Giai thoại lịch sử của một trong tứ đại danh y ở Bắc Kinh

Tại Bắc Kinh từng có một bác sĩ tự học Trung y mà không có thầy dạy, mới chỉ 22 tuổi đã được ca tụng là Phật của vạn gia. Ông đoán bệnh như thần, được mệnh danh là Biển Thước của Trung Hoa Dân Quốc. Ông nhìn một cái đã liền đoán được sinh tử của ba vị danh nhân.

Ông ấy là Tiêu Long Hữu, người đứng đầu trong Tứ đại danh y ở Bắc Kinh thời xưa.

Bệnh của Viên Thế Khải tiến triển y như dự đoán

Cuối tháng 5 năm 1916, Viên Thế Khải, khi đó là tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc, bị mắc bệnh gần hai tháng. Ông Tiêu được mời đến chữa trị. Sau khi khám qua bệnh nhân, ông cầm bút lên kê một đơn thuốc, đồng thời dặn dò cụ thể trong thời gian dùng thuốc và bắt buộc bệnh nhân phải tĩnh dưỡng.

Sau đó ông viết vài dòng chữ lên một tờ giấy khác, mô tả một số triệu chứng mà bệnh nhân sẽ mắc phải, và nói rằng một khi xuất hiện những triệu chứng này thì châm cứu và thuốc cũng vô hiệu.

 tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Ảnh chụp Viên Thế Khải. (Ảnh: Chụp màn hình)

Tất cả mọi người lập tức đều choáng váng, người thân của Viên Thế Khải thì bàng hoàng, hai người con trai cũng không đồng tình với phương án điều trị. Sau 10 ngày chậm trễ trong hoảng loạn, Đại tổng thống Viên Thế Khải đã từ trần.

Sau khi sự việc xảy ra, ông Tiêu cho biết tình trạng nhiễm độc niệu của Viên Thế Khải vốn đã rất nghiêm trọng, nhưng ông lại vướng bận chuyện quốc gia đại sự nên không cách nào nghỉ ngơi, dù có uống thuốc cũng khó lòng khỏi bệnh. Toàn bộ diễn biến của căn bệnh đúng như ông Tiêu đã dự đoán, không sai một phân.

Nhận định rằng bệnh gan của Tôn Trung Sơn đã đến tình trạng không thể chữa trị, không kê đơn thuốc.

9 năm sau, Tổng thống lúc đó là Tôn Trung Sơn lâm trọng bệnh, đã mời rất nhiều thầy thuốc đến xem bệnh mà không thể chẩn đoán ra nguyên nhân căn bệnh của ông.

Sau khi xem bệnh cho Tôn Trung Sơn, ông Tiêu thẳng thắn nói với Tôn phu nhân – Tống Khánh Linh rằng, bệnh ở gan, hơn nữa đã đến tình trạng không thể chữa trị, thuốc sắc không thể có hiệu quả. Ông không kê đơn thuốc nào, cáo từ rời đi.

 tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Phạm vi công cộng)Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, khám nghiệm tử thi cho thấy “gan cứng như khúc gỗ, có khối u ác tính”, tức là bị ung thư gan, đúng như chẩn đoán của ông Tiêu. Vào thời điểm đó, vụ việc này đã gây chấn động toàn kinh thành.

Chỉ ra đường sống, nhưng Lương Khải Siêu đã chọn phẫu thuật

Vào khoảng năm 1926, một trong sáu nhà tư tưởng nổi tiếng của Phong trào cải cách Duy tân là Lương Khải Siêu bị mắc bệnh tiểu ra máu, đến bệnh viện khám thì bác sĩ chẩn đoán có một khối u trên thận, phải phẫu thuật cắt bỏ.

Ông Tiêu bắt mạch cho Khải Siêu, nói rằng thận không có bệnh, nên hành sự cẩn trọng, không cần phải mổ, chỉ cần uống thuốc bắc do ông kê trong thời gian dài là sẽ khỏi bệnh.

 tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Lương Khải Siêu. (Ảnh: Chụp màn hình)

Tuy nhiên, Lương Khải Siêu không yên tâm, vẫn chọn đến bệnh viện để phẫu thuật, sau khi phẫu thuật mới phát hiện thận bình thường, không có khối u. Lương Khải Siêu vẫn bị tiểu ra máu, và đã không may qua đời sau đó hai năm.

Số phận hoàn toàn trái ngược của hai chị em

Có rất nhiều câu chuyện về cách khám chữa bệnh kỳ diệu của ông Tiêu.

Cháu gái của ông đã kể câu chuyện như thế này:

Có một gia đình sống ở Hoàng Thành Bắc Kinh, bà chủ nhà sau khi sinh lâm bệnh nặng, không ít thầy thuốc đã đến khám nhưng đành bất lực. Ông Tiêu cũng được mời đến, sau khi khám bệnh xong, chưa kịp kê đơn thuốc thì em họ của bà ấy đã học xong và đạp xe về nhà. Cô nghe nói có ông Tiêu ở đó, thuận tiện liền nhờ ông Tiêu xem bệnh thử cho cô, bởi vì kinh nguyệt của cô đã bị gián đoạn trong vòng hai tháng.

Sau khi khám xong, ông Tiêu nói với chồng bà chủ rằng mặc dù bệnh của vợ ông rất nghiêm trọng, nhưng tôi có thể lo được, tuy nhiên bệnh của em họ bà đã được khám quá trễ, e rằng sẽ có tiên lượng xấu. Chồng bà cực kì kinh ngạc, một người nằm trên giường thoi thóp yếu ớt thì không sao, ngược lại một cô gái đạp xe về nhà thì lại có nguy hiểm đến tính mạng?

Ba tháng sau, người vợ ốm nặng dần dần bình phục dưới sự điều trị của ông Tiêu, nhưng cô gái nhỏ kia thì ngày càng gầy đi, và đến mùa đông năm đó thì đã qua đời.

 tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Hai chị em có số phận hoàn toàn trái ngược nhau. (Ảnh: Fotolia/Epoch Times tổng hợp)

Tự học thành tài, cứu người trong dịch bệnh

Y thuật cao siêu của ông Tiêu khiến người ta phải tán thán, điều còn đáng kinh ngạc hơn là, là một danh y nổi tiếng, nhưng ông không phải là gia truyền, cũng không có thầy truyền, hoàn toàn dựa vào tự học mà thành tài. Có thể thấy ông Tiêu là một người có ngộ tính cực cao và trí tuệ vượt trội.

Ông Tiêu đã thành danh như thế nào?

Khi ông đang tự học ở Tứ Xuyên năm 22 tuổi thì ở Tứ Xuyên dịch bệnh bùng phát, ông đã đi khắp các đường phố để chữa trị cho người bệnh, đun thuốc bắc ngay trên đường, cứu vô số bệnh nhân. Danh tiếng lan ra từ đó.

Trình độ thư pháp cực cao, bệnh nhân đem đóng khung đơn thuốc

Sở học của ông Tiêu không chỉ là khám bệnh và kê đơn thuốc, mà ngay cả chữ trên đơn thuốc cũng rất đẹp.

Kỹ năng viết thư pháp của ông khá cao, những đơn thuốc của ông được bệnh nhân coi là tác phẩm thư pháp để sưu tầm hoặc đóng khung lại, thậm chí có người còn ra giá rất cao để thu mua đơn thuốc của ông.

Phương thuốc bí mật có tên là Phật kim tán

Có một câu nói gọi là Trời ghét anh tài, nhưng đối với ông Tiêu, câu nói này dường như không đúng.

Ông Tiêu là người gốc Tứ Xuyên, quen với ẩm thực Tứ Xuyên, thích ăn cay, ham mê uống rượu, bốn mùa đều uống, hơn nữa ông sống trong một thời kỳ khan hiếm vật chất, một thời kỳ đầy biến động. Ông đã trải qua thời nhà Thanh, Trung Hoa Dân Quốc, chiến tranh chống Nhật và cả nội chiến. Ông sống khỏe mạnh đến năm 1960, hưởng thọ 91 tuổi (13/2/1870 – 20/10/1960), là người cao tuổi nhất trong tứ đại danh Y.

Vậy ông có bí mật nuôi dưỡng sức khỏe gì không?

Ông Tiêu có một phương thuốc bí mật để bồi bổ dạ dày, được gọi là Phật Kim Tán, nghe nói ông đắc được nó trong giấc mộng.

Lá lách và dạ dày là nền tảng cơ bản của cơ thể con người và là nguồn cung cấp năng lượng dinh dưỡng cho sự sống, việc bồi bổ lá lách và dạ dày là điều đầu tiên trong việc nuôi dưỡng sức khỏe.

Phật Kim Tán là thứ mà ông Tiêu dùng hàng ngày, hy vọng mọi người hãy bảo tồn phương thuốc này.

Phật Kim Tán chỉ có hai vị thuốc, tính chất dịu nhẹ, an toàn hiệu quả; dược liệu phổ thông, có sẵn trong các hiệu thuốc; giá cả tiện nghi, bào chế đơn giản (chỉ cần dạng bột); dễ bảo quản, dễ dùng (có thể uống ngay); thích hợp cho mọi lứa tuổi.

Dược liệu Kê nội kim, Phật thủ

Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ ở mặt trong của mề hay dạ dày gà, có tác dụng bồi bổ lá lách và thận. Khả năng tiêu hóa của gà cực kỳ khỏe, đá ăn vào cũng có thể tan hết. Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện ra rằng Kê nội kim chứa nhiều loại enzym tiêu hóa (Gastrin, Keratinase, Pepsin vi lượng, Amylase) và các loại acid amin khác nhau, rất có lợi cho lá lách và dạ dày.

Thịt gà có tính khử máu ứ tắc rất mạnh, không chỉ tiêu hóa thức ăn mà còn có tác dụng loại bỏ sỏi, khối u như u xơ tử cung.

kê nội kim
Kê nội kim (Ảnh: Fotolia/Epoch Times tổng hợp)Chướng bụng sau khi ăn, chán ăn, nấc cụt, trào ngược acid, đau bụng đi ngoài, trẻ gầy ăn uống thất thường, người già tiêu hóa kém, nằm lâu trên giường, chức năng dạ dày và lá lách kém, đều có thể uống một lượng nhỏ Kê nội kim mỗi ngày.

Phật thủ còn có tên là Thanh lương thông khí quả, mùi hương thanh nhã, dược tính bình hòa, ẩm mà không khô, là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ dạ dày, có thể đi vào bốn đường kinh lạc của lá lách, dạ dày, phổi và gan để điều hòa khí huyết của toàn bộ cơ thể.

 tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Quả Phật thủ. (Ảnh: Fotolia/Epoch Times tổng hợp)

Phật thủ có thể được sử dụng để điều trị lá lách và dạ dày yếu, ăn uống thiếu chất, tức ngực, đầy bụng, mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm.

Cách dùng

Lấy lượng bằng nhau của Kê nội kim và Phật thủ tán thành bột, khuấy đều với nhau, mỗi ngày 2-3 gam, dùng với nước ấm.

Phương thuốc này dù ít, nhưng hàng ngày uống sẽ có chỗ tốt với dạ dày và lá lách. Ông Tiêu chính là cho một thìa vào miệng mỗi ngày, súc miệng bằng nước ấm, uống như thế trường kỳ.

Canh chân giò nấu mấu ngó sen

Người ta thường cho thêm ngó sen vào khi hầm chân giò lợn, nhưng ông Tiêu có một phương thức độc đáo, đó là thêm vào mấu ngó sen.

Giai thoại lịch sử của một trong tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Canh chân giò nấu đốt lóng sen. (Ảnh: Fotolia/Epoch Times tổng hợp)

Mấu ngó sen tuy cứng, khẩu vị không ngon bằng ngó sen, nhưng thanh nhiệt, mát huyết, có tác dụng chữa buồn bực, mất ngủ, miệng khô và mơ nhiều; còn có thể thanh nhiệt thông phổi, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể; không chỉ có thể loại bỏ các cục máu tắc mà còn tăng cường sinh lực.

Giai thoại lịch sử của một trong tứ đại danh y ở Bắc Kinh
Đốt giữa lóng củ sen. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Quan trọng nhất là, đó là nơi củ sen phát triển, nó có khả năng tự sinh trưởng. Đây là cái hay khi sử dụng mấu ngó sen của ông Tiêu.

Ông Tiêu đã truyền lại cho chúng ta phương pháp dưỡng sinh tuyệt vời bằng y thuật tinh thâm và kinh nghiệm thực tiễn của ông. Hôm nay chúng ta có được nó rồi, hãy nên trân quý nó, và áp dụng những phương pháp này trong cuộc sống để duy trì sức khỏe của chúng ta.

Tiển Huệ làBác sĩ Trung Y, hơn 30 năm kinh nghiệm lâm sàng, chuyên điều trị các ca bệnh Trung Y nghi ngờ khó chữa.

Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn