Hôi miệng và đắng miệng khó chịu, bấm 3 huyệt đạo để cải thiện

Lời của Biên tập viên: Bác sĩ tốt nhất là chính bạn, bình thường bấm một số huyệt cũng có thể kích hoạt khả năng tự phục hồi của cơ thể. Nếu bạn bị hôi miệng gây khó chịu, ấn vào 3 huyệt đạo ở tay và chân sẽ giúp thoát khỏi phiền não đáng ngại này.

Bấm các huyệt ở tay chân để cải thiện đắng miệng, hôi miệng

Hôi miệng là một cảnh báo về tình trạng cơ thể, và thường tạo thành “chuyện khó nói”.

Trung y cho rằng hôi miệng có thể được chia thành ba loại: Vị nhiệt thượng chưng, Đàm nhiệt ủng phế, và Tràng vị thực tích. Đối với từng loại khác nhau, cần có cách trị liệu phù hợp.

Trong cuốn “Cảnh Nhạc toàn thư”, y học gia thời Minh Trương Cảnh Nhạc cho rằng, hôi miệng “cũng giống như mùi hôi thối của ẩm thấp và bụi bẩn”. Đa số các triệu chứng của hôi miệng là do tạng phủ tích nhiệt, thấp nhiệt, tích tụ [thức ăn], đàm trọc v.v…, hơn nữa còn dễ biến chứng thành viêm lợi, sưng đau, đau răng, khát nước, viêm niệu đạo, táo bón.

Thường ngày ngoài việc vệ sinh răng miệng, cũng cần làm tốt việc bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, dưỡng thành thói quen bài tiết bình thường. Ngoài ra, còn có thể bấm các huyệt như: Huyệt Hợp Cốc (ở tay), huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Đình (ở chân).) Tiếp theo là cải thiện chứng nóng dạ dày, tích tụ thức ăn gây ra miệng đắng, hơi thở hôi và khí nghịch.

Vị trí bộ vị: Đầu cổ

Các triệu chứng tương ứng: hôi miệng, miệng đắng, miệng khô, mệt mỏi, nóng dạ dày, can hỏa vượng.

Các huyệt trọng yếu:

Ở tay → Huyệt Hợp Cốc

Ở chân → Huyệt Túc Tam Lý, Huyệt Nội Đình

Liệu trình trị huyệt:

Chọn một hoặc hai huyệt, ấn trong 5 giây, 10 lần một chu kỳ, tăng giảm tùy theo tình hình.

Hôi miệng và đắng miệng khó chịu, bấm 3 huyệt đạo để cải thiện
Ấn 3 huyệt ở tay chân để cải thiện tình trạng hôi miệng. (Ảnh do Broad Think Tank cung cấp)

Huyệt Hợp Cốc: Nằm giữa xương ngón cái và ngón, nghiêng nhiều hơn về phần lõm ở bên ngón trỏ.

Huyệt Túc Tam Lý: Nằm ngay dưới mắt của đầu gối ngoài một khoảng bằng chiều rộng của 4 ngón tay hợp lại (trừ ngón cái).

Huyệt Nội Đình: Nằm ở điểm kết nối giữa thân với đầu sau xương đốt thứ nhất của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và 3.

Tác giả: Trần Phẩm Dương (Tiến sĩ Y học)
Lý Thanh Phong biên tậpLâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn