Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này

Trời đất bốn mùa luân chuyển, đông đi xuân tới – tiết Lập xuân là khoảng thời gian khiến cho tinh thần và thân thể con người phấn chấn sảng khoái. Mùa này cũng có một mâm món ăn dưỡng sinh rất hợp với tiết trời, từ xưa đến nay trong văn hóa Trung Hoa những món ăn này rất nổi tiếng, cũng được các chuyên gia Trung y đề cử. Vậy đó là những món ăn gì?

Tiết lập xuân, mời bạn bè cùng nhau tụ họp, bày một bàn tiệc nhỏ gọi là tiệc xuân, người xưa khiêm tốn gọi là “Tiễn xuân cửu” (hái rau hẹ mùa xuân). Thi thánh Đỗ Phủ có câu thơ “Dạ vũ tiễn xuân cửu” (nghĩa là ‘trong đêm mưa đi hái rau hẹ mùa xuân’ – trong bài thơ “Tặng vệ bát xử sĩ”). Câu thơ miêu tả người bạn già trong làn mưa xuân ban đêm đi cắt rau hẹ, chiêu đãi người bạn già khoáng đạt hợp ý đã hơn 20 năm. Rau mùa xuân dính mưa xuân, ý vị sâu sắc lại thuần hậu! Văn Thiên Tường nói: “Trong xuân thấy nhụy hoa lớp lớp, trong mưa cắt hẹ lại vui vầy”.

Trong mưa thi nhân nhìn hoa, cắt rau hẹ đầu xuân, đây là một cảnh xuân đầy ý vị, mang đến mỹ vị của món rau mùa xuân, cũng liên quan đến truyền thống văn hóa dưỡng sinh phù hợp với tự nhiên trong tiết lập xuân!

Tác dụng của đĩa rau xuân 

Người xưa đã sớm biết được năng lượng và vị ngon của món rau xuân. Trong thực liệu của Trung y, nó cũng được  sử dụng rộng rãi. Trong “Bản thảo” của Lý Thời Trân nói rằng, tháng Giêng ăn “ngũ tân” (năm vị cay) – cửu, giới, thông, toán, khương – để trừ lệ khí. (Có nghĩa là tháng Giêng ăn rau hẹ, củ kiệu, hành lá, tỏi, gừng để trừ khí bệnh). Đặc tính của năm loại rau mùa xuân này đều là “vị cay, ấm, không độc hại”, là quà tặng thiên nhiên tốt lành mà Trời cao ban cho con người, giúp cho con người như tỉnh lại từ trong mệt mỏi, từ trạng thái bế tàng của mùa đông mà bừng sức sống.

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Cây củ kiệu có hình dáng giống cây hành, là một loại rau trong ngũ tân (Ảnh: Pixabay)

Rau củ vốn có tác dụng gia tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng, trong “Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn” nói rằng: “Ngũ thái vi sung, sở dĩ phụ tá cốc khí, sơ thông ủng trệ dã”. Chính là nói ngũ thái có thể trợ giúp vận chuyển dinh dưỡng ngũ cốc, khai thông khí tắc nghẽn trong cơ thể, ngũ thái và ngũ cốc bổ sung lẫn nhau. 

Ngũ thái trong “Bản thảo cương mục” là: “cửu, giới, quỳ, thông, hoắc”, chính là rau hẹ, củ kiệu, rau quỳ, hành lá và lá hoắc. Trong đó có ba loại rau giống với ba loại rau trong ngũ tân đã nói ở trên, còn hai loại khác là rau quỳ và lá hoắc thì là những loại rau xanh rất phổ biến. 

Trong “Văn tử – Thượng đức” nói rằng: “Vườn có côn trùng chích, không hái quỳ hoắc”. Rau quỳ, lá hoắc có tính chất tự nhiên rất đặc biệt mà ngay cả côn trùng đều sợ. Rau quỳ có tính hoạt lợi tiện, khứ ác trừ độc, người xưa gọi rau quỳ là “bách thái chi vương” (vua của trăm rau). Hoắc là lá đậu, mầm đậu, có thể trị chứng tỳ vị khí nhược ở người già, ăn uống kém.

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Lá hoắc chính là lá đậu. (Ảnh: Shutterstock)

Từ mùa đông giá rét sang đầu xuân, các chức năng của cơ thể người cũng đang chờ được bừng tỉnh trở lại, lúc này trời đất sinh ra ngũ tân, rau quỳ và lá hoắc, chính là để , cho con người một món ăn dưỡng sinh mỹ vị.

Dưỡng sinh vào mùa xuân: ăn rau xuân, mâm rau ngũ tân

Dưỡng sinh chính là bắt đầu từ mùa xuân. Người xưa ăn rau xuân  hoặc mâm ngũ tân  như thế nào? Nhan Chân Khanh thơ rằng: “Ngũ tạp tổ, ngũ tân bàn” (năm loại lẫn lộn, mâm ngũ tân). Chính là dùng năm loại rau có vị cay ấm kết hợp thành “mâm ngũ tân” để ăn. Lý Thời Trân nói “xuân nhật xuân bàn tế sinh thái” (ngày xuân, món ăn mùa xuân có rau sống thái nhỏ), và được nhắc đến trong bài thơ “Lập Xuân” của Đỗ Phủ, đây chính là một món rau ngũ tân. Từ xưa đến nay, dựa vào thời vụ, dựa vào vùng đất mà tổ hợp món rau sống trộn của người xưa có lẽ cũng có sự khác nhau, và ngũ tân là thành phần quan trọng trong đó.

Từ góc độ y học, Lý Thời Trân đã giải thích  công hiệu của việc ăn mâm rau ngũ tân vào tiết lập xuân rằng: “Tiết Lập xuân đầu năm, làm món rau ngũ tân để ăn, (có thể) trừ ôn dịch”, “Sớm mai (ngày đầu năm) ăn nó, giúp thông khí ngũ tạng. Ăn thường xuyên, vị ấm xua trừ khí xấu, giúp tiêu thực hạ khí”. Là nói vào sáng sớm ngày lập xuân ăn món rau ngũ tân có thể kích thích khí ngũ tạng, nâng cao chức năng của tạng phủ, có thể trừ ôn dịch; thường hay ăn món rau ngũ tân cũng rất tốt, có thể làm ấm tỳ vị, trợ giúp tiêu hóa và trừ trướng khí. Chức năng tràng vị (dạ dày) của thân thể người khỏe mạnh, thì sức khỏe tự nhiên sẽ được nâng  cao.

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Người xưa gọi rau quỳ là “Bách thái chi vương” (Ảnh: Shutterstock).

Ngày đầu tiên của tiết lập xuân và ngày đầu tiên của năm mới thông thường rất gần nhau, lúc này nên ăn “rau xuân”, “món rau ngũ tân”, vì dưỡng sinh cũng có câu “nhất niên chi kế tại vu xuân”(kế hoạch một năm quyết định ở mùa xuân), giúp cơ thể bừng bừng sinh cơ. Trong “Phong thổ ký” thời Tấn có nói “ngày đầu năm, dùng hành, tỏi, hẹ, rau đắng, rau ngải trộn lẫn với nhau mà làm món ăn, tên gọi là món rau ngũ tân, ý dùng để chào đón năm mới, “ngày mùng một Tết … sáng sớm ăn rau ngũ tân, để giúp phát khí ngũ tạng”.

Mâm rau ngũ tân vào tiết lập xuân được phổ biến và lưu hành qua các triều đại lịch sử

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Từ món salad của người hiện đại liên tưởng một chút đến món rau xuân của người xưa. (Ảnh: Shutterstock)

Các triều đại trong lịch sử rất thịnh hành ăn rau xuân, rau ngũ tân, hình thành nên một loại văn hóa truyền thừa Trung Hoa. Văn học gia Dữu Kiên Ngô thời Lương có thơ rằng: “Tuế tự dĩ vân đàn, xuân tâm bất tự an. Liêu khai bách diệp tửu, thí điện ngũ tân bàn”. Ý rằng, đầu năm mây đã hết, lòng xuân tự bất an; Mở vò rượu bách diệp vui chuyện phiếm, nếm thử món rau ngũ tân. Đầu xuân làm một mâm rau ngũ tân  để vỗ về trấn định thân tâm vậy.

Triều Đường, trên bàn ăn vào tiết lập xuân bày lên rau xuân tươi non đúng mùa, cùng với bánh phở ngon miệng, làm thành mâm xuân ”vừa dinh dưỡng vừa bắt mắt. Tác phẩm “Tứ thời bảo kính” thời Đường ghi chép rằng: “Ngày lập xuân, ăn rau cải (cây cải củ, có loại tím, có loại trắng), bánh xuân, rau diếp, gọi là mâm xuân”. Bạch Cư Dị cũng có câu thơ: “Bàn sơ bính nhị trục thì tân”, nghĩa là mâm rau bánh trái cùng theo mùa. Vào thời đó, ăn mâm xuân đã là một tục lệ phổ biến.

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Rau xuân cuộn thành nem trông rất đẹp mắt.  (Ảnh: Shutterstock)

Thời triều Tống rất thịnh hành phong tục đi thu thập các loại rau dại trong ngày xuân để làm mâm xuân. Trong bài “Lập xuân hữu hoài” của nhà thơ Vương Tông có câu: “Thập thiên hô tửu túy trường an, do ký niên thì khách lý hoan, hữu ước nam sơn nam bạn khứ, chích thiêu dã thái đương xuân bàn”. Tạm dịch nghĩa: Ngàn lần say rượu tại Trường An, vẫn nhớ năm xưa khách vui vầy, bờ nam Nam Sơn có hẹn ước, chỉ nhặt rau dại làm mâm xuân. 

Thi nhân yêu nước Lục Du tha thiết với mâm xuân, ông nói: “Xuân sắc đáo nhân gian, thải phan sơ đái, chính hảo xuân bàn tế sinh thái” (Sắc xuân đến nhân gian, cành phan mới thay, gặp ngay mâm xuân  rau sống trộn), “Đấu đính xuân bàn nhi nữ hỉ” (bày mâm xuân  con cháu vui vầy). Đấu đính cũng được gọi là đậu đính, là làm bánh  nhỏ ngũ sắc hình các con thú, các loại hoa cỏ, thêm vào rau xuân làm mâm xuân, rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tiết lập xuân cả nhà già trẻ lớn bé ăn mâm xuân để  chào đón không khí phấn chấn của mùa xuân, vui vẻ tràn đầy.

Tiết lập xuân, làng này làng kia đều làm món mâm xuân, chỉ là cách làm mỗi nơi mỗi khác. Vĩ nhân Vương Thập Bằng thời Nam Tống có thơ ngâm rằng: “sơ bồn tạp hao cửu, nhất trứ dị hương vị”(bát rau ngải lẫn hẹ, nhấc đũa thấy vị quê). Tiến sĩ Phương Nhạc thời Nam Tống đã trải nghiệm được cả ngũ giác khi ăn mâm xuân, ông nói: “Món ăn trang điểm xanh đỏ như mai liễu, màu xanh biếc như say trúc tùng. Nâng bánh cuộn như cuốn trăng sáng, nhai xuất cung thương mang hương thơ”. Món rau trộn này khiến cho người ta ăn vào cảm nhận được tình thơ ý họa cùng với giai điệu âm nhạc trong đó. 

Dưỡng sinh mùa xuân nên ăn gì? Người xưa rất coi trọng những món này
Cảm nhận một chút, rau dưa bánh trứng cũng có thể làm thành mâm xuân  hiện đại. (Ảnh: Trần Bách Châu/Epoch Times)

Mâm xuân cũng đã truyền ra bên ngoài vùng đất Hán, trong bài thơ “Xuân nhật” của Nguyên Hảo Vấn ở triều Kim đã miêu tả sinh động: “Lý xã xuân bàn xảo dục tranh, tài hồng vựng bích trợ xuân tình”. Trước lập xuân một ngày ở trong cung đình cũng lấy mâm xuân  và rượu để ban cho cận thần. 

Từ thời Nam Bắc triều cho đến Minh Thanh, hình ảnh, màu sắc và hương vị của món “rau ngũ tân” đã được rất nhiều thi nhân đề thơ lưu lại : “Nguyên nhật thư giáp tử, hiểu bàn vấn ngũ tân”, “Ngũ hầu chi chinh thế sở quý, ngũ tân chi bàn ngô diệc dục”, “Tịch tửu khuynh tam nhã, xuân bàn tiến ngũ tân”, “Kỷ gia đăng hỏa nháo, do cạnh ngũ tân bàn”, “Cộng đạo ngũ tân phong vị hảo, đôi bàn hồng lũ gian tiêu hoa”… 

Khoảng thời gian của những câu thơ này thể hiện mức độ yêu thích đối với món “rau ngũ tân”, nổi tiếng mà lộ ra vẻ đẹp, không cần nhiều lời cũng đã tự rõ ràng.

Lời nhắn gửi:

“Lập xuân, bắt đầu của bốn mùa”, người Hoa Hạ xưa đã sớm biết tận dụng cơ hội Trời ban, dùng món “rau ngũ tân” này làm mâm xuân  để ăn, thực hành chăm sóc sức khỏe theo đạo lý “Thiên nhân hợp nhất”. Ngày Lập xuân, hãy chuẩn bị cho chính mình món rau ngon lành này để tấu lên bản nhạc mùa xuân của sinh mệnh.

Tác giả: Dung Nãi Gia
Lý Mai biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn