Tạm biệt cơn đau cổ vai gáy

Chúng ta rất hay bị đau đầu sau khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động trong khoảng thời gian dài. Trải nghiệm này không phải là một cơn đau đầu điển hình, mà đúng hơn là do đầu bị nghiêng về phía trước quá lâu, dẫn đến cơ vai và cơ cổ bị căng cứng.

Hãy để tôi gợi ý cho bạn một vài thủ thuật xoa bóp bấm huyệt, các món ăn làm thuốc và các bài tập giảm đau cổ vai gáy, cơn đau của bạn hẳn sẽ sớm biến mất.

3 huyệt giảm đau cổ và vai gáy

1. Huyệt Phong trì

Tạm biệt cơn đau cổ vai gáy
Phong Trì là huyệt vị có thể giảm đau cổ vai gáy (The Epoch Times)

Vị trí: Dưới xương chẩm phía sau tai, ở chỗ lõm dễ thấy giữa hai gân lớn ở chân tóc.

Khi bấm huyệt Phong Trì, trước tiên hãy véo cơ sau gáy để cơ thả lỏng một chút rồi dùng ngón tay cái day và ấn vào đó.

Bấm huyệt Phong Trì có thể làm thư giãn cơ, thị lực rõ nét, giảm khô và giảm đau nhức mắt do nhìn liên tục vào điện thoại di động và máy tính.

Huyệt Phong Trì là điểm mà khí huyết phải đi qua để đến đầu và mắt. Khi khí huyết lưu thông tốt, lượng máu cung cấp cho não và mắt được đầy đủ thì thị lực sẽ không bị suy giảm.

Xoa bóp huyệt Phong Trì cũng có thể cải thiện chứng mất ngủ.

2. Huyệt Kiên Tỉnh

Tạm biệt cơn đau cổ vai gáy
Kiên Tỉnh là cũng là một huyệt vị giúp giảm đau cổ vai gáy (The Epoch Times)

Vị trí: Tại điểm giữa của đường nối huyệt Đại Chùy (chỗ lõm bên dưới chỗ lồi ra ở sau gáy khi cúi đầu xuống) và mỏm cùng vai.

Đặt một tay lên vai và cổ ở phía bên kia, đồng thời dùng ngón trỏ ấn vào huyệt Kiên Tỉnh để giảm đau cơ cổ vai gáy.

3. Huyệt Xích Trạch

Thêm một huyệt đạo nữa—huyệt Xích Trạch. Huyệt này không ở gần cổ mà ở trên cánh tay.

Tạm biệt cơn đau cổ vai gáy
Xích Trạch là một huyệt khác giúp giảm đau cổ vai gáy (The Epoch Times)

Vị trí: Trên nếp gấp ngang khuỷu tay, ở chỗ lõm rộng bằng một ngón tay từ ngoài vào trong.

Nhún vai một chút khi ấn huyệt Xích Trạch lập tức mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm kỳ diệu và thoát khỏi tình trạng căng cứng ở vai và lưng.

2 món canh giảm đau cổ và vai gáy

Sau đây xin giới thiệu hai bài thuốc giúp thư giãn gân cốt và giảm đau.

1. Canh cá hồi thư giãn gân

Nguyên liệu:

  • 250g cá hồi
  • 200g bông cải xanh
  • 1 miếng đậu phụ mềm
  • 30g gừng
  • 5 gốc hành lá
  • 30g tương miso
  • Một ít rượu gạo và rượu mirin.

Dược liệu:

  • 15g sắn dây
  • 10g mẫu đơn trắng
  • 10g cam thảo.

Có một bài thuốc Đông y gọi là “thuốc sắc sắn dây” có tác dụng làm thư giãn cơ bắp. Súp sắn dây không chỉ có thể làm giảm đau cổ vai gáy mà còn có thể giúp giảm đau cơ và chuột rút sau khi tập thể dục.

2. Súp thịt bò với quế và táo đỏ

Nguyên liệu:

  • 120g thịt bò
  • 1 quả cà chua cỡ vừa
  • 4 lát gừng
  • 4 nhánh hành lá.

Dược liệu:

  • 20g quế
  • 6 quả táo đỏ.

Quế có tác dụng tương tự như củ sắn dây, cả hai đều có thể làm giảm căng cứng cơ. Ăn món súp này cũng có thể làm giảm đau vai và đau cánh tay.

Duy trì tư thế đúng

Duy trì tư thế đúng có thể giúp bạn tránh được cơn đau. Khi tư thế đúng, toàn bộ cột sống trở thành một khối thống nhất, với các cơ và dây chằng cạnh cột sống có thể cố định cột sống mà không cần nhiều sức lực, do đó tránh được đau nhức và chấn thương.

Để giảm cảm giác khó chịu, hãy tập thói quen duy trì tư thế đúng khi ngồi và sử dụng máy tính: ngồi thẳng lưng, cằm hơi rụt lại, đầu thẳng nhưng hơi ngửa ra sau, vai thả lỏng và rũ xuống, khuỷu tay đặt ở vị trí tự nhiên trên bàn làm việc.

Tư thế đứng phải thật thẳng. Tôi biết một số người khi tập hát luôn yêu cầu bản thân phải đứng thật thẳng thì mới hát hay được.

Bạn cũng có thể học cách đứng thẳng bằng cách “đứng dựa vào tường”: Đứng dựa vào tường, tựa đầu, cổ và lưng vào tường, thu cằm và bụng dưới, giữ nguyên trạng thái này trong 5 phút và luyện tập ít nhất một lần mỗi ngày.

Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ có thể đứng thẳng một cách tự nhiên. Bài tập này không chỉ cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy mà còn giúp giảm cân.

Bài tập ấn và xoay cổ vai gáy đơn giản

Chúng ta rất dễ quên việc giữ tư thế đúng khi bắt tay vào công việc, dẫn đến gù lưng. Các bài tập cổ vai gáy thường xuyên có thể làm mềm cơ vai và cổ, đồng thời xương quai xanh, vai và cổ đều trở nên dẻo dai hơn.

Các bước thực hiện:

  1. Dùng một tay ấn vào cơ vị trí gốc vai và cổ bên đối diện, đồng thời xoay vai qua lại, 10 lần về phía trước và 10 lần về phía sau.
  2. Giữ yên bàn tay, quay đầu về hướng khác, quay đi quay lại 10 lần.
  3. Lặp lại với bên còn lại

Tư thế đại bàng giúp căng cơ

Một người bạn của tôi là bác sĩ làm việc trong lĩnh vực chấn thương đã dạy tôi một bộ bài tập tên là “Xoay cánh đại bàng.” Động tác mô phỏng đại bàng này sẽ di chuyển toàn bộ xương bả vai, xương cánh tay và cơ bắp, giúp vai và cổ thư giãn nhanh chóng và cơ bắp cánh tay trở nên khỏe hơn.

Các bước thực hiện:

  1. Duỗi thẳng tay như đại bàng dang cánh, lòng bàn tay hướng xuống, các ngón tay nắm chặt như vuốt đại bàng, căng các cơ từ cánh tay đến vai.
  2. Xoay bả vai, đánh tay về phía trước và phía sau 10 lần.
  3. Xoay lòng bàn tay hướng lên trên, lặp lại 10 lần như trên.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Hồ Nãi Văn
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn là bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề y, ông đã điều trị hơn 140,000 bệnh nhân. Ông nổi tiếng với việc chữa trị thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ năm trên thế giới bằng Trung y. Bác sĩ Hồ hiện đang dẫn chương trình sức khỏe trên YouTube với hơn 700,000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình trình diễn lưu động về sức khỏe nổi tiếng được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn