Hơn 700 triệu người có thể bị bệnh tiểu đường vào năm 2045

8 loại thực phẩm giúp hạ đường huyết

Theo Trung y, 8 loại thực phẩm sau đây nếu được đưa vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm được lượng đường trong máu, giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tiểu đường đã trở thành căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, đứng thứ ba chỉ sau bệnh tim mạch/mạch máu não và u ác tính.

Theo thống kê của Liên đoàn tiểu đường Quốc tế thì hiện nay có hơn 500 triệu người trên toàn thế giới bị bệnh tiểu đường và con số này đang gia tăng với tốc độ 25,000 người/năm. Ngoài ra còn có xu hướng trẻ hóa tỷ lệ người mắc căn bệnh này. Ước tính đến năm 2045, số lượng người bị bệnh tiểu đường toàn cầu sẽ đạt 783 triệu người.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các tổn thương tim mạch, gây ra các biến chứng như huyết khối và suy tim. Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên tầm soát bệnh thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Vậy, ngoài việc tầm soát thì còn cách nào khác để tránh bệnh tiểu đường trong cuộc sống hàng ngày không?

Một số người tin rằng có một cách đơn giản để kiểm soát được lượng đường trong máu là tránh ăn các loại ngũ cốc và carbohydrate. Tuy nhiên, mặc dù việc giảm carbohydrate giúp giảm cân và lượng đường trong máu, nhưng một số loại ngũ cốc lại có lợi cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền Trung Hoa (Trung y), ngũ cốc là thức ăn căn bản nuôi dưỡng cơ thể con người. Từ quan điểm dinh dưỡng, ngũ cốc là một nguồn carbohydrate quan trọng và là một trong ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho tế bào. Cho dù đó là monosaccharides, disaccharides, hay polysaccharides, tất cả ba loại carb này đều đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.

Carbohydrate cần thiết cho tất cả các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể con người, từ các cấu trúc tổ chức cơ bản nhất của cơ thể như màng tế bào, thành tế bào, DNA và RNA cho đến các hoạt động sinh lý lớn hơn như duy trì hệ thống miễn dịch, đông máu, thụ thai, sinh trưởng, lưu giữ chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng.

Do đó, cho dù chúng ta có sợ tăng cân hoặc tăng đường huyết thì chúng ta cũng không nên loại bỏ hoàn toàn các loại ngũ cốc như gạo. Điều quan trọng là chúng ta cần ăn uống cân bằng phối hợp với việc thường xuyên tập thể dục.

Đối với một số người thì trở ngại chính cho việc tập thể dục là do họ nghĩ rằng họ cần phải dành nhiều thời gian cho việc đó mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ cần bắt đầu với ít nhất 30 giây mỗi ngày là đã tốt rồi – điều quan trọng là phải kiên trì và tăng dần lượng thời gian tập thể dục mỗi ngày lên là ổn.

Theo Trung y, 8 loại thực phẩm sau đây nên được đưa vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm được lượng đường trong máu.

Các loại thảo mộc trong các chế phẩm dưới đây có thể được tìm thấy tại các chợ thực phẩm Á châu.

Lưu ý: Vì mỗi người có một thể chất khác nhau cho nên bạn nên thảo luận về cách ăn uống với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Món cháo kê hoặc cháo khoai lang

Ăn cháo nấu từ gạo hay là từ ngũ cốc đều có thể làm giảm lượng đường trong máu, kể cả cho dù đó là cháo kê hay cháo khoai lang thì cũng đều có tác dụng như vậy. Bạn nên đun cháo kê cho đến khi thấy xuất hiện một lớp dầu kê bên trên là được. Loại dầu kê kết dính này khi vào trong dạ dày có thể giúp thành dạ dày hấp thụ carbohydrate.

Cháo khoai lang cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một người bạn của tôi là bác sĩ đã khuyên một số bệnh nhân lớn tuổi nên bổ sung một ít khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày của họ. Sau một thời gian, người ta thấy rằng lượng đường trong máu của họ giảm xuống.

Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Nutrients năm 2015 cho thấy khoai lang có thể cải thiện chức năng của tế bào β tiểu đảo, duy trì insulin và glucose ở mức bình thường bằng cách điều chỉnh hoạt động chống oxy hóa của tế bào, thành phần lipid và thúc đẩy giải phóng peptide-1 giống glucagon (GLP- 1), do đó tạo ra tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Món cháo kê (Ảnh: Shutterstock)
Món cháo kê (Ảnh: Shutterstock)

Nước sắc mướp đắng (Momordica charantia)

Một loại thực phẩm khác có thể hỗ trợ tốt trong việc làm giảm lượng đường trong máu là mướp đắng. Chúng ta có thể chế biến bằng cách cắt quả mướp đắng thành từng khúc và nấu với Canh Tứ Dược (gồm rễ bạch chỉ, thân rễ cây cần núi Tứ Xuyên, rễ địa hoàng đã qua chế biến, rễ mẫu đơn trắng). Mặc dù có vị đắng nhưng loại canh này có thể hạ đường huyết. Một số bệnh nhân của tôi đã uống loại canh này trong một thời gian và đã hạ được lượng đường trong máu. Bạn có thể uống 2 hoặc 3 ngày một lần, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu để xem kết quả.

Năm 2014, trong một bài báo được công bố trên Tập san Current Diabetes Reviews đã lưu ý rằng mướp đắng rất giàu chất dinh dưỡng và chất phytochemical, và một số chất có đặc tính phòng chống bệnh tiểu đường. Mướp đắng có thể làm tăng khả năng tiết insulin, giảm hấp thu glucose ở ruột, tăng hấp thu và sử dụng glucose ở mô ngoại vi.

Món súp thập toàn đại bổ

Món súp thập toàn đại bổ là một bài thuốc có tính bình. Các thành phần bao gồm khoai lang, hạt cây khiếm thực, hạt sen và phục linh. Một số người thích thêm một chút lúa mạch. Trong số các thành phần nói trên thì khoai lang có tác dụng hạ đường huyết.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Nông nghiệp năm 2014 cũng xác nhận rằng chiết xuất hạt sen có tác dụng ức chế sản xuất chất béo, có thể cải thiện lipid máu và điều chỉnh nồng độ leptin trong huyết thanh, cho thấy chúng có thể phòng chống một cách hiệu quả các bệnh liên quan đến béo phì.

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2023/02/03/four-tonics-soup-sishentang-0425-600x400-600x400.jpeg
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2023/02/03/four-tonics-soup-sishentang-0425-600×400-600×400.jpeg

Các loại hạt

Ăn các loại hạt có thể ổn định lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Các loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chó, quả phỉ và hạt điều đều có tác dụng tốt. Những loại hạt này có thể được ăn như một loại đồ ăn nhẹ, hoặc có thể nghiền thành bột và cho vào giữa bánh mì nướng làm từ lúa mì nguyên cám để làm bánh mì sandwich. Mỗi ngày nên ăn một nắm hạt ngâm trong sữa đậu nành.

Ví dụ về các loại hạt (Ảnh: Shutterstock)
Ví dụ về các loại hạt (Ảnh: Shutterstock)

Củ cải radish

Củ cải radish ít calo và giàu enzym tiêu hóa, tốt cho dạ dày, giúp duy trì cân bằng đường huyết và có tác dụng chống ung thư.

Có một câu thành ngữ nổi tiếng về giữ gìn sức khỏe liên quan đến củ cải như sau: “Ăn củ cải, uống trà nóng, bác sĩ tức giận sẽ bò lổm ngổm dưới đất”. Câu thành ngữ này ngụ ý rằng ăn củ cải sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đến nỗi không cần đến các bác sĩ nữa.

Củ cải có chứa một số chất tham gia vào quá trình tổng hợp và bài tiết insulin và do đó có thể ổn định lượng đường trong máu. Với hàm lượng lớn chất xơ hòa tan, củ cải có thể giúp làm chậm việc tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Củ cải rất giàu calcium giúp cải thiện tình trạng loãng xương đối với các bệnh nhân tiểu đường – các củ cải khô, già thậm chí còn còn có hàm lượng calcium cao hơn. Thường xuyên ăn củ cải còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, tim và huyết áp.

Một bài báo được xuất bản trong ấn bản Nutrients năm 2017 cho thấy củ cải có tác dụng chống bệnh tiểu đường, có thể liên quan đến việc tăng cường cơ chế chống oxy hóa, giảm tích tụ gốc tự do, thúc đẩy hấp thụ glucose và chuyển hóa năng lượng, đồng thời giảm hấp thu qua đường ruột của đường glu-cô. Do đó, củ cải là một loại thực phẩm tốt cho các bệnh nhân tiểu đường.

Củ cải trắng hay còn gọi là Daikon. (Ảnh: Shutterstock)
Củ cải trắng hay còn gọi là Daikon. (Ảnh: Shutterstock)

Giá đậu

Giá đậu có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều chất xơ và protein chất lượng cao, có thể loại bỏ chất béo trong ruột và nội tạng một cách hiệu quả, đồng thời có thể cải thiện lượng đường cao ở trong máu.

Giá đậu(Ảnh: Jeff Perkin)
Giá đậu(Ảnh: Jeff Perkin)

Bí rợ

Bột bí rợ có chứa một chất đặc biệt có thể điều hòa bài tiết insulin, do đó làm giảm lượng đường trong máu. Bí rợ cũng chứa các nguyên tố vi lượng như coban – cần thiết cho các tế bào tiểu đảo tổng hợp insulin. Ăn bí rợ điều độ có thể giúp cơ thể tiết insulin mở mức bình thường và hạ đường huyết.

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Đánh giá phê bình về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy hạt bí rợ có đặc tính hạ đường huyết giúp duy trì kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, bí rợ rất giàu pectin, có thể kiên kết với cholesterol dư thừa trong cơ thể do đó có ích cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.

Trái bí rợ (Ảnh: Shutterstock)
Trái bí rợ (Ảnh: Shutterstock)

Khánh Nam biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.

Hồ Nãi Văn
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn là bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề y, ông đã điều trị hơn 140,000 bệnh nhân. Ông nổi tiếng với việc chữa trị thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ năm trên thế giới bằng Trung y. Bác sĩ Hồ hiện đang dẫn chương trình sức khỏe trên YouTube với hơn 700,000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình trình diễn lưu động về sức khỏe nổi tiếng được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn