Chú ý: uống nước sai cách có thể gây đau đầu, thậm chí tử vong

Uống nước có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật, nhưng một số hành vi uống nước sai cách có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Sai lầm thứ nhất: Uống quá nhiều nước

Một số người nghĩ rằng uống càng nhiều nước sẽ càng tốt, thậm chí uống quá nhiều nước vào cơ thể trong thời gian ngắn, nhưng họ không biết rằng điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể và gây ra một số triệu chứng khó chịu.

Bác sĩ Lobsang, Giám đốc Tập đoàn Y tế Dự phòng Lobsang tại Đài Loan cho biết, uống quá nhiều nước có thể gây đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa, đồng thời còn làm tăng áp lực cho tim và thận. Thận phải không ngừng hoạt động để thải lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, nên cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Uống quá nhiều nước sẽ gây hạ natri máu, thường được gọi là “ngộ độc nước”, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do cơ thể có quá nhiều nước nhưng lại không lấy được muối, đồng thời natri trong máu bị nước pha loãng rất nhiều dẫn đến mất cân bằng nồng độ các chất điện giải ở trong và ngoài tế bào. [1]

Ngộ độc nước là một chứng bệnh gây tử vong có kèm theo tổn thương não. Vì sự mất cân bằng điện giải tạo điều kiện cho nước đi vào các tế bào, làm cho các tế bào sưng lên và có thể dẫn đến phù não. [2]

Các triệu chứng của ngộ độc nước cấp tính: buồn nôn, nôn, nhức đầu, suy nhược, khó chịu, co giật, lú lẫn, ngủ nhiều, hôn mê, v.v.

Biến chứng lâu dài: suy bàng quang, tiểu không tự chủ, phù thận, phù não, loãng xương.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc nước hầu hết là do uống nhanh vài lít nước trong thời gian ngắn.

Tại sao người ta lại uống quá nhiều nước? Trước đây, nguyên nhân phổ biến chủ yếu là do bị bệnh nhân tâm thần; uống quá nhiều nước do khát sau khi chạy marathon; binh lính sau khi huấn luyện quân sự; hoặc người bị tiêu chảy nặng mà uống nhiều nước, v.v. Nhưng hiện nay ngày càng có nhiều người vì giảm cân, vì để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cảm giác no mà uống nhiều nước. Ví dụ như trào lưu uống nhiều nước để giảm cân ở Hàn Quốc, làm tăng nguy cơ ngộ độc nước.

Một phụ nữ Hàn Quốc 27 tuổi vì để giảm cân mà đã uống 4-5 lít nước, đồng thời hạn chế muối trong chế độ ăn, kết quả là sau khi nôn mửa và tiêu chảy, cô ấy đã bị co giật toàn thân trong 15 phút, sau đó là bất tỉnh. Người phụ nữ này không có tiền sử bị bệnh động kinh hay tâm thần, nguyên nhân là uống quá nhiều nước mà bị ngộ độc nước, sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, cuối cùng cô đã may mắn thoát khỏi nguy kịch. [3]

Bác sĩ Lobsang chỉ ra rằng uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhưng đừng coi nó là một cách để giảm cân, hơn nữa nhất định phải uống từ từ từng ngụm nhỏ. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ phát ra thông báo “không muốn uống nữa”, giúp chúng ta ngừng uống nước.

Chú ý: uống nước sai cách có thể gây đau đầu, thậm chí tử vong
Uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng áp lực lên tim và thận, đồng thời có thể gây ngộ độc nước. (Ảnh: Shutterstock)

Làm thế nào để biết bạn đã uống quá nhiều nước? Có thể dễ dàng đánh giá từ màu sắc của nước tiểu. Khi màu nước tiểu càng nhạt, hầu như không có màu vàng thì cần giảm lượng nước uống, để nước tiểu có màu vàng nhạt trở lại.

Đồng thời, bạn nên chú ý đến lượng nước uống mỗi ngày, lượng nước khuyến nghị hàng ngày đối với người bình thường là 30ml cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ Lobsang cho biết nếu xét đến yếu tố thời tiết, thói quen sinh hoạt hiện đại và các yếu tố khác, ông sẽ khuyến cáo bệnh nhân không suy thận và suy tim mỗi ngày nên uống 50ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Sai lầm thứ 2: uống nước đá trong một hơi

Trong thời tiết nắng nóng, ai cũng thích giải nhiệt bằng một cốc nước đá, nhưng điều này có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

Thân nhiệt của con người là khoảng 36~37 độ C, nhiệt độ đường tiêu hóa thì cao hơn một chút, khi nước đá 0~6 độ xâm nhập vào cơ thể trong một lúc thì cơ thể sẽ có những thay đổi và triệu chứng sau: [4]

  • Cơ thể bị hạ nhiệt nhanh chóng khiến mạch máu co lại

Bác sĩ Lobsang chỉ ra rằng, uống quá nhiều nước đá có thể sẽ khiến mạch máu co lại và làm chậm quá trình tuần hoàn trong dạ dày. Hành vi bù đắp của cơ thể để đưa nhiệt độ trở lại khoảng 37 độ C cũng cần tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, một khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, hệ thống miễn dịch và trao đổi chất cũng bị suy yếu.

Nước đá cũng kích thích toàn bộ hệ thống tiêu hóa co lại, có thể ảnh hưởng xấu đến những người bị tiêu hóa chậm hoặc có vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như những người bị chứng co thắt thực quản.

Chứng co thắt thực quản là chỉ tình trạng rối loạn vận động của môn vị khiến thức ăn không thể thuận lợi đi vào dạ dày để tiêu hóa, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng khó nuốt. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, uống nước đá sẽ kéo dài thời gian co của thực quản và làm cho môn vị đóng chặt hơn. Ngược lại, bệnh nhân co thắt thực quản uống nước nóng và ăn đồ nóng có thể giúp môn vị giãn ra, rút ​​ngắn thời gian co của thực quản, từ đó giảm các triệu chứng. [5]

  • Đau đầu

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu do uống nước đá hoặc ăn nước đá là do hạch mũi ở hàm trên của miệng bị kích thích bởi nhiệt độ thấp, khiến mạch máu nhanh chóng co lại rồi nở ra, một khi chúng nở ra sẽ bắt đầu sinh ra đau đầu. Hiện tượng này không phải là mạch máu não có vấn đề, mà là phản ứng của não bộ khi nhận thấy có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Không phải ai cũng bị đau đầu sau khi uống nước đá, nhưng uống nước đá có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não. Một nghiên cứu vào năm 2019 của Đức về việc uống nước đá đã phát hiện, tất cả tình nguyện viên đều giảm sức cản mạch máu não (RI) và tăng vận tốc trung bình của động mạch não (MFV) sau khi uống nước đá. [6]

Nghiên cứu còn phát hiện rằng ở những người tình nguyện bị đau đầu, tốc độ trung bình của động mạch não cao hơn đáng kể so với những người không bị đau đầu. Còn trong số những người tình nguyện không bị đau đầu, những người có tiền sử đau đầu do ăn kem có tốc độ dòng chảy trung bình cao hơn những người không có tiền sử.

Một nghiên cứu khác từ Thụy Điển cho thấy đau đầu do uống nước đá rất phổ biến ở phụ nữ, những phụ nữ từng bị đau nửa đầu có nguy cơ bị đau đầu do uống nước đá cao gấp đôi so với những phụ nữ không có tiền sử đau nửa đầu. [7]

Bác sĩ Lobsang cho biết, ngay cả trong thời tiết nóng bức, nước ở nhiệt độ phòng vẫn là tốt nhất. Theo ông, nếu bạn thực sự muốn uống nước lạnh để giải nhiệt, bạn có thể uống thành từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ, nhưng không nên uống nước đá (cả chai nước khoáng đông lạnh).

Chú ý: uống nước sai cách có thể gây đau đầu, thậm chí tử vong
Uống nước đá có thể gây đau đầu. (Ảnh: Shutterstock)

Sai lầm thứ 3: uống nước nguyên chất

Nước chúng ta uống đều là đã trải qua quá trình lọc để loại bỏ tạp chất, kim loại nặng, nấm, v.v. tuy nhiên không nên lọc hoàn toàn thành nước nguyên chất (nước tinh khiết), tốt hơn hết là nên giữ lại một số khoáng chất.

Ví dụ, một trong những lý do mà người hiện đại thường thiếu magie là phần lớn nước được sử dụng trong các bữa ăn là nước mềm đã được khử khoáng. Thiếu magie sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm loãng xương, tiểu đường, bệnh tim mạch và đau kinh niên, v.v. Nếu bạn uống nước giàu khoáng chất, bạn có thể nhận được tới 30% lượng magie hàng ngày từ nó. [8]

Sai lầm thứ 4: uống nước đóng chai trực tiếp vào miệng

Rất nhiều người ngại uống nước đóng chai vì sợ hấp thụ phải chất hóa dẻo.

Vỏ chai nước đóng chai chủ yếu được làm bằng vật liệu PET có khả năng chịu acid, kiềm mà không chịu nhiệt, nên có người nói rằng chất hóa dẻo sẽ hòa tan vào nước đóng chai ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan kiểm tra, khi nước đóng chai PET được đặt ở nhiệt độ cao từ 50-60 độ C trong bảy ngày liên tục, thì chỉ có bao bì là rõ ràng bị biến dạng, còn không phát hiện ra chất hóa dẻo.

Ngược lại, khi uống nước đóng chai, nếu uống trực tiếp sẽ thực sự có hại cho sức khỏe.

Do uống trực tiếp nước đóng chai nên vi khuẩn trong miệng dễ lưu lại trên miệng chai hoặc lẫn vào nước đóng chai, khi để ở nhiệt độ cao một thời gian vi khuẩn trong nước sẽ nhân lên. Tiếp tục uống nước này một lần nữa, bạn sẽ uống vào vô số vi khuẩn. Vì vậy, nên uống nước đóng chai càng sớm càng tốt sau khi mở nắp, nếu để lâu, tránh chạm vào miệng chai hoặc nên đổ vào cốc để giảm sự sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Sai lầm thứ 5: Thay nước đun sôi bằng trà, cà phê và rượu

Nhiều người đã quen với việc uống cà phê, trà, bia và các loại đồ uống khác để thay thế cho nước lọc. Mặc dù những thức uống này có chứa nước, nhưng cũng chứa các thành phần lợi tiểu như caffeine và rượu, thúc đẩy cơ thể bài tiết nhiều nước hơn.

Khi mọi người uống quá nhiều đồ uống có tác dụng lợi tiểu sẽ khiến cơ thể mất nước, dẫn đến không đủ nước. Do đó, khẳng định cần bổ sung nhiều nước hơn, nhưng mọi người đều cho rằng mình đã “bổ sung nước”, và tiếp tục uống những loại nước này mà không biết rằng mình đang bị mất nước.

Mất nước kinh niên không dễ phát hiện nhưng có thể khiến người ta tăng cân, táo bón, chóng mặt, đau khớp, khô da, yếu cơ, kém trí nhớ, dễ lo âu, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Nếu những thức uống này được pha thêm đường thì càng gây hại cho cơ thể, và sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch.

Nếu bạn khó uống vì nước không có mùi vị, bác sĩ Lobsang khuyên bạn nên cho thêm vào nước một số loại hương liệu tươi và thơm mà không quá ngọt, chẳng hạn như táo và chanh. Bạn có thể cho các lát hoa quả vào ngâm với nước và để ở nhiệt độ phòng, uống ngay trong ngày, không nên để qua đêm.

Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn