Cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc bị điều tra vì tham nhũng
Trung Quốc vừa thanh trừng một bộ trưởng tư pháp khác, người thứ ba liên tiếp. Các nhà phân tích cho rằng các nhà tù thuộc quyền quản lý của vị bộ trưởng tư pháp này là nằm trong những nơi vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở Trung Quốc và sự rớt đài của các quan chức cấp cao này là một quả báo, minh họa cho mối nguy hiểm khi phục vụ trong chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm 02/04, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thông báo trên trang web của mình rằng họ đang điều tra cựu Bộ trưởng Tư pháp Đường Nhất Quân (Tang Yijun) vì cáo buộc vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng – một cách nói tránh thay cho cáo buộc tham nhũng. Ông Đường bị cách chức hồi tháng 02/2023.
Trước ông Đường, Bắc Kinh đã cách chức các cựu bộ trưởng tư pháp Ngô Ái Anh (Wu Aiying) và Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua).
Bà Ngô, một Bộ trưởng Tư pháp từ năm 2005 đến năm 2017, đã bị khai trừ khỏi đảng vào ngày 14/10/2017 do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Ông Phó, được bổ nhiệm sau bà Ngô từ năm 2018 đến năm 2020, đã bị điều tra vì tình nghi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng hồi tháng 10/2021. Tháng 09/2022, ông Phó bị kết án tử hình với một lệnh hoãn thi hành án hai năm, cùng với tù chung thân.
Các nhà phân tích: Các nhà tù của Trung Quốc là hủ bại nhất
Ông Đường bắt đầu sự nghiệp của mình ở tỉnh Chiết Giang, nơi ông Tập Cận Bình lúc đó là tỉnh trưởng và bí thư đảng ủy. Vì vậy, theo Yang Shan (bí danh), một ký giả đã nói với The Epoch Times ấn bản Hoa ngữ, ông này là đồng minh thân cận của ông Tập.
Ông giải thích rằng số phận của ông Đường chứng minh cho việc trở thành một quan chức trong chế độ này có thể nhận lấy những hậu quả thảm hại.
Ông nói: “Nếu có thể tránh được thì nên tránh … Trở thành một quan chức của ĐCSTQ cũng giống như lên một con tàu cướp biển vậy.”
Luật sư Huang Tian (bí danh) nói với The Epoch Times rằng công an, viện kiểm sát, và tư pháp là những cơ quan thực thi các cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ. Bộ trưởng Tư pháp chủ yếu giám sát các nhà tù, còn các cơ quan tư pháp địa phương quản lý các nhà tù ở tỉnh tương ứng của họ. Nhà tù là nơi đen tối nhất và không có nhân quyền nhất, là nơi khốc liệt nhất cho cuộc đàn áp nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo khác nhau.
Ông Huang nói: “Việc tẩy não, tra tấn, và cưỡng bức chuyển hóa hệ tư tưởng trong các nhà tù thể hiện sự thiếu nhân quyền nhất và môi trường tàn ác nhất ở Trung Quốc.”
Ông Yang cũng đồng tình rằng các nhà tù ở Trung Quốc là phương diện hủ bại nhất của ĐCSTQ. Ông nói: “Việc quản lý tài chính của mỗi nhà tù đều lộn xộn, với các vấn đề tham nhũng tràn lan.” Chẳng hạn, tù nhân có thể xin giảm án thông qua hối lộ và tặng quà. Ông Yang cho biết: “Vấn đề chính của hệ thống tư pháp này dường như nằm ở các nhà tù.”
Bộ trưởng tư pháp áp đặt sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với luật sư Trung Quốc. Nhiều luật sư tham gia sâu rộng các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công, dân quyền, và những vụ được gọi là nhạy cảm khác đã bị thu hồi giấy phép, khiến họ rơi vào tình cảnh thảm khốc.
Năm 2020, ngay sau khi ông Đường đảm nhận chức vụ này, thì năm 2021 vị Bộ trưởng Tư pháp này đã thu hồi giấy phép luật sư của ông Huang.
Ông Huang cho biết những hành vi hủ bại của ông Đường đã dẫn đến sự rớt đài của ông ấy, mà theo nhận xét của ông thì đó là “một hình thức quả báo.”
Quả báo
Một luật sư Trung Quốc, ông Wu (bí danh), nói với The Epoch Times rằng các chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong ĐCSTQ, nhưng sự rớt đài của Bộ trưởng Bộ Tư pháp kéo theo nhiều hậu quả đáng kể hơn. Ông nói: “Thật là một chuyện nực cười khi nói đến việc có bao nhiêu giấy phép hành nghề luật sư được cấp có tên Bộ trưởng Bộ Tư pháp này.”
Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Tư pháp của ông Đường từ ngày 29/04/2020 đến tháng 02/2023, đã có nhiều sửa đổi đối với “Các quy định Cho điểm Nhà tù và Đánh giá Việc làm của Tội phạm,” dẫn đến tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù bất hợp pháp.
Kể từ khi cố lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, nhiều học viên Pháp Luân Công đã phải chịu sự tra tấn, tẩy não, và bỏ tù dưới bộ máy pháp luật Trung Quốc. Nhiều người đã tử vong vì sự tàn bạo và bị thu hoạch nội tạng sống.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân tuân theo các nguyên lý phổ quát chân, thiện, và nhẫn, vốn được kế thừa trong 5,000 năm văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Kể từ khi được giới thiệu vào năm 1992, môn tu luyện Pháp Luân Công đã thu hút được hàng triệu người Trung Quốc theo học và mang lại lợi ích cho người dân trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, vì đố kỵ, ông Giang đã phát động chiến dịch đàn áp vào tháng 07/1999 với việc toàn bộ bộ máy nhà nước dốc toàn lực bôi nhọ Pháp Luân Công và những người theo học cho đến ngày nay.
Để nâng cao nhận thức, đưa các thủ phạm ra trước công lý, và chấm dứt cuộc đàn áp, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã không mệt mỏi phơi bày tội ác của các tổ chức thuộc ĐCSTQ tham gia vào chiến dịch đàn áp này.
Tháng 07/2022, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình một danh sách cập nhật các thủ phạm lên các chính phủ nước sở tại của họ, kêu gọi cấm nhập cảnh những người trong danh sách đó (và các thành viên gia đình của họ) và phong tỏa tài sản của họ. Trong số những thủ phạm được liệt kê có ông Đường.
Nhiệm kỳ gần 12 năm làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp của bà Ngô cũng là giai đoạn được đánh dấu bằng việc đàn áp nghiêm trọng các học viên Pháp Luân Công bên trong hệ thống nhà tù và trại lao động thuộc thẩm quyền của bộ này.
Ngày 20/07/2021, các học viên Pháp Luân Công từ 37 quốc gia đã báo cáo bà Ngô lên chính phủ nước sở tại của họ và yêu cầu trừng phạt bà này.
Bản tin có sự đóng góp của Ninh Hải Chung và Lạc Á
Cẩm An lược dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times