ nữ đã cùng đường bí lối, tôi đành thử xem sao, dẫn tà khí ra ngoài. Tín môn (mỏ ác, thóp) là Thiên linh cái, còn được gọi là Thiên song (giếng trời), người xưa cho rằng đây là nơi liên kết giữa nhục thể, linh thể với không gian khác. Phải chăng chân khí linh thể của người phụ nữ này đã bị hút đi? Hoặc bị mắc kẹt ở âm? Bắt đầu thử châm cứu ở huyệt Tín môn, kết quả sẽ như thế nào đây? Tôi không nắm chắc, cũng không biết kết quả sẽ như thế nào? Chí ít, khí mà tôi châm là chính khí.

Sau khi châm cứu xong huyệt Tín Môn, tôi hơi hồi hộp, đợi một lúc, quan sát phản ứng của người phụ nữ. Bà chỉ khẽ mở mắt trong giây lát, khá tốt, không có phản ứng gì xấu. Nếu huyệt Tín Môn có thể giải quyết, thì huyệt tiếp theo hẳn là huyệt Quỷ Quật Lao Cung. Nhưng châm vào huyệt Lao Cung rất đau, tôi không dám liều lĩnh, bèn đổi thành xoa bóp huyệt Lao Cung.

Huyệt Bách Hội là nơi khí lưu của toàn thân giao hội, là chủ của toàn thân, là nơi hội tụ của các thần, còn được gọi là huyệt vạn năng, châm huyệt Bách Hội sẽ làm dương khí thăng lên. Châm xong, tôi hỏi người phụ nữ: “Cô thấy thế nào? Tôi châm thêm một lần nữa được không?” Bà gắng nở một nụ cười, gật gật đầu.

Một châm cuối cùng, là phải chọn châm ở huyệt trọng điểm mới đạt hiệu quả trị liệu, bồi bổ nguyên âm và nguyên dương, châm huyệt Quan Nguyên sẽ có tính kích thích nhẹ.

Sau đó, từ từ tăng các huyệt vị. Đối với chứng tim đập nhanh, tức ngực thở gấp, vốn là cần châm huyệt Nội Quan, nhưng vì tình trạng đặc thù của người phụ nữ, nên tôi đổi sang dùng huyệt Quỷ Tâm Đại Lăng trong “Thập tam Quỷ huyệt”. Tay chân vô lực, châm huyệt Hợp Cốc, huyệt Thái Trùng, thêm huyệt Quỷ Chân Khúc Trì.

Đối với chứng mất ngủ, lần lượt châm các huyệt vị có chữ “Thần”, như Thần Đình, Bản Thần, Thần Môn. Bổ khí huyết, điều dưỡng tỳ vị thì châm huyệt Túc Tam Lý và Tam Âm Giao. Châm hết các huyệt vị này cũng đã là giới hạn mà người phụ nữ này có thể tiếp nhận. Mỗi tuần thực hiện châm cứu một lần.

Châm cứu xong đợt đầu tiên, người phụ nữ đã bớt chóng mặt, sau ba tháng châm cứu, mới thấy được nụ cười trên gương mặt của bà. Lúc này, bà có thể tự nói về tình trạng bệnh của mình, nhưng vẫn không chịu châm thêm các huyệt vị khác.

Uống thuốc theo đơn

Người chồng chứng kiến tinh thần của vợ mình đã khá hơn, thì như nhìn thấy được tia hy vọng. Mặc dù người chồng có khuynh hướng Tây y hơn, nhưng tôi vẫn khuyên tốt nhất là phối hợp uống thuốc Trung y, ngoài châm trong uống cùng phát huy tác dụng, hiệu quả trị liệu sẽ nhanh hơn. Châm cứu có thể giúp đưa dược khí đến các vùng bệnh và bộ phận tế bào vi quan, cũng có thể điều tiết dược khí đến các nơi không có dây thần kinh và mạch máu ở giữa các bộ phận.

Đơn thuốc đầu tiên, trước tiên kê thuốc nhẹ nhàng trong ba ngày để xem người phụ nữ có thể tiếp nhận được không. Thế nhưng người chồng lại do dự chần chừ, nói rằng vợ mình rất mẫn cảm với thuốc, chỉ cần có chút không thích ứng thì sẽ phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, nếu không thử thì làm sao mà biết được?

Dùng cứu cam thảo thang, an tâm thần. Dùng cam mạch đại táo thang, an hồn phách. Trong ba ngày, dùng thuốc Trung y khoa học.

Tuần sau kiểm tra lại, người chồng cho biết sau khi uống thuốc, vợ ông không có phản ứng xấu nào, giấc ngủ và các triệu chứng khác không có cải thiện, nhưng tâm trạng có ổn định hơn một chút.

Đơn thuốc thứ hai, cần giải quyết trước vấn đề ho và thở gấp cho bệnh nhân, dùng thuốc khoa học của Trung y, Tiểu thanh long thang, ôn đảm thang. Sau khi uống thuốc, người phụ nữ vẫn còn thở gấp nhưng đã giảm hơn. Đàm trong cổ họng đã giảm bớt. Ánh mắt mê mang của bà dần trở nên sáng và minh mẫn hơn.

Về sau, mỗi tuần tôi đều kê một đơn thuốc khác, vì người phụ nữ mỗi lần đến khám bệnh lại có những triệu chứng mới. Mãi cho đến khi kê hết đợt thuốc này, cô không muốn đổi thuốc thêm nữa, cứ dùng thuốc như vậy uống trong nửa năm. Tại sao sau khi uống nhóm đơn thuốc này, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn? Chỉ có thể nói rằng đó là nhờ may mắn, đó là đơn thuốc nhờ linh cơ khẽ động mà nghĩ ra.

Tôi suy đoán rằng, khi khí công sư kia dùng tay khua qua bụng người phụ nữ một cái thì cô ấy liền bị tê liệt, liệu có phải do vậy mà trung tiêu (đoạn giữa dạ dày, chức năng chủ yếu là tiêu hoá) bị tắc nghẽn rồi không? Nó khiến cho khí thanh dương không thăng lên được, khí trọc âm không giáng xuống được.

Dùng ôn đảm thang, 8 vị thuốc, trị các chứng sau khi bị bệnh nặng như lo âu mất ngủ, đồng thời trị chứng tim đập nhanh, dễ giật mình, sợ sệt.

Dùng tứ nghịch tán, 4 vị thuốc, sơ can lý tỳ, hòa vị, thấu tà giải tỏa ưu úc. Trị các chứng ở dạ dày, thần kinh.

Dùng thất tiếu tán, 2 vị thuốc, làm lưu thông máu trừ ứ, khuếch trương mạch máu, tăng cường lượng máu lưu thông, làm tiêu tán khí trong ruột non và trị đau bụng, đồng thời điều trị bệnh động mạch vành.

Dùng cách hạ trục ứ thang, 12 vị thuốc, làm giảm co thắt cơ bàng quang, giảm đau, thích hợp với chứng hư do bệnh lâu ngày, khí hư huyết ứ, trị khí ứ đọng dưới cơ hoành từ sườn đến bụng.

Từ đầu đến cuối dùng bốn đơn thuốc này, là do chính tay tôi kê đơn, hiếm khi thấy đơn thuốc nào phức tạp đến vậy.

Khi trận đại dịch viêm phổi mới COVID-19 bùng phát, người chồng nhận thấy tình hình nguy cơ lây nhiễm cao nên không còn đưa vợ đến châm cứu, ông tự đến lấy thuốc giúp vợ mình. Bệnh tình của người phụ nữ đã có cải thiện, ăn cơm được nhiều hơn, sức khỏe khá hơn, nhưng vì bị bệnh tật hành hạ nhiều năm, nên tâm trạng cô ấy luôn buồn bực chán nản, không muốn bước chân ra khỏi nhà.

Sau chín tháng điều trị, mặc dù Đài Loan lúc đó áp dụng sinh hoạt phù hợp trong tình hình dịch bệnh, nhưng người chồng nhìn thấy tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp ở ngoại quốc, bản thân mang trọng trách, nên ông không dám hành động liều lĩnh, bèn kết thúc đợt điều trị.

Bài viết trích từ cuốn “Bát diện đương phong – Tuyệt xử phùng sinh” do Nhà xuất bản Bác Đại ấn hành, http://broadpressinc.com/

Trang bìa cuốn “Bát diện đương phong” (Ảnh: do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)
Trang bìa cuốn “Bát diện đương phong” (Ảnh: do nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Xem thêm Loạt bài “Câu chuyện Trung y

Lý Quân biên tập

Lam Yên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn