Chuyên gia: Tỷ lệ lạm phát thực tế ‘cao hơn nhiều’ so với các số liệu chính thức của chính phủ
Trong khi Tòa Bạch Ốc giành chiến thắng trước tình hình lạm phát giảm hôm 10/08, một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ lạm phát thực tế ở Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với dữ liệu được báo cáo chính thức.
Cục Thống kê Lao động (BLS) báo cáo rằng tốc độ lạm phát tổng thể, được phản ánh trong Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), đã giảm xuống mức 8.5% trong tháng Bảy từ mức cao nhất trong vòng 41 năm là 9.1% vào tháng Sáu.
Đồng thời, số liệu lạm phát CPI hàng tháng ở mức 0% — có nghĩa là tốc độ tăng giá không thay đổi trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Bảy — khiến Tổng thống Joe Biden thừa thắng xông lên khi nói rằng “nền kinh tế có mức lạm phát bằng 0% trong tháng Bảy.”
Một số nhà phân tích và các đối thủ chính trị của ông Biden đã phản đối thông điệp của Tòa Bạch Ốc về lạm phát “bằng 0” bằng cách lập luận rằng tổng thống đang chọn lọc dữ liệu theo cách tập trung vào tốc độ tăng trưởng hàng tháng trong khi bỏ qua tỷ lệ lạm phát hàng năm — phương pháp được thiết lập từ lâu để đo lường lạm phát — vốn vẫn ở mức 8.5%, một mức cao trong lịch sử.
Hơn nữa, một số nhà phân tích nói rằng các số liệu chính thức hạ thấp tốc độ lạm phát thực sự, với lý do các yếu tố như chi phí nhà ở được phản ánh trong thước đo lạm phát CPI của chính phủ có độ trễ.
Cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng trước cũng lập luận rằng tốc độ tăng giá ở Mỹ “cao hơn rất nhiều” so với những gì dữ liệu chính thức cho thấy, khi nói với những người tham dự cuộc tập hợp ở Arizona rằng lạm phát “ngày càng cao hơn.”
Ông Trump nói tại cuộc tập hợp hôm 22/07: “Lạm phát khiến các gia đình mất gần 6,000 USD mỗi năm, lớn hơn bất kỳ mức tăng thuế nào từng được đề nghị.”
Các thước đo lạm phát thay thế
Một thước đo lạm phát CPI thay thế được nhà kinh tế học John Williams phát triển, được tính toán theo cùng một phương pháp mà chính phủ Hoa Kỳ sử dụng trong những năm 1980, đưa ra con số lạm phát của tháng Bảy ở mức 16.8% tính theo năm, gần gấp đôi con số chính thức và không xa so với mức ước tính của ông được ghi nhận trong tháng Sáu ở 17.3%, mức cao nhất trong 75 năm.
Ông Williams xem phương pháp hiện tại của BLS để tính toán lạm phát là một thước đo thiếu sót về cách các thành viên của công chúng bình dân trải qua những thay đổi trong chi phí sinh hoạt của họ.
Ông Williams viết trong một ghi chú giải thích về lý thuyết của mình, “Các cá nhân coi chỉ số CPI của chính phủ như một thước đo chi phí sinh hoạt để duy trì một mức sống ổn định, cũng như đo lường chi phí sinh hoạt đó theo chi phí tự trả. Nếu không đáp ứng các thông số đó, một thước đo lạm phát sẽ có giá trị sử dụng hạn chế, nếu có, cho một cá nhân.”
Ông nói, “Khi CPI tại một thời điểm đáp ứng các thông số mà công chúng mong muốn, các nỗ lực của chính phủ đã biến CPI từ việc đo lường sự thay đổi giá cả trong một rổ hàng hóa và dịch vụ có tỷ trọng cố định, sang một rổ hàng hóa gần như thay thế, phá hỏng khái niệm về chỉ số CPI như một thước đo chi phí sinh hoạt của việc duy trì mức sống không đổi.”
Cách tiếp cận thay thế của ông Williams đối với lạm phát CPI có những người phê bình, bao gồm cả nhà kinh tế học Ed Dolan, thành viên cao cấp tại Trung tâm Niskanen.
Trong một bài đăng blog chi tiết phân tích cách tiếp cận của ông Williams, ông Dolan nói rằng ông ủng hộ quan điểm của ông Williams rằng phương pháp hiện tại của chính phủ đánh giá thấp lạm phát và ông ủng hộ các biện pháp thay thế cho chỉ số giá CPI chính thức sẽ phản ánh gần hơn nhận thức của công chúng về lạm phát.
Tuy nhiên, ông Dolan tin rằng tỷ lệ lạm phát được cung cấp bởi phương pháp của ông Williams là “cao đến mức phi lý” do một loạt các yếu tố, đồng thời một tỷ lệ lạm phát chính xác hơn có thể đạt được bằng cách trừ đi 2.45% từ con số của ông Williams.
Một sự điều chỉnh như vậy sẽ khiến lạm phát của tháng Bảy ở mức 14.35%, thấp hơn mức 16.8% của ông Williams nhưng vẫn cao hơn nhiều so với 8.5% chính thức.
Mặc dù ông Williams không tin rằng chính phủ đang cố tình làm sai lệch dữ liệu lạm phát để đánh lừa công chúng, nhưng ông cho rằng phương pháp mà BLS đã áp dụng đang đánh giá thấp tỷ lệ lạm phát làm giảm các khoản thanh toán phúc lợi theo chỉ số lạm phát, chẳng hạn như phúc lợi An sinh Xã hội.
BLS đã đưa ra một bản trình bày chi tiết để bảo vệ phương pháp của mình (pdf), trong đó họ phản đối tuyên bố rằng họ tính toán thấp lạm phát trong khi thừa nhận rằng CPI “không phải và không bao giờ có thể là một chỉ số hoàn hảo” và rằng cơ quan này “phải luôn làm việc để nâng cao” độ chính xác của thước đo này.
Chi phí nhà ở ‘bị đánh giá thấp quá mức’ trong dữ liệu lạm phát
Ông Charlie Bilello, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Compound Capital Advisors, tin rằng tỷ lệ lạm phát thực tế “cao hơn nhiều” so với con số 8.5% của BLS. Ông lập luận rằng chi phí nhà ở không được phản ánh đầy đủ trong các con số tổng thể của chính phủ.
Ông Bilello nói trong một tuyên bố, “Nhà ở là thành phần lớn nhất của CPI (33% của Chỉ số) và vẫn đang bị đánh giá thấp (tăng 5.7% theo năm) với giá thuê tăng 12.4% so với năm ngoái và giá nhà tăng 19.7%. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ lạm phát thực sự cao hơn nhiều so với 8.5%.”
Shelter is the single biggest component of CPI (33% of the Index) and is still being wildly understated (@ +5.7% YoY) with rents up 12.4% over the last year and home prices up 19.7%. Which means that the true inflation rate is much higher than 8.5%. pic.twitter.com/xCRJRjFgb4
— Charlie Bilello (@charliebilello) August 10, 2022
Cách thức chi phí nhà ở bị đánh giá thấp trong dữ liệu lạm phát của chính phủ đã được ông David Wilcox, thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) giải thích trong một phân tích.
Ông Wilcox lưu ý rằng phương pháp BLS dựa trên hai thành phần chính — “giá thuê nhà ở chính” và “giá thuê tương đương của chủ sở hữu” (OER) — để đánh giá chi phí nhà ở trong chỉ số lạm phát tổng thể.
Với giá thuê nhà ở chính, BLS sử dụng một công thức tương đối phức tạp để theo dõi những thay đổi gia tăng về giá thuê trong thời gian sáu tháng trên một mẫu khoảng 48,000 đơn vị cho thuê được chia thành sáu bảng.
Mặc dù ông Wilcox nói rằng phương pháp này có lợi thế là cho phép BLS bao gồm nhiều đơn vị hơn trong mẫu của họ và kiểm soát tốt hơn sự khác biệt về đặc điểm của các đơn vị cho thuê, nhưng có một nhược điểm ở chỗ chỉ số giá thuê bị “chậm hơn so giá thuê ngoài đời thực.” Về căn bản, điều này có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn để phản ánh giá thuê nhà trong thước đo CPI.
Ông viết, “Nếu giá thuê trên mỗi đơn vị cho thuê có người thuê tăng X phần trăm vào một số ngày nhất định, thì sáu tháng sẽ trôi qua trước khi mức tăng đó được phản ánh đầy đủ trong mẫu.”
Thành phần nhà ở thứ hai của CPI, giá thuê tương đương của chủ sở hữu, cũng sử dụng một phương pháp tương tự dựa trên cấu trúc gồm sáu bảng xoay và chỉ số này cũng phải chịu độ trễ.
Để phản ánh chi phí nhà ở kịp thời và chính xác hơn, ông Wilcox khuyến nghị sửa đổi cách tiếp cận BLS để nắm bắt chi phí liên quan đến nhà ở trong chỉ số lạm phát bằng cách kết hợp dữ liệu từ các công ty tư nhân. Ông gợi ý rằng dữ liệu có thể bao gồm “giá chào hàng cho thuê” đối với bất động sản nhà ở, là giá thuê mà người thuê mới sẽ được tính phí, thay vì chỉ những người ở hiện tại, như trong tính toán của BLS hiện nay.
Ông Wilcox nói: “Nếu có thể xây dựng một mô hình mới theo kiểu này, thì nó sẽ cung cấp một cách trình bày kịp thời hơn về những thay đổi trong giá thuê. Nó cũng sẽ cho phép mở rộng đáng kể cơ sở cho thuê mà BLS dựa vào để xây dựng các chỉ số.”
Ông Wilcox nói, nhưng theo phương pháp hiện tại của BLS, những đóng góp vào lạm phát CPI tổng thể “sẽ biểu hiện chậm hơn trong chỉ số chính thức so với những gì mà những người đi thuê ngoài đời thực phải trải qua trên thực tế.”
Trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử cho The Epoch Times, Nhà phân tích Tài chính trưởng Greg McBride của Bankrate đã giải thích thêm về chủ đề chi phí nhà ở trong thước đo lạm phát CPI.
“Chi phí nhà ở vẫn đang tăng với tốc độ chóng mặt và chiếm 40% mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi,” ông McBride cho biết. “Đặc biệt, sự thay đổi trong giá thuê nhà có xu hướng theo sau sự gia tăng trong giá nhà, vì vậy chúng ta có thể kỳ vọng sẽ chứng kiến sự thay đổi liên tục lên cao hơn trong nhiều tháng tới đây trong những gì là thành phần lớn nhất của chỉ số lạm phát.”
Theo dữ liệu BLS, thứ gọi là thước đo lạm phát CPI cốt lõi, không bao gồm lương thực và năng lượng và được coi là thước đo tốt hơn về áp lực giá đằng sau, không thay đổi trong tháng Bảy ở mức 5.9% hàng năm và tăng 0.3% hàng tháng.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’