Nghiên cứu: Kháng kháng sinh chịu trách nhiệm cho nửa triệu ca tử vong tại Châu Mỹ

Tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh được WHO xếp vào một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với nhân loại. Một nghiên cứu đã tiết lộ mức độ ảnh hưởng của vấn đề chết người này đến Châu Mỹ.

Hơn nửa triệu ca tử vong ở 35 quốc gia có liên quan đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, theo công trình mà các nhà nghiên cứu gọi là phân tích gánh nặng kháng kháng sinh toàn diện nhất khi đánh giá khu vực đặc biệt này của thế giới. Con số khiến các quan chức y tế toàn cầu lo lắng, vì vấn đề ngày càng nổi cộm trên được liệt kê là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nghiên cứu lớn, được công bố gần đây trên tập san The Lancet Regional Health–Americas (Lancet Sức Khỏe Vùng-Châu Mỹ), đã thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu quốc tế thuộc 35 quốc gia Khu vực Châu Mỹ của WHO, về 23 mầm bệnh vi khuẩn và 88 sự kết hợp mầm bệnh-thuốc.

Tử vong liên quan đến kháng kháng sinh

Các phân tích cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh đóng vai trò trong 569,000 ca tử vong vào năm 2019, chiếm 11.5% tổng số ca tử vong liên quan đến kháng kháng sinh trên toàn cầu. Nói cách khác, nhiễm trùng kháng thuốc là một phần nguyên nhân, nhưng có thể nguyên nhân tử vong chính, độc lập. Ngoài ra có thêm 141,000 ca tử vong trực tiếp do kháng kháng sinh gây ra. Con số này chỉ chiếm hơn 11% tổng số ca tử vong do kháng kháng sinh trên toàn cầu.

Các tác giả nghiên cứu viết, “Với gánh nặng ở các quốc gia khác nhau, các hội chứng truyền nhiễm và sự kết hợp giữa mầm bệnh và thuốc, kháng kháng sinh [do vi khuẩn] là mối đe dọa sức khỏe đáng kể ở Mỹ châu. Bằng chứng từ nghiên cứu này có thể chỉ dẫn cho các nỗ lực giảm thiểu phù hợp với nhu cầu của từng quốc gia trong khu vực.”

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới và nhiễm trùng ngực, máu và phúc mạc/trong ổ bụng tạo nên gánh nặng tử vong liên quan đến kháng kháng sinh do vi khuẩn lớn nhất trong khu vực. Gánh nặng tử vong là thuật ngữ dùng để mô tả gánh nặng tử vong sớm, được đo bằng số năm sống bị mất đi.

Các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii là những mầm bệnh hàng đầu có liên quan đến tử vong do kháng kháng sinh. Tổng cộng, những mầm bệnh này là nguyên nhân gây ra 452,000 trong số 569,000 ca tử vong liên quan đến kháng kháng sinh.

Staphylococcus aureus kháng methicillin đứng đầu danh sách về số ca tử vong liên quan đến kết hợp mầm bệnh-thuốc ở 34 trong số 35 quốc gia, và E. coli kháng aminopenicillin đứng đầu ở 15 trong số 35 quốc gia.

Theo Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS), Argentina, Brazil, Columbia, Ecuador, Guatemala, Peru và Hoa Kỳ là một số quốc gia thuộc khu vực này.

Vùng lãnh thổ và nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất

Haiti là nước có tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng liên quan đến mầm bệnh kháng thuốc thấp nhất, trong khi Chile là nước có tỷ lệ cao nhất.

Năm quốc gia có 90 ca tử vong trên 100,000 người/năm, xếp hạng từ cao nhất đến thấp nhất là Haiti, Bolivia, Guatemala, Guyana và Honduras. Các quốc gia có tỷ lệ tử vong do kháng kháng sinh thấp nhất, được xác định là dưới 50 ca tử vong trên 100,000 người/năm, được xếp hạng từ thấp nhất đến cao nhất, là Canada, Hoa Kỳ, Colombia, Cuba, Panama, Costa Rica, Chile, Venezuela, Uruguay và Jamaica.

Theo nghiên cứu, “Tỷ lệ tử vong liên quan và do kháng kháng sinh tuân theo mô hình chung nhất quán giữa các quốc gia, với tỷ lệ tử vong tăng đột biến ở trẻ sơ sinh, sau đó là gần như bằng 0 ở trẻ 1–4 tuổi.” Khuynh hướng tăng có xu hướng tăng dần cho đến tuổi 65. Sau 65 tuổi, xu hướng này tăng lên đột biến.

Thuốc kháng vi sinh vật là gì và tại sao có kháng kháng sinh?

Thuốc kháng vi sinh vật là thuốc dùng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, thuốc chống nấm và thuốc chống ký sinh trùng.

Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng sống trên và bên trong các sinh vật và môi trường, từ động vật đến người, từ đất đến không khí, lây lan từ sinh vật này sang sinh vật khác.

Một số vô hại và thậm chí cần thiết, trong khi một số khác là mối đe dọa vì chúng liên tục tiến hóa do những thay đổi gene, cho phép chúng nhân đôi và thích nghi với môi trường mới. Kháng kháng sinh nghĩa là những vi khuẩn này không còn phản ứng với thuốc hiện đại, khiến việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Các loại thuốc hiện có như thuốc kháng sinh có thể không hiệu quả, gây ra nguy cơ lây lan bệnh tật và tử vong trên toàn cầu.

WHO liệt kê những yếu tố sau đây là nguyên nhân chính gây ra kháng kháng sinh:

  • Dùng sai và lạm dụng thuốc kháng khuẩn.
  • Khả năng tiếp cận với nước sạch bị hạn chế.
  • Quản lý vệ sinh và vệ sinh kém ở cả người và động vật.
  • Kiểm soát của các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trang trại không đạt tiêu chuẩn.
  • Khả năng tiếp cận kém với các loại thuốc, vaccine và quy trình chẩn đoán hiệu quả.
  • Thiếu nhận thức, hiểu biết và kiến thức.

Các tác giả viết, “Khu vực Châu Mỹ của WHO có lịch sử lâu dài về giám sát kháng kháng sinh, nhưng vẫn còn những thách thức để biến việc giám sát này thành hành động mang tính cộng đồng. Một trong những thách thức liên quan đến bản chất khác biệt của vấn đề đối với các quốc gia trong khu vực.”

Lý do dẫn đến tử vong liên quan đến và do kháng kháng sinh rất khác nhau tùy theo quốc gia. Một số quốc gia đang gặp thách thức trong việc tiếp cận thuốc kháng sinh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Những nước khác phải đối mặt với tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo độ tuổi có liên quan và do kháng kháng sinh lớn nhất trong khu vực.

Các tác giả viết, “Đối với những nước đó, giải pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí có thể nằm ở các chính sách phòng ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là trong các nhóm tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bệnh truyền nhiễm.”

Đại Hải biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Mary Gillis
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Mary Elizabeth Gillis là ký giả về sức khỏe và chuyên gia về tim phổi với hơn một thập niên kinh nghiệm. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ về sinh lý học ứng dụng, bà lấy bằng thạc sĩ khoa học báo chí tại Đại học Columbia.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn