Hẹ có tác dụng bồi bổ gan thận, chiên với trứng có thể ngăn ngừa đau dạ dày

Hẹ là một trong những loại rau chúng ta thường ăn, chúng ta dùng nó làm món chiên trứng, chiên đậu, làm nhân bánh bao. Theo quan điểm của Trung y mà nói, Hẹ cũng là một dược liệu rất tốt, ví dụ như ăn trứng tráng với Hẹ có thể cải thiện tình trạng đau bụng do lạnh, Hẹ thêm vào tôm chiên trứng có thể thông sữa! Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trong việc ăn Hẹ.

Hẹ là một dược liệu tốt để bồi bổ gan thận, tuy nhiên có một số thực phẩm cấm kỵ cần chú ý. (Ảnh chụp màn hình video)
Hẹ là một dược liệu tốt để bồi bổ gan thận, tuy nhiên có một số thực phẩm cấm kỵ cần chú ý. (Ảnh chụp màn hình video)

Hẹ là một loại cây thân thảo sống lâu năm trong họ Loa Kèn (Liliaceae), có vị cay ngọt tính ấm, lá có tính nhiệt, rễ có tính ấm, hạt có vị cay ngọt tính ấm; Hẹ có tác dụng vào kinh vị, can và thận. Hẹ chỉ trồng một lần nhưng có thể phát triển rất lâu sau khi trồng, người xưa gọi là “cửu thái”. Trong “Lễ Ký” Hẹ được gọi là “phong bản”, có nghĩa là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh, có thể phục hồi sau khi cắt, một năm có thể thu hoạch 5, 6 lần, vì vậy nó còn có tên khác là Khởi dương thảo, Thảo chung nhũ, Trường sinh cửu thái và Biên thái.

Hẹ mọc vào mùa xuân, bổ dưỡng can vào mùa xuân, là loại rau của can. Trong cuốn “Tố Vấn” có nói rằng: “Người bệnh tim nên ăn hẹ, vì tâm là con của can, mẹ có thể làm mạnh con”. Hẹ được mệnh danh là “đệ nhất món ngon mùa xuân”, giống như “Bản thảo cương mục” đã nói: “Tháng giêng hành lá, tháng hai cửu thái”.

Chất lượng của Hẹ biến đổi theo mùa, mùa xuân thì Hẹ mọc, mùa hè thì Hẹ có mùi hôi, Hẹ già thì có mùi lưu huỳnh, dù nấu chín nhưng mùi vẫn nặng. Người dân miền Bắc Trung Quốc thích ăn Hẹ quanh năm, vì thế nhà thường có Hẹ, người dân miền Giang Nam cho rằng nó có vị cay và mùi hôi, họ thường dùng Hẹ vàng đã thu hoạch, khi xào rất thơm. Hẹ ngon nhất vào đầu mùa xuân, béo và mềm, hạt đen và căng mọng.

Hẹ ngon nhất vào mùa xuân, bổ gan vào mùa xuân, là loại rau của gan. (Ảnh chụp màn hình video)
Hẹ ngon nhất vào mùa xuân, bổ gan vào mùa xuân, là loại rau của gan. (Ảnh chụp màn hình video)

Những điều cấm kỵ và cần biết khi ăn Hẹ

  • Hẹ là một loại rau trong ngũ huân.
  • Hẹ không nên chiên, luộc, xào lâu; không ăn với mật ong, thịt bò, rau cải, dâu tằm.
  • Người bệnh chàm không nên ăn Hẹ.
  • Hẹ ăn nhiều sẽ chóng mặt, người có các bệnh về mắt, sốt rét, lở loét, sau bệnh sa đậu nên tránh.
  • Người có miệng lưỡi lở loét, hôi miệng, nóng trong người, sau khi uống rượu, mắt đỏ sưng tấy, hay có ghèn mắt, và mắt vừa mới phẫu thuật nên tránh.
  • Mùa hè không nên ăn nhiều Hẹ, người già nên ăn ít, chất xơ thô ráp trong Hẹ khó tiêu hóa và hấp thụ, dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy.
  • Người âm hư hỏa vượng, tâm phiền miệng khát, cổ họng khô táo, lưỡi đỏ ít rêu, bệnh lở loét, Herpes, các bệnh về mắt, tiêu chảy không nên ăn hạt Hẹ.

28 Cách dưỡng sinh, chữa bệnh từ Hẹ

  1. Huyết ứ và rụng tóc: Uống nước ép Hẹ.
  2. Dưỡng tâm, an thần: Hẹ nửa cân, trứng gà 2 quả, thêm muối và rượu nấu canh ăn.
  3. Tăng cảm giác thèm ăn: Nấu canh với lá và rễ Hẹ.
  4. Làm ấm bụng: Lấy 2 lạng Hẹ vắt lấy nước, thêm nước sôi để uống.
  5. Lạnh bụng: Nửa cân Hẹ, 1 lạng gừng, sau khi nấu thành canh, thêm 100 ml sữa để dùng.
  6. Đau bụng do lạnh: Ăn trứng chiên lá Hẹ.
Chúng tôi thường ăn trứng xào với Hẹ. Nếu dùng Hẹ để chiên trứng, bạn có thể cải thiện tình trạng đau bụng do lạnh. (Ảnh pixabay.com)
Chúng tôi thường ăn trứng xào với Hẹ. Nếu dùng Hẹ để chiên trứng, bạn có thể cải thiện tình trạng đau bụng do lạnh. (Ảnh pixabay.com)
  1. Buồn nôn: 1 lạng Hẹ vắt lấy nước, thêm nước sôi để uống.
  2. Thông sữa: Nửa cân Hẹ, 1 lạng tôm, xào với trứng.
  3. Nấc cụt: Hạt Hẹ nghiền nát, mỗi lần uống 9 g, ngày 2 lần, uống vào buổi sáng và trưa.
  4. Khối u gây nấc: Hạt Hẹ sao vàng, tán thành bột, mỗi lần 9 g, ngày 3 lần.
  5. Ngộ độc thức ăn, đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước: Thân và lá Hẹ chiên với trứng để ăn.
  6. Bổ hư thông trường: Hẹ xào giá đỗ.
  7. Táo bón: Lá Hẹ 4 lạng trần qua, cho thêm cá khô và dầu mè làm Salad để ăn.
  8. Sợ lạnh, chân tay lạnh: Cho Hẹ với thịt cừu lượng bằng nhau, xào với hành lá, dầu mè, rượu tương, hoặc gói thành bánh bao.
  9. Chảy nước dãi, chân tay lạnh: Nước ép Hẹ, cho thêm nước nóng để uống.
  10. Tất cả các tật về mắt: Rễ Hẹ rửa sạch, dùng lá cam để quấn, trước khi đi ngủ nam nhét vào mũi trái, nữ nhét vào mũi phải, để qua đêm thì lấy ra.
  11. Người béo bị trúng gió không nói được: Lấy nước ép lá Hẹ cho uống.
  12. Ăn nhiều đồ vặt: Hẹ nửa cân cắt khúc, xào với mỡ lợn, ăn một lần, đồ lặt vặt thải ra ngoài theo phân.
  13. Ăn nhiều thịt gây tức ngực: Hẹ giã nhuyễn, thêm nước ấm, uống sáng một cốc.
  14. Trẻ nhỏ nhiều đờm không thể nhổ ra, thậm chí khó thở, không uống được sữa: Nước ép Hẹ, nước củ cải trắng 10 ml, pha uống.
  15. Đau ngực, nhức xương không thể chạm vào: Hẹ ép lấy nước để uống.
  16. Ngực đau nhói, như dùi đâm: Hẹ vắt lấy nước cốt, có thể thêm nước củ sen, uống vào có thể khạc ra máu xấu trong ngực.
  17. Viêm màng phổi thể khô: Lấy nước ép Hẹ trong uống, ngoài bôi.
  18. Đau mạn sườn: Lấy rễ Hẹ đập dập, xào với giấm, bọc vải đắp bên ngoài.
  19. Hung cách ế khí, u thực quản: Hẹ nấu chín, thêm một ít giấm và muối.
  20. Khối u đường tiêu hóa: Nước ép Hẹ thêm muối, cho thêm muối từng ít một, có thể giúp khạc ra đờm có mủ.
  21. Tiêu chảy cấp: Nấu canh cá chép với lá Hẹ.

28. Trĩ nội: 2 lạng Hẹ cho vào bụng cá chép, thêm gia vị, hấp cách thủy 20 phút.

Biên dịch: Lâm Mộc

Ôn Tần Dung
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung hiện là Giám đốc Phòng khám Trung y Minh Huệ ở thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong tiếp xúc và điều trị bằng Trung y, đã thực hiện trên 3 triệu mũi kim châm cứu. Bà lĩnh hội sâu sắc sự huyền diệu vô cùng của Trung y. Bà đã tập hợp những kinh nghiệm quý báu từ việc hành nghề y trong nhiều thập niên của mình để viết thành sách. Sau khi được ấn hành, các tác phẩm này rất được đón nhận. Trong đó, bà phân tích từ nông cạn đến thâm sâu bệnh lý, hướng điều trị. Đồng thời bà rất chú trọng và quan tâm đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân, cố gắng giải khai những khúc mắc tâm lý của họ, vì bà quan niệm rằng “Vạn bệnh do tâm sinh.” Bà cũng là một trong những tác giả chuyên trang Trung y trên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn