CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & Điều trị (P.13)

Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.

Phần 1: Protein gai làm gián đoạn khả năng miễn dịch của hàng triệu người nhiễm COVID hoặc sau chích ngừa: Cách điều trị protein gai

Phần 2: Protein gai từ mũi chích COVID vẫn tồn tại trong cơ thể và ảnh hưởng đến DNA: Một cách toàn diện để sửa chữa DNA và giảm tác hại của protein gai

Phần 3: TIN ĐỘC QUYỀN: Protein gai có thể tạo ra huyết khối bất thường

Phần 4: TIN ĐỘC QUYỀN: Các dấu hiệu cho thấy bạn có huyết khối protein gai và bạn cần phải làm gì

Phần 5: Những cách tự nhiên tăng khả năng tự thực bào và giải độc protein gai sau nhiễm COVID và sau chích vaccine

Phần 6: Tự thực bào chữa lành những tổn thương do protein gai

Phần 7: Cách sử dụng Resveratrol cho các triệu chứng liên quan đến protein gai COVID

Phần 8: LDN điều trị các bệnh và các tổn thương do protein gai

Phần 9: Bác sĩ chia sẻ giải pháp thay thế khi liệu pháp điều trị protein gai thường quy gặp thất bại

Phần 10: Liệu pháp oxy cao áp trong điều trị tổn thương do vaccine và hội chứng COVID kéo dài

Phần 11: Tìm hiểu về sinh lý bệnh hội chứng COVID kéo dài

Phần 12: 6 yếu tố chính làm tăng nguy cơ tổn thương do vaccine COVID-19

Phần 13: Tổn thương não và dây thần kinh sau chích vaccine và sau nhiễm COVID – 2 cách đảo ngược

Nhiều người gặp phải các triệu chứng “COVID kéo dài” sau đợt tấn công cấp tính của virus COVID-19. Một nửa trong số họ bị bệnh tâm thần kinh và có các triệu chứng rõ ràng. Nhiễm trùng COVID-19 làm tổn thương não và dây thần kinh như thế nào?

Có hai cách để cải thiện những thiệt hại này.

Một nửa số trường hợp COVID kéo dài có các triệu chứng tâm thần và thần kinh

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tập san Bệnh truyền nhiễm năm 2022, trong số 18 triệu chứng hàng đầu của COVID kéo dài, 50% là triệu chứng tâm thần kinh, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, khó ngủ, sương mù não, lo lắng, trầm cảm, rối loạn khứu giác hoặc vị giác, chóng mặt, và nhức đầu.

Một bài báo trên Tập san Science gợi ý rằng việc chích cũng có thể gây ra các triệu chứng hiếm gặp tương tự như các triệu chứng của COVID kéo dài.

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến công việc và cuộc sống hàng ngày của mọi người.

Để tìm ra các giải pháp hiệu quả, trước tiên chúng ta cần hiểu cách virus SARS-CoV-2 gây hại cho hệ thống tâm thần kinh.

(Epoch Health. Nguồn: Journal of infectious Disease)
(Epoch Health. Nguồn: Journal of infectious Disease)

Virus SARS-CoV-2 có thể vượt qua ‘hàng rào máu não’ và tấn công bộ não

Đầu tiên, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào bộ não.

Ở người khỏe mạnh, hàng rào máu não có tác dụng bảo vệ bộ não một cách vững chắc nên thông thường, các chất có hại và các tế bào miễn dịch nói chung không thể xâm nhập vào não.

Tuy nhiên, trong một bài báo đăng trên The Lancet Neurology, một phân tích bệnh học thần kinh về bộ não của 43 bệnh nhân đã qua đời vì COVID-19 cho thấy đa số đều bị viêm và kích hoạt miễn dịch trong não. 86% bệnh nhân có sự tăng sinh tế bào hình sao ở tất cả các vùng não được kiểm tra. Những tế bào này thường tích tụ tại các vị trí tổn thương tế bào thần kinh. Ngoài ra, đã phát hiện thấy các tế bào miễn dịch trong não của 76% bệnh nhân.

Những thay đổi bệnh lý do kích hoạt miễn dịch này được dự đoán trước. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn là có thể phát hiện trực tiếp các protein của virus SARS-CoV-2 ở các vùng não khác nhau của 53% bệnh nhân, bao gồm trung tâm thần kinh kiểm soát chức năng hô hấp và tim ở phần dưới của thân não (phần liên kết giữa các tiểu não và tủy sống).

Hơn nữa, các thí nghiệm với loài linh trưởng cũng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào thần kinh, khiến các tế bào này chết hoặc thoái hóa.

Virus SARS-CoV-2 vượt qua hàng rào máu não để lây nhiễm vào não và các tế bào thần kinh bằng cách nào? Hiện tại, có ba giả thuyết được thảo luận rộng rãi và thậm chí được cộng đồng học thuật chấp nhận:

  1. Sau khi được hít vào khoang mũi, virus liên kết với các thụ thể ACE2 ở các đầu dây thần kinh khứu giác để xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương theo cách vận chuyển ngược lại [thân neuron] qua sợi trục.
  2. Sau khi xâm nhập vào các tế bào nội mô của mạch máu, virus có thể thoát ra từ các tế bào này, xâm nhập vào các lớp tế bào khác, và cuối cùng vượt qua hàng rào máu não.
  3. Virus xâm nhập và “cưỡi” trên các tế bào miễn dịch trong máu ngoại vi để vượt qua hàng rào máu não giống như những người lính trên con ngựa thành Troy.
(Ảnh: Epoch Health)
(Ảnh: Epoch Health)

Vậy tiếp theo, virus sẽ làm gì với các tế bào thần kinh?

Thí nghiệm: Tế bào tiền thân thần kinh chỉ còn 5% sau nhiễm COVID 3 ngày

Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Cell Research cho thấy virus SARS-CoV-2 không chỉ nhân lên trong các tế bào thần kinh, mà còn gây ra quá trình chết theo chương trình (chết tế bào) của các tế bào tiền thân thần kinh. Chỉ có ít hơn 5% tế bào tiền thân thần kinh sống sót trong 3 ngày sau khi bị nhiễm COVID. Tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 2.5% sau năm ngày.

Vì sao virus SARS-CoV-2 lại gây ra những tổn thương trầm trọng như vậy đối với các tế bào thần kinh? Một bài đánh giá đăng trên Tập san Nature đã tóm tắt cơ chế gây tổn thương dây thần kinh của virus SARS-CoV-2.

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ não và các tế bào thần kinh, bao gồm cả gây chết tế bào, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công các mạch máu, gây thiếu máu cục bộ (hạn chế lưu lượng máu) và thiếu oxy trong não. Các kháng thể chống virus cũng có thể liên kết với các thành phần mô não bình thường, dẫn đến các cuộc tấn công tự miễn dịch lên các dây thần kinh não.

(Epoch Health. Nguồn: Nature)
(Epoch Health. Nguồn: Nature)

“Chuyên gia giải thích: Hơn nữa, trước đây chúng tôi đã tóm tắt rằng bệnh COVID có thể gây ra các cơn bão cytokine dẫn đến viêm hệ thần kinh; làm tổn thương ty thể của tế bào thần kinh và rối loạn chuyển hóa lipid. Chúng tôi đã giải thích những điều này một cách chi tiết trong bài báo Vì sao tổn thương do COVID kéo dài và tổn thương do vaccine rất giống nhau.”

Virus SARS-CoV-2 ức chế ‘quá trình tự thực bào,’ ảnh hưởng đến khả năng tự đổi mới của bộ não

Ngoài những lý do trên, một bài báo gần đây được đăng trên Tập san Developmental Cell đã phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể ức chế quá trình tự thực của tế bào (autophagy).

Khái niệm về autophagy lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974 bởi nhà hóa sinh và tế bào người Bỉ Christian de Duve. Ông đã đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học.

Theo nghĩa đen, autophagy có nghĩa là “ăn chính mình.” Đó là một cơ chế sinh lý quan trọng để các tế bào tiêu hóa, tái sử dụng các chất thải và tự đổi mới.

Trong quá trình tự thực bào, đầu tiên tế bào sẽ sản xuất túi tự thực (autophagosome) như một “túi rác” để bọc các chất thải khác nhau trong tế bào. “Túi rác” này sẽ hợp nhất với một lysosome (chứa rất nhiều enzyme phân hủy rác) để tạo thành một “trạm dọn rác” gọi là thể tự thực bào (autolysosome). Thể tự thực bào có vai trò phân hủy và tái chế các chất thải trong túi.

(Epoch Health. Nguồn: the EMBO Journal)
(Epoch Health. Nguồn: the EMBO Journal)

Tự thực bào là một cơ chế sinh lý quan trọng không chỉ giúp loại bỏ kịp thời các thành phần có hại ra khỏi tế bào, mà còn biến đổi các protein vô dụng thành các amino acid có thể tái sử dụng. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm chống lão hóa, giảm viêm, tăng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.

Trong các tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2, quá trình hình thành các thể tự thực bào đã bị ức chế, về cơ bản dẫn đến nhiều túi rác hơn nhưng khả năng dọn rác lại giảm đi. Virus SARS-CoV-2 ngăn chặn sự hình thành các thể tự thực bào, cũng như việc tái chế kịp thời chất thải và các chất có hại trong tế bào.

(Epoch Health. Nguồn: Developmental Cell)

Ngoài ra, việc ức chế quá trình tự thực bào sẽ dẫn đến tích tụ protein và vật liệu di truyền không tiêu hóa được của virus trong tế bào, làm tăng tiết các yếu tố gây viêm và gây ra các cơn bão cytokine, thậm chí còn tồi tệ hơn đối với các tế bào thần kinh vốn đã dễ tổn thương.

(Epoch Health. Nguồn: Aging)

Rối loạn điều hòa tự thực bào có nhiều tác hại đối với cơ thể, đặc biệt là trên hệ thần kinh. Điều này là do các tế bào thần kinh không giống như các tế bào da, vốn thay mới thường xuyên và khi bị tổn thương. Các tế bào thần kinh có tuổi thọ dài và không thể thay mới bất cứ khi nào bị tổn thương, vì vậy chúng cần dựa vào quá trình tự thực bào để tự làm sạch và sửa chữa trước các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài.

Do đó, các tế bào thần kinh rất nhạy cảm với sự gián đoạn như vậy. Nếu không có một giải pháp cứu chữa hiệu quả, các tế bào thần kinh sẽ gần như bị hỏng và chết.

Ngoài ra, hoạt động tự thực bào cũng giảm theo độ tuổi. Do đó, rối loạn chức năng tự thực bào có thể làm bệnh tật trầm trọng thêm ở người cao tuổi. Một nghiên cứu được công bố trên Tập san eClinicalMedicine cho thấy bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm nhận thức tương đương với việc già đi 20 tuổi, và mất đi 10 điểm IQ.

2 mẹo đơn giản để kích hoạt quá trình tự thực bào

Quá trình tự thực bào đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy làm thế nào chúng ta có thể kích hoạt quá trình này khi bị ức chế?

Cơ thể sẽ tự động kích hoạt quá trình tự thực bào khi mầm bệnh xâm nhập hoặc phá hủy tế nào. Ngoài ra, nhịn ăn gián đoạn cũng có thể kích hoạt quá trình này. Nhịn ăn có thể khiến tế bào thiếu chất dinh dưỡng và rơi vào trạng thái đói, điều này sẽ khuyến khích tế bào dọn dẹp và tái chế các chất thải. Do đó, nhịn ăn có thể cải thiện nhiều bệnh kinh niên, bao gồm cả bệnh tiểu đường và bệnh thấp khớp.

Chúng tôi xin giới thiệu hai cách khác để kích hoạt quá trình tự thực bào một cách hiệu quả.

  1. Chất dinh dưỡng Terpene

Thực vật cung cấp cho chúng ta nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe.

Trong một bài báo đăng trên Tập san Aging vào năm 2021, các nhà khoa học Nga đã đề cập rằng terpene chiết xuất từ ​​cây linh dương Siberia có thể kích hoạt quá trình tự thực bào một cách hiệu quả.

Sau khi dùng terpene cho các tế bào trong 24 giờ, tỷ lệ tế bào chứa autophagosome (túi thực bào hay túi rác) hoặc autophagolysosomes (thể tự thực bào hay trạm dọn rác) đều tăng đáng kể so với nhóm đối chứng. Số lượng túi thực bào trong một tế bào cũng tăng lên.

(Epoch Health. Nguồn: Neurobiology of Aging)

Terpenoid là thành phần chính của nhiều loại tinh dầu thực vật. Tinh dầu cũng được dùng rộng rãi trong liệu pháp mùi hương. Ví dụ, vỏ cam quýt và tinh dầu bạc hà có thể giúp cải thiện tâm trạng và tinh thần.

Theo thống kê, có hơn 22,000 các loại terpenoid. Đây là một trong những nguồn [nguyên liệu] quan trọng nhất để phát triển các liệu pháp [điều trị] mới.

  1. Thiền định

Một liệu pháp khác có thể kích hoạt quá trình tự thực bào là thiền định.

Một nghiên cứu đăng trên Tập san Nature – Translational Psychiatry năm 2016 đã quan sát 64 phụ nữ khỏe mạnh, một nửa trong số họ được đi nghỉ dưỡng trong khi nửa còn lại thực hành thiền định.

Sau một tuần, người ta phát hiện ra rằng những người thiền định có nồng độ Aβ40 trong huyết thanh thấp hơn đáng kể. Điều này cho thấy có sự tăng khả năng tự thực trong các tế bào thần kinh não và giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Kết quả trên lặp lại những phát hiện của một nghiên cứu được công bố trên Tập san Neurobiology of Aging vào năm 2007.

Nghiên cứu đã so sánh khối lượng chất xám trong não của những người thiền định và những người không thiền định. Người ta phát hiện ra rằng khối lượng chất xám của những người thiền định không giảm đi theo tuổi tác mà thậm chí còn tăng lên. Điều này cho thấy rằng thiền định có thể đảo ngược quá trình lão hóa và tổn thương não.

Những người tập thiền cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng tập trung và thời gian phản ứng, điều này có thể giúp ích cho những bệnh nhân bị sương mù não do hội chứng COVID kéo dài.

CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & Điều trị (P.13)
(Epoch Health. Nguồn: Neurobiology of Aging)

Đại dịch COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến cơ thể con người theo nhiều cách, bao gồm cả việc gây căng thẳng mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần kinh. Bằng cách tiếp cận toàn diện và hiểu được mối liên quan chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, tâm trí và cơ thể, về cơ bản, chúng ta có thể có cơ hội tốt hơn để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tú Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Dr. Yuhong Dong, M.D., Ph.D.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ, phụ trách chuyên mục Sức khỏe của The Epoch Times. Và là cựu chuyên gia khoa học y tế cao cấp và lãnh đạo cảnh giác dược tại Trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ. Bà đã từng đoạt giải thưởng Novartis trong bốn năm. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư học, thần kinh học và nhãn khoa, đồng thời cũng có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà lấy bằng bác sĩ và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn