Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19

Vào mùa đông, thời tiết khô lạnh có thể khiến người ta dễ bị cảm mạo. Cô Shu Rong, một bác sĩ Đông y dày dạn kinh nghiệm sống ở Vương quốc Anh, sẽ giải thích cho chúng ta về cách phân biệt giữa COVID-19 và bệnh cúm theo mùa, cách hiểu về các loại “cảm mạo” trong Đông y và cách điều trị triệu chứng để ngăn ngừa bệnh trở nặng.

Làm thế nào để phân biệt COVID-19 và bệnh cúm?

Cô Shu tin rằng, triệu chứng của COVID-19 và bệnh cúm có nhiều điểm tương tự nhau. Chỗ khác biệt là, COVID-19 có thể khiến người ta bị mất vị giác và thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2-14 ngày, lâu hơn thời gian ủ bệnh 1-4 ngày của bệnh cúm.

Ngoài ra, triệu chứng của COVID-19 có phạm vi rộng hơn, mức độ trầm trọng và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn so với bệnh cúm.

Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19
Cô Shu cho biết COVID-19 khiến mọi người mất đi vị giác, và thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2-14 ngày, lâu hơn thời gian ủ bệnh 1-4 ngày của cúm. (Ảnh: Health 1+1)
Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19
Cô Shu tin rằng triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 có nhiều điểm tương tự nhau. (Ảnh: Health 1+1)

Phân loại cảm mạo theo Đông y

Tây y cho rằng căn nguyên của cảm mạo thông thường là do nhiều loại virus gây ra, bao gồm rhinovirus, còn căn nguyên của bệnh cúm là do một trong ba loại virus cúm. Một số vi khuẩn cũng gây nên các triệu chứng tương tự cảm mạo.

Theo quan điểm của Đông y, nhiều căn bệnh được cho là có khởi nguồn từ tà khí trong môi trường. Những khí này được gọi là lục tà, bao gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt).

Trong Đông y, cách phân loại “cảm mạo” không giống như Tây y. Đông y chia cảm mạo thành hai loại theo triệu chứng, bao gồm: phòng hàn (gió lạnh) và phong nhiệt (gió nóng).

Cảm mạo do virus thường có triệu chứng như: chịu lạnh kém, hắt hơi, đau khớp – là bệnh do phong hàn (gió lạnh) gây ra, nghĩa là do gió và khí lạnh gây ra. Cảm mạo do vi khuẩn đặc trưng bởi triệu chứng như nước mũi đặc, đờm có mủ, và bệnh tiến triển chậm là triệu chứng của phong nhiệt (gió nóng) – nghĩa là do gió và khí nóng gây ra).

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau có thể tạo nên các phản ứng cơ thể khác nhau.

Cô Shu nhấn mạnh rằng điều đầu tiên chúng ta cần làm là phân loại triệu chứng, nếu không, việc dùng sai thuốc có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng. Ngoài ra, mọi người không nên tự ý dùng thuốc Đông y để thanh nhiệt và giải độc, nếu không, sẽ làm tổn hại dương khí.

Phân biệt các loại cảm mạo thông thường trước khi điều trị

Cô Shu cho biết, nguyên nhân của phong nhiệt phần lớn là do gió và khí nóng tấn công bề mặt cơ thể hoặc do gió và khí lạnh chuyển thành nhiệt trong cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, đau họng, đờm vàng, nước mũi nhầy vàng, mép lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước nhiều hơn, thích đồ lạnh.

Cô nói, triệu chứng cảm mạo có thể thuyên giảm sau khi dùng bản lam căn, song hoàng liên, ngân kiều, hoặc các loại thuốc thảo dược giúp thanh nhiệt và giải độc.

Phong hàn thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, đờm loãng màu trắng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, lưỡi phủ lớp mỏng trắng, nhức đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn).

Khi đó, bạn có thể dùng rau mùi, gừng, và hành lá để giúp đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể.

Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19
Bác sĩ Shu nói với Health 1+1 rằng cần phân biệt phong hàn và phong nhiệt trước khi tiến hành điều trị.

Công thức nấu các loại canh chữa bệnh

Công thức nấu canh hành lá

Nguyên liệu: Cắt 5 củ hành lá (cả rễ) thành lát mỏng. Chỉ dùng phần trắng của hành.

Cách chế biến:

  • Đun sôi 300ml nước
  • Thêm hành lá
  • Nấu khoảng hai phút
  • Tắt bếp
  • Vớt hành lá ra và uống khi còn nóng

Chỉ định: Dùng trong giai đoạn đầu của cảm mạo thông thường, khi người bệnh bị nghẹt mũi, rét run, hoặc đau nhức cơ bắp.

Hướng dẫn: Sau khi uống canh, tốt nhất bạn nên đắp chăn và đi ngủ. Việc đổ mồ hôi nhẹ và trục xuất khí lạnh ra khỏi cơ thể sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục. Uống ba lần một ngày cho đến khi hồi phục. Nếu không ra mồ hôi, bạn có thể ăn thêm một cháo nóng để giúp cơ thể toát mồ hôi.

Lưu ý: Đau họng, mắt đỏ và không thể khạc đờm là dấu hiệu cho thấy đang bắt đầu bước vào giai đoạn sốt. Bạn nên ngừng dùng canh hành lá mà thay vào đó là uống nhiều nước lọc, nhất là nước đun sôi cùng lê, hoa huệ tây, mộc nhĩ trắng, đồng thời ăn nhiều rau xanh để bổ âm, thanh nhiệt.

Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19
Công thức nấu canh hành lá (Ảnh: Healthy 1+1)

Công thức pha trà gừng

Nguyên liệu: Gừng, 5 quả táo tàu, đường nâu.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch 20gr (0.7 ounce) gừng, không gọt vỏ (vỏ gừng có thể trừ gió và khí lạnh)
  • Cắt gừng thành lát mỏng
  • Thêm năm quả táo tàu (tách hạt) và một lượng đường nâu thích hợp
  • Đổ 250 ml nước và đun ở nhiệt độ cao
  • Sau khi nước sôi, giảm lửa và đun liu riu trong 15-20 phút

Vậy là món trà gừng đã sẵn sàng để thưởng thức. Hướng dẫn và lưu ý cũng tương tự như canh hành lá.

Phân biệt cảm mạo, cúm và COVID-19
Công thức pha trà gừng (Ảnh: Healthy 1+1)

Cô Shu cho biết trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng cảm mạo do phong hàn, và tốt nhất nên dùng vào buổi sáng.

Thanh Ngọc biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Amber Yang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Amber Yang là giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm, đồng thời là ký giả kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp trong 10 năm. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các chương trình YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview."
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn