Tổng thống Jefferson của Đảng Dân Chủ và Liên minh Ly khai có lẽ đã không thể trục xuất tổng thống Abraham Lincoln khỏi thủ đô, nhưng đại diện Đảng Dân Chủ Eleanor Norton (Dân Chủ-Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) thì có thể.

Bà Norton, đại diện Quốc hội không bỏ phiếu của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã lại đưa ra dự luật nhằm dỡ bỏ một tượng đài về ông Lincoln cùng một nô lệ được giải phóng đang quỳ gối.

Tượng đài đã đứng ở Công viên Lincoln gần Điện Capitol từ năm 1876. Bức tượng mô tả cảnh một nô lệ, cởi trần và được gỡ bỏ xiềng xích, sắp đứng lên. Ông Lincoln chĩa tay qua người đàn ông.

Những nô lệ được giải phóng đã trả tiền để tạo ra bức tượng đài này. Nhưng theo thông cáo báo chí của bà Norton, điều đó là không đủ.

Đại diện Eleanor Holmes Norton (Dân Chủ-Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) nói tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/05/2020. (Ảnh: Saul Loeb/AFP qua Getty Images)
Đại diện Eleanor Holmes Norton (Dân Chủ-Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) nói tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/05/2020. (Ảnh: Saul Loeb/AFP qua Getty Images)

“Bức tượng đài gia trưởng mô tả một người đàn ông Da Đen quỳ gối trước Tổng thống Lincoln không công nhận quyền tự quyết của người Mỹ gốc Phi Châu trong việc thúc đẩy cho sự giải phóng của chính họ,” thông cáo báo chí của bà đại diện viết.

Dự luật của bà Norton sẽ di dời tượng đài này ra khỏi Công viên Lincoln và đặt trong một viện bảo tàng “với lời giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của nó.”

Bà cũng lưu ý rằng những nô lệ được giải phóng trả tiền cho tượng đài đã không đưa ra ý kiến ​​đóng góp cho thiết kế của bức tượng.

“Mặc dù những người Mỹ từng là nô lệ đã trả tiền cho tượng đài này, nhưng quá trình thiết kế và điêu khắc đã được thực hiện mà không có sự đóng góp hoặc tham gia của họ, và điều này đã thể hiện ra,” bà Norton nói. “Vào thời điểm đó, họ chỉ vừa mới được giải phóng khỏi chế độ nô lệ và rất biết ơn vì bất kỳ sự công nhận nào cho sự tự do của họ.”

Bà Norton lưu ý rằng người theo chủ nghĩa bãi nô nổi tiếng và là nô lệ được giải phóng Frederick Douglass đã diễn thuyết khánh thành bức tượng nhưng “không ca ngợi bức tượng một cách rõ ràng.”

Quá khứ và hiện tại

Bài diễn văn của ông Douglass thể hiện một loạt cảm xúc phức tạp. Ông đã gọi ông Lincoln là “Tổng thống của người da trắng” nhưng cũng ca ngợi ông ấy là một “người đàn ông vĩ đại” và “người giải phóng” “ghét chế độ nô lệ.”

“Ngày hôm nay, chúng ta đã làm được một việc tốt cho chủng tộc của mình,” ông Douglass nói tại lễ khánh thành bức tượng. “Để long trọng tưởng nhớ người bạn và người giải phóng của chúng ta, chúng ta đã và đang trao vinh dự cao nhất cho chính chúng ta và những thế hệ sau của chúng ta; chúng ta đã và đang gắn bản thân mình với một cái tên cùng với danh tiếng bất diệt và bất tử; chúng ta cũng đã và đang tự bảo vệ bản thân mình khỏi một vụ bê bối nghiêm trọng.”

Ông nói tiếp rằng vụ bê bối là việc người Mỹ gốc Phi Châu sẽ bị buộc tội vô ơn đối với người đàn ông đã giải phóng họ.

Trong một bức thư gửi cho tờ National Republican được in lại trên Tạp chí Smithsonian, ông Douglass nói với công chúng rằng ông cũng muốn nhìn thấy một bức tượng của một nô lệ tự do mặc đủ quần áo đang đứng.

Ông viết: “Có lẽ không một tượng đài nào có thể được tạo ra để nói lên toàn bộ sự thật về bất kỳ chủ đề nào mà nó có thể được thiết kế để minh họa.”

The Epoch Times đã liên lạc với bà Norton để yêu cầu bình luận nhưng không nhận được phúc đáp vào thời điểm phát hành bài viết này.

Jackson Elliott
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jackson Elliott đưa tin về các thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ cho The Epoch Times. Ông học cách viết và tìm hiểu sự thật tại Đại học Northwestern. Ông tin rằng những hành động quan trọng nhất là từ những chuyện nhỏ và như ông Dostoevsky nói, mọi người đều có trách nhiệm với mọi người và mọi việc. Khi không viết, ông thích chạy, đọc và dành thời gian cho bạn bè. Quý vị có thể liên lạc với ông Jackson tại [email protected]

Cẩm An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn