Tác dụng kỳ diệu của liệu pháp cứu ngải: hạ đường huyết, hạ huyết áp, ngừa đột quỵ và loại bỏ tàn nhang

Cứu ngải là một liệu pháp Trung Y cổ xưa và kỳ diệu, sử dụng cách đốt ngải cứu (ngải cứu khô) để làm ấm và kích thích các huyệt cụ thể, có tác dụng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Cứu ngải từ lâu đã được dùng để ngăn ngừa đột quỵ, hạ đường huyết, huyết áp, và thậm chí còn để loại bỏ mụn cơm và đồi mồi mà không để lại sẹo. Có cơ sở khoa học nào về hiệu quả của liệu pháp cứu ngải không? Chúng ta nên thực hiện liệu pháp cứu ngải như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Bằng chứng khoa học

Ngoài các tài liệu lưu trữ lịch sử trong kinh điển Trung y, nhiều nghiên cứu khoa học đã khám phá và xác minh được hiệu quả của phương pháp cứu ngải trong những năm gần đây.

Một nghiên cứu được công bố trên tập san Thuốc trị Ung thư năm 2021 đã xác nhận rằng liệu pháp cứu ngải có thể được dùng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư, đặc biệt là đối với những người có triệu chứng tiêu hóa như chán ăn và tiêu chảy.

Theo báo cáo nghiên cứu được công bố trên “Tập san Dân tộc học” vào tháng 05/2022 cho biết: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích tiêu chảy chiếm ưu thế (IBS-D) cho thấy nhóm điều trị bằng liệu pháp cứu ngải nhẹ có tỷ lệ thuyên giảm là 81.58% – cao hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược là 36.84% và không có người tham gia nào báo cáo phản ứng bất lợi nghiêm trọng.

Một phân tích tổng hợp khác được công bố trên Tập san Liệu pháp bổ sung trong thực hành lâm sàng vào năm 2022, đã xem xét 11 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 725 người tham gia. Kết quả cho thấy: so với các phương pháp điều trị tích cực khác (Tây y, Trung y, châm cứu, cứu ngải) thì liệu pháp điều trị bằng cứu ngải có tác dụng điều trị tốt hơn đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích tiêu chảy chiếm ưu thế.

Ngoài ra, còn phân tích tổng hợp khác được công bố vào năm 2019 cho thấy liệu pháp điều trị bằng cứu ngải có tác dụng đáng kể hơn đối với bệnh thoái hoá khớp gối và ít phản ứng phụ hơn so với phương pháp điều trị bằng thuốc Tây.

Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng cứu ngải là một liệu pháp điều trị bổ sung hiệu quả và an toàn có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe thông thường.

Nguyên lý chữa bệnh bằng ngải cứu, một công cụ hút ẩm kỳ diệu trong cơ thể

Vì sao ngải cứu có thể chữa được những bệnh này? Trước tiên hãy xem nguyên tắc hoạt động của ngải cứu. Ngải cứu có tác dụng hút ẩm mạnh, đồng thời có đặc tính là có thể “tìm được hơi ẩm.”

Quân đội cổ đại đã dùng ngải cứu như một phương tiện để tìm nước trong khi hành quân. Đầu tiên họ đào một cái lỗ trên mặt đất, đặt một viên ngải cứu đã đốt cháy vào trong lỗ, sau đó chôn viên ngải cứu đó vào trong đất. Khói ngải bị cháy sẽ tìm đường đến nơi có hơi ẩm dưới lòng đất. Người ta có thể đào giếng ở nơi có khói ngải bốc lên, khi đó sẽ tìm được nước.

Trung y dùng đặc điểm này của cây ngải để đốt ngải trên các huyệt đạo trên cơ thể – khiến khí của ngải bị đốt cháy đi vào cơ thể và tìm đến nơi có độ ẩm. Dưới tác dụng của hơi nóng và khói của ngải cứu, các bệnh do độ ẩm gây ra có thể được chữa khỏi trực tiếp.

Theo Trung y, các yếu tố trong môi trường có thể gây ra nhiều bệnh, bao gồm gió, lạnh, nóng, khô, ẩm và lửa, trong đó ẩm ướt là một trong những yếu tố gây bệnh.

Bản thân tôi cũng là người dễ bị ẩm nên tôi học cách thực hiện phương pháp đốt các viên ngải cứu nhỏ trên mình, và sẽ xuất hiện các vết phồng rộp. Sau đó, tôi còn thực hiện đốt ngải cứu trên các vết phồng rộp và bệnh do ẩm gây nên đã thuyên giảm.

(Ảnh: vo_studio/Shutterstock)
(Ảnh: vo_studio/Shutterstock)

Tác dụng thần kỳ của liệu pháp cứu ngải

Có nhiều phương pháp đốt ngải cứu – bao gồm dùng thanh ngải cứu, điếu ngải, viên ngải cứu và hộp cứu ngải. Các phương pháp khác nhau phù hợp với các huyệt đạo và thể trạng khác nhau. Nói chung, thời gian và số lần sử dụng cứu ngải nên được xác định theo thể trạng và phản ứng của từng cá nhân.

Theo Trung y, kinh lạc là các kênh năng lượng của cơ thể con người, có nhiệm vụ vận chuyển khí (năng lượng quan trọng) và huyết đi khắp cơ thể. Khí và huyết là những chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể và duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể. Cơ thể con người có 12 kinh mạch chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng, và các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt của cơ thể thông qua các kinh mạch. Một số điểm trên kinh mạch có công năng đặc biệt được gọi là huyệt. Kích thích các huyệt tương ứng thông qua châm cứu và xoa bóp có thể điều trị các bệnh của tạng phủ tương ứng.

Một số tác dụng kỳ diệu của cứu ngải

1. Liệu pháp cứu ngải phòng đột quỵ

Trong một bài viết trước, tôi đã viết về những dấu hiệu báo trước của đột quỵ và cách phòng ngừa. Tôi đã đề cập rằng: trong cuốn “Tổng hợp các vấn đề về châm cứu và cứu ngải” của tác giả Dương Kế Châu, một nhà châm cứu thời nhà Minh, có ghi lại dấu hiệu báo trước của đột quỵ là đau nhức kéo dài ở xương ống chân. Ông đề nghị nên điều trị ngay bằng liệu pháp đốt ngải ở các huyệt Túc Tam lý và huyệt Tuyệt cốt trên cả hai chân, sau đó lau các điểm đốt ngải cứu bằng nước đun sôi với lá đào, lá liễu, hành sống và bạc hà để tránh khả năng đột quỵ.

Người lớn tuổi có thể áp dụng biện pháp này làm cách phòng ngừa. Ngoài việc ngăn ngừa đột quỵ, liệu pháp này còn bảo vệ mọi người khỏi các bệnh khác như cao huyết áp và tiểu đường.

Tác dụng kỳ diệu của liệu pháp cứu ngải: hạ đường huyết, hạ huyết áp, ngừa đột quỵ và loại bỏ tàn nhang
Huyệt Túc Tam lý (ST-36) (Ảnh: The Epoch Times)
Tác dụng kỳ diệu của liệu pháp cứu ngải: hạ đường huyết, hạ huyết áp, ngừa đột quỵ và loại bỏ tàn nhang
Huyệt Tuyệt cốt (Huyền chung) (GB-39)

2. Cứu ngải tại huyệt Túc Tam lý ngừa huyết áp và ngăn lượng đường trong máu tăng cao

Người xưa nói: “Muốn bình an thì không được để Tam lý khô.” “Tam lý” dùng để chỉ huyệt Túc Tam lý – nằm ở phía dưới, cách đầu gối khoảng bốn ngón tay nằm ngang. Đó là một trong những huyệt dưỡng sinh quan trọng nhất của cơ thể con người.

Đốt ngải cứu thường xuyên trên huyệt Túc Tam lý có thể kiểm soát huyết áp, đường huyết và ngăn ngừa các bệnh kinh niên. Đốt ngải cứu trên huyệt Túc Tam lý cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch và giúp duy trì tuổi thọ.

3. Liệu pháp cứu ngải giúp loại bỏ tàn nhang, đồi mồi và không để lại sẹo

Phương pháp xóa tàn nhang của y học hiện đại là dùng công nghệ tia laser hồng ngoại tác động trực tiếp vào các nốt tàn nhang và đồi mồi để đốt cháy chúng. Trên thực tế, Trung y đã dùng loại công nghệ này từ hàng ngàn năm trước – áp dụng liệu pháp cứu ngải để kích thích các huyệt đạo và điều trị nhiều vấn đề về da.

Bước 1: Lấy một ít ngải cứu và vo thành những hạt ngải cứu nhỏ hơn hạt gạo. Đặt các hạt ngải cứu lên vùng cần điều trị, sau đó thắp nhang, để cháy tự nhiên khoảng từ 4 đến 6 giây. Sau đó vứt tro đi. Sau khi đốt liên tục 3 vòng hạt ngải cứu như vậy, có thể nhìn thấy một vết sẹo nhỏ trên da.

Bước 2: Sau đó thoa dầu hạt lanh, dầu dừa hoặc tinh dầu lộc đề xanh lên vết sẹo. Các vết sẹo sẽ mờ đi sau khoảng 2 hoặc 3 tuần và da sẽ trở lại bình thường sau 4 hoặc 5 tuần.

Cứu ngải là kỹ thuật chuyên biệt đòi hỏi phải có kiến thức về các huyệt châm cứu, vật liệu châm cứu và phương pháp áp dụng phù hợp. Lý tưởng nhất là những phương pháp điều trị này nên do một chuyên gia của Trung y có trình độ thực hiện.

4. Nhanh chóng loại bỏ mụn cóc phiền phức

Các tổn thương tăng sinh ngoài da phổ biến như mụn cóc, hạt, polyp không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà đôi khi còn gây đau đớn hoặc chảy máu. Liệu pháp cứu ngải có thể nhanh chóng loại bỏ những thứ khó chịu này.

Có thể dùng liệu pháp đốt hạt ngải cứu để điều trị mụn cóc và các tổn thương khác, phương pháp điều trị sau khi cứu ngải cũng giống như trên. Tốt nhất là nên để những chuyên gia Trung y có trình độ thực hiện các liệu pháp điều trị này.

Ba loại người không phù hợp với liệu pháp cứu ngải
(Ảnh: xiaorui/Shutterstock)

Mặc dù cứu ngải là một liệu pháp điều trị an toàn và hiệu quả, nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người.

Những người này bao gồm:

1. Người bị cao huyết áp.

2. Người bị bệnh tim.

3. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

*Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc, nhưng thường có bán ở các siêu thị Á Châu.

Lưu ý: Vì thể trạng của mỗi người là khác nhau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ riêng của bạn hoặc chuyên gia về Trung y để lựa chọn các liệu pháp điều trị phù hợp.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên nghiệp và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo các nguyên tắc này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Khánh Nam biên dịch.

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Anne Lee
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn