Thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, 4 phương pháp tự nhiên chữa trị mất ngủ

Trung y xem mất ngủ là một bệnh do tinh thần bất ổn, tỳ hư, khí trệ và nóng gan gây ra. Ngoài thảo dược và ăn uống, còn có liệu pháp châm cứu các huyệt vị để điều trị chứng mất ngủ.

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém và thức dậy quá sớm. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến phản ứng chậm, mất trí nhớ, cảm xúc bất ổn và không có khả năng đương đầu với lịch làm việc bận rộn. Ngoài ra, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, v.v.

Theo một khảo sát gần đây, gần ⅓ người Mỹ bị mất ngủ và hầu hết họ có xu hướng tự chữa trị bằng thuốc. Tuy nhiên, những người thường xuyên dùng thuốc ngủ có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ, cao hơn gần 80% so với những người hiếm khi sử dụng.

Phương pháp chữa bệnh mất ngủ

Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bị mất ngủ, hãy xem xét một phương pháp điều trị tích hợp vì phụ thuộc vào thuốc ngủ trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

  1. Liệu pháp hành vi: Chữa chứng mất ngủ bằng cách thay đổi thói quen ngủ, tạo không gian ngủ mát mẻ, thoải mái và kiểm soát tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
  2. Tâm lý trị liệu: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp thôi miên, … có thể giúp người bệnh hiểu rõ suy nghĩ và những vấn đề cảm xúc của bản thân, từ đó cải thiện khả năng ngủ.
  3. Liệu pháp phản hồi sinh học: Bằng cách phát hiện các chỉ số sinh lý, chẳng hạn như nhịp tim và hơi thở, bệnh nhân được dạy để nắm vững các kỹ thuật tự điều chỉnh để cải thiện chứng mất ngủ.

Trung y xem mất ngủ là một bệnh do tinh thần bất ổn, tỳ hư, khí trệ và nóng gan gây ra, vì thế có những cách chữa mất ngủ như sau:

Trung y chữa mất ngủ bằng 4 phương pháp

Thực phẩm

Các món ăn bằng thuốc của Trung y rất bổ dưỡng, ngon miệng và giúp điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Thực phẩm thường được dùng để chữa mất ngủ bao gồm:

  1. Bột mè đen: Mè đen tính nóng, bổ gan thận, dưỡng ẩm, nhuận phế, đặc biệt có thể cải thiện chứng mất ngủ. Nghiền hạt mè đen thành bột, thêm nước và đường, nấu chín để dùng.
  2. Trà râu bắp: Râu bắp tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, làm dịu tinh thần, an thần. Râu bắp tươi rửa sạch, để ráo, ngâm trong nước, sau đó đun sôi thành trà.
  3. Cháo chuối: Chuối rất giàu magnesium giúp thư giãn, xoa dịu hệ thần kinh, cải thiện triệu chứng mất ngủ. Chuối có thể được cắt nhỏ và thêm vào cháo.
  4. Cháo hạt sen hoa lily: Hạt sen tính lạnh, vị ngọt, giúp an thần, dưỡng tim và tụy; hoa lily có vị ngọt, tính hơi lạnh, giúp thanh tâm, an thần. Cháo nấu bằng hạt sen, hoa lily, gạo tẻ có thể chữa mất ngủ.

Điều chỉnh cách ăn uống

Trung y tin rằng cách ăn uống cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ví dụ, bữa tối nên ăn nhẹ, tránh thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và chất kích thích.

Thảo dược

Thảo dược thường được sử dụng để chữa mất ngủ, chẳng hạn như thân rễ cây hoàng liên (coptis), rễ cây đan sâm (salvia) và củ cây thiên ma (gastrodia). Trung y tin rằng thảo dược có thể điều chỉnh khí và máu của cơ thể, giảm căng thẳng và do đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ.

Liệu pháp xoa bóp và châm cứu

Trong Trung y, liệu pháp châm cứu có thể điều trị mất ngủ. Châm cứu có công dụng điều chỉnh sự vận động của khí huyết trong cơ thể giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ. Ngoài ra, xoa bóp những huyệt sau đây cũng có hiệu quả.

Thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, 4 phương pháp tự nhiên chữa trị mất ngủ
Huyệt Thái Dương. (Ảnh: The Epoch Times)
Thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, 4 phương pháp tự nhiên chữa trị mất ngủ
Huyệt Tâm Du (Ảnh: The Epoch Times)
Thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, 4 phương pháp tự nhiên chữa trị mất ngủ
Huyệt Thần môn (Ảnh: The Epoch Times)

Chữa trị mất ngủ bằng Trung y nhấn mạnh vào việc điều hòa toàn diện bao gồm điều chỉnh cách ăn uống, lối sống; điều trị bằng thảo dược và liệu pháp châm cứu, để điều chỉnh sự cân bằng âm dương và khí huyết của cơ thể. Nếu chứng mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

*Bài viết này đề cập đến một số loại thảo mộc có thể không quen thuộc, nhưng thường có bán ở các siêu thị Á châu.

Lưu ý: Vì những người khác nhau có thể chất khác nhau, quý vị nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ hoặc chuyên gia Trung y.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Dr. Teng Cheng Liang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Teng Cheng-Liang là Bác sĩ Trung y và Tây y với hơn 20 năm kinh nghiệm. Ông là giám đốc của Chi Teh Medical Clinic & Cheng-Liang Medical Clinic ở Đài Bắc, Đài Loan. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Đài Bắc và hoàn thành bằng Tiến sĩ về Trung Y tại Đại học Trung y Nam Kinh.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn