Chữa bệnh cần phải cứu Tâm

Thuận theo sự phát triển của xã hội và sự già hóa dân số ngày càng tăng, dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe về thể chất, tâm lý và xã hội đang dần thu hút sự quan tâm rộng rãi. Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa não kinh niên, có độ tuổi khởi phát từ 50-60 tuổi, với các biểu hiện điển hình là run, chân tay cứng nhắc và vận động chậm chạp.

Trong cuốn sách “Minh Huệ Y Đạo – Tình Lý Pháp Thiên”, Bác sĩ Ôn Tần Dung, Giám đốc phòng khám Đông y Minh Huệ tại Đài Loan có giới thiệu một trường hợp bệnh nhân Parkinson cao tuổi đã thuyên giảm hiệu quả nhờ trị liệu bằng châm cứu Trung y. Bác sĩ Ôn cho biết, bệnh Parkinson là một loại bệnh thoái hóa và rối loạn hệ thống trung khu thần kinh, rất khó chữa trị, nhưng châm cứu có thể trợ giúp rất nhiều đối với bệnh này.

Bác sĩ Ôn nhấn mạnh rằng, chữa bệnh cần cứu Tâm. “Cuộc sống hạnh phúc thì sự tôn nghiêm (phẩm giá) quan trọng hơn chỉ số sức khỏe, sợ hãi và bất an còn đáng sợ hơn bệnh tật, thiếu hiểu biết còn bất hạnh hơn nghèo đói.” Bệnh nhân cao tuổi này, dưới sự tận tâm chăm sóc của cô, sau 4 tháng, bước chân đã trở nên ổn định, không còn chảy nước dãi, tay cũng không còn run, sắc mặt tái nhợt đã hiện lên ánh hồng.

Sau đây là chia sẻ của bác sĩ Ôn Tân Dung về y án điều trị cho một bệnh nhân Parkinson 75 tuổi:

Một cụ ông 75 tuổi được con trai đưa từ miền Nam (Đài Loan) đến khám bệnh. Cụ ông tay run, cằm khẽ run, bước đi hơi loạng choạng, bước từng bước nhỏ, miệng vẫn chảy nước dãi, đũng quần ẩm ướt, còn có mùi khai nước tiểu. Không đợi người con giới thiệu, tôi bèn nói: “Bố anh đến khám bệnh Parkinson phải không?” Người con trai gật đầu trả lời: “Bố tôi bị bệnh hai năm rồi, chạy chữa khắp nơi nhưng không có tiến triển gì, ngược lại cứ ngày một nặng thêm”. Tôi trấn an: “Bệnh này vốn đã là khó chữa, cần mất một chút thời gian.”

Căn bệnh này cần phải điều trị lâu dài. Tôi nghĩ họ đã hao phí rất nhiều về thể lực, tài lực và thời gian. Sau đó, tôi giúp ông cụ điều chỉnh khí, châm cứu điều chỉnh các chức năng của Tâm và Thận. Tôi cũng nói cho họ một số vấn đề cần chú ý và dạy ông tự tập các bài tập phục hồi chức năng, cuối cùng giới thiệu đến bác sĩ gần nhất để điều trị. Sang tuần thứ hai, người con muốn đưa ông đi khám thì ông phản đối, vì ông cảm thấy đầu bớt chóng mặt và bước đi cũng vững vàng hơn một chút.

Sau khi xác nhận rằng ông muốn tôi điều trị, tôi liền giải thích rõ liệu trình điều trị: trong 10 ngày đầu tiên, ngày nào cũng cần đến khám, sau đó một tuần đến hai lần, sau ba tháng mỗi tuần đến một lần, không thể để gián đoạn giữa chừng. Vì việc điều chỉnh não bộ cần phải liên tục, thời gian điều trị sẽ rút ngắn, ngoài ra còn phải uống thuốc sắc. Khi thấy vẻ mặt mệt mỏi của người con, tôi vẫn muốn thuyết phục ông đến nơi gần nhất để điều trị, nhưng ánh mắt cả ông cụ như muốn nói với con, “Bố cảm thấy nhẹ nhàng hơn chút rồi. Bố muốn để bác sĩ Ôn điều trị.”

Luôn có những giả thuyết mới xuất hiện về nguyên nhân của bệnh Parkinson, đây là một chứng rối loạn thoái hóa của hệ thống trung khu thần kinh, rất khó chữa trị, nhưng châm cứu có trợ giúp rất lớn.

Lựa chọn huyệt điều trị: Huyệt Bách Hội đối châm (châm 2 kim đối nhau), hoặc tam châm (châm ba kim cùng một chỗ), huyệt Thần Đình đối châm, tam châm từ huyệt Tín Hội thấu hướng huyệt Tiền Đỉnh, huyệt Đầu Duy hướng lông mày, huyệt Bách Hội hướng đến huyệt Khúc Tân, huyệt Ngọc Chẩm châm hướng huyệt Thiên Trụ, huyệt Bách Hội châm thấu huyệt Tiền Đỉnh, huyệt Thông Thiên châm thấu huyệt Thừa Quang, Tứ Thần Thông… Luân phiên như vậy.

Mở gân cốt các khớp, châm huyệt Hợp Cốc, Thái Xung; bổ khí huyết, châm huyệt Túc Tam Lý, Tam Âm Giao; phối hợp bước chân, châm huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Côn Luân. Ổn định hệ thống miễn dịch đường tiêu hóa của trung tiêu, châm huyệt Túc Tam Lý, huyệt Công Tôn.

Châm cứu mỗi tuần một lần, sau một tháng, tuy rằng ông vẫn còn chảy nước dãi nhiều nhưng không chảy ra miệng, mức độ run cũng giảm, bình thường cứ nửa tiếng ông đi tiểu một lần, giờ đây có thể kéo dài từ 1-1.5 giờ. Cháu của ông là bác sĩ nên ông ngày nào cũng châm cứu, trừ hôm ông đến châm cứu chỗ tôi, thì ngày nào ông cũng tập phục hồi chức năng.

Ông muốn sớm khỏi bệnh, cho nên hàng ngày đều ăn uống đa dạng và thực phẩm bổ sung vitamin, không ăn thịt vì sợ cholesterol cao. Sau khi uống thuốc Tây và thuốc Đông y, ông còn muốn bảo tôi kê thuốc bột. Tôi nói không nên uống nhiều thuốc nên không kê thuốc bột cho ông, ông còn tự ý tăng lượng thuốc Tây.

Ông đo huyết áp 3 lần/ngày, hễ thấy hơi khó chịu là đi kiểm tra, động một chút là ông lại yêu cầu chụp cắt lớp vi tính. Tôi đã mấy lần khuyên ông: “Ông không cần sợ huyết áp và cholesterol. Người cao tuổi huyết áp cao một chút, não bộ dường như không bị thiếu khí; cholesterol cao một chút, biểu hiện chức năng của gan vẫn còn tốt, đầu óc cũng không kém linh hoạt. Cholesterol là nguyên liệu của tế bào não, thịt mỡ thông với huyết lạc; không cần thường xuyên chụp điện não đồ, bức xạ của nó gấp 10 đến 100 lần tia X, bức xạ tích tụ nhiều dễ dẫn đến ung thư; cách ăn uống không nên quá đạm bạc, vì dinh dưỡng không đủ cũng làm suy giảm chức năng nội tiết, nội tạng cần sự bổ sung ngũ vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn, càng thanh đạm lão hóa càng nhanh.” Mặc dù tôi tận tình khuyên bảo, nhưng vì không giống với những gì các bác sĩ khác nói, nên ông đều không nghe, không thể tiếp nhận.

Chữa bệnh cần phải cứu Tâm
Bệnh nhân Parkinson bị giảm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não, gây ra các triệu chứng như run, động tác chậm chạp và cứng nhắc. (Ảnh: The Epoch Times)

Một ngày nọ, tôi rất nghiêm túc nói với ông: “Tôi không muốn giúp ông chữa bệnh nữa! Thần y Biển Thước có sáu loại người không trị, ông là một trong số đó. ‘Ngang ngược không cần biết lý do’, chính là không nói đạo lý, đặc biệt là người bốc đồng. Trị liệu quá độ là một loại tổn thương, khám bệnh quá độ cũng là một loại tổn thương, ông không nên sợ chết như vậy, nếu không ông sẽ chết sớm hơn, chết tồi tệ hơn! Ông mỗi ngày đều đi khám, mỗi ngày đều ở trong bệnh viện, ông không chỉ là cơ thể có bệnh, mà bệnh tâm lý còn nghiêm trọng hơn! Điều quan trọng nhất trong trị bệnh là phải lạc quan, đi làm những việc vui vẻ, tiếp xúc với thế giới tự nhiên tốt hơn là đến bệnh viện. Không được không có việc gì cũng đo huyết áp, nó là một loại áp lực, từ sáng đến tối chỉ số huyết áp sẽ luôn thay đổi. Cảm xúc, ánh sáng mặt trời và không gian xanh là những liều thuốc trị bệnh hiệu quả! ”

Con trai và cụ bà nghe xong, sắc mặt có vẻ mừng thầm, họ không dám nói với ông, đối với trường hợp của ông, họ không biết làm thế nào.

Tôi nói tiếp: “Tình trạng hiện tại của ông đã đỡ rồi, việc tự chăm sóc bản thân cũng không có vấn đề gì. Nhưng nếu ông cứ lãng phí như thế này, con trai ông sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí, ông cũng sẽ sống rất không có tôn nghiêm, ông muốn sống như thế này sao? Ông nhìn xem dáng vẻ mệt mỏi của con trai ông, vì ông mà vất vả, trông cậu ấy già như em trai của ông vậy.” Người con trai nghe xong liền cúi đầu.

Để chữa bệnh thì cần phải cứu Tâm, tôi nói tiếp: “Người già có trạng thái của người già, biết chấp nhận thực tế cũng có thể sống một cuộc sống tốt. Đi đường chậm một chút có ảnh hưởng gì đâu? Cơ thể gầy một chút, thể lực kém một chút, tiểu tiện chậm một chút, mắt nhìn hoa một chút, tim yếu đi một chút, có ảnh hưởng gì đâu? Lâu dần rồi cũng thích ứng. Cuộc sống hạnh phúc thì sự tôn nghiêm (phẩm giá) quan trọng hơn chỉ số sức khỏe, sợ hãi và bất an còn đáng sợ hơn bệnh tật, thiếu hiểu biết còn bất hạnh hơn nghèo đói. Ông không nghe lời như thế này, thì chính là tự tìm đường chết, tôi cũng không giúp nổi ông!”.

Sau khi liên tiếp nghe những lời nói nặng, ông cụ có vẻ choáng váng, im lặng một lúc, ông nhẹ nhàng nói: “Bác sĩ ơi, cô phải giúp tôi điều trị, sau này tôi sẽ nghe theo cô.”

Tôi dặn ông ngừng uống tất cả các loại thực phẩm sức khỏe khác, ngoại trừ thuốc của bác sĩ. Hư bất thụ bổ” (cơ thể hư suy không thể hấp thụ được chất bổ), chỉ nên ăn thực phẩm gốc, không cần ăn thực phẩm chế biến công nghiệp.

Về sau, hai ông bà già tự tập bắt xe đi khám bệnh (để không làm phiền đến con trai). Sau 4 tháng điều trị, bước chân của ông đã trở nên ổn định, không còn chảy nước dãi, tay cũng không còn run, sắc mặt tái nhợt đã hiện lên ánh hồng. Tuy nhiên, vẫn còn một ánh mắt bất an, tiếp tục chiến đấu với “Parkinson”!

Thiệu Diệc biên tập
Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn