5 loại thực phẩm là những vị thuốc mạnh mẽ 

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, một số loại thuốc mạnh mẽ nhất trên hành tinh chính là những loại thực phẩm và gia vị quen thuộc. Mặc dù không được cấp bằng sáng chế, cũng không được chứng minh bởi các thử nghiệm lâm sàng trị giá hàng tỷ đô la trên người, một số thực phẩm và gia vị đã được sử dụng từ thời xa xưa để bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa, điều trị bệnh tật.

Trong thời cổ đại, những thực phẩm này được đánh giá cao đến mức tương đương với vàng. Toàn bộ nền văn minh có thể vươn lên hùng mạnh hoặc sụp đổ là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa con người với chúng.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là rất nhiều “đồng minh thực vật” này có sẵn trong khu vườn đằng sau nhà của chúng ta, thường được cất trữ trong tủ lạnh hay kệ gia vị, nhưng bị bỏ quên và không được đánh giá cao. Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta đang sử dụng “những vị thuốc mạnh mẽ” hàng ngày mà không biết rằng đây là lý do tại sao chúng ta không bị ốm thường xuyên như những người không kết hợp chúng vào các bữa ăn. Hãy cùng xem một vài ví dụ sau đây.

1. Tỏi

Với sự phổ biến ngày càng tăng của vi khuẩn đa kháng thuốc và sự thất bại của các giải pháp dựa trên những thuốc thông thường, các loại gia vị đã lấy lại sức mạnh thống trị một thời như những chiến binh chống lại sự lây nhiễm phổ rộng, và đôi khi là cứu sống tính mạng. Trên thực tế, tỏi có hàng trăm đặc tính chữa bệnh.

Tỏi có đặc tính chống nhiễm trùng đối với các tác nhân gây bệnh sau:

  • Amoeba entamoeba histolytica (ký sinh trùng gây bệnh lỵ amip)
  • Vi khuẩn tả
  • Clostridium 
  • Cytomegalovirus
  • Dermatophytoses (nhiễm nấm tại chỗ)
  • Haemophilus influenzae
  • Helicobacter pylori (gây loét dạ dày – tá tràng)
  • Herpes simplex virus Type 1
  • Herpes simplex virus Type 2
  • Klebsiella
  • Tụ cầu vàng kháng Methicillin. (MRSA)
  • Á cúm
  • Viêm quanh răng
  • Nhiễm phế cầu
  • Trực khuẩn mủ xanh
  • Streptococcus mutans (gây sâu răng)
  • Nhiễm liên cầu nhóm A
  • Nhiễm liên cầu nhóm B
  • Liên cầu sinh mủ
  • Tưa miệng (nấm miệng)
Thực phẩm chữa bệnh
Tỏi có đặc tính chống nhiễm trùng đối với các tác nhân gây bệnh (Ảnh: Pixabay)

2. Mật ong

Ngoài mật ong, những con ong còn tạo ra nhiều hợp chất chữa bệnh, chẳng hạn như keo ong, nọc ong, sữa ong chúa, sáp ong, phấn ong, v.v. Nhưng mật ong tràn đầy vị ngọt ngào, kết dính mà chúng ta đều thích thỉnh thoảng nhâm nhi một cách chậm rãi là nổi tiếng nhất và được tiêu thụ phổ biến nhất vì hương vị rất thơm ngon. Nhưng bạn có biết rằng mật ong cũng là một trong những tác nhân chữa bệnh mạnh mẽ nhất của tự nhiên?

Dưới đây là một số lợi ích và ứng dụng sức khỏe đã được khoa học chứng minh của mật ong:

  • Tác dụng phụ lên đường tiêu hóa do aspirin (mật ong bao phủ lớp niêm mạc mỏng manh của dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương và chảy máu do aspirin)
  • Nhiễm khuẩn
  • Bỏng
  • Nhiễm nấm Candida (mặc dù thực tế có chứa đường nhưng mật ong lại thể hiện đặc tính chống nấm)
  • Viêm kết mạc
  • Mảng bám răng (một nghiên cứu gần đây cho thấy mật ong Manuka là một giải pháp thay thế khả thi cho nước súc miệng hóa học trong việc đánh tan mảng bám răng)
  • Viêm da
  • Loét tiểu đường
  • Loét liên quan đến mụn rộp
  • Tụ cầu vàng kháng methicillin – MRSA (đặc biệt đối với mật ong Manuka)

Còn có rất nhiều công dụng của mật ong ngoài những điều được đề cập ở trên. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, thay thế chất làm ngọt tổng hợp hoặc đường tinh luyện hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao bằng một lượng mật ong vừa phải có thể là một bước dự phòng sức khỏe tuyệt vời.

3. Táo

Thực tế, câu nói “một quả táo mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa khiến bác sĩ” là hoàn toàn đúng, đặc biệt với các bác sĩ chuyên khoa ung thư. Ví dụ, một trong những lợi ích sức khỏe được khẳng định rõ ràng nhất của việc tiêu thụ táo là giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Càng tiêu thụ nhiều táo, bạn sẽ càng ít có nguy cơ mắc căn bệnh có thể gây tử vong này.

Thực phẩm chữa bệnh
(Ảnh: RP Photography/Pexels)

4. Ánh sáng mặt trời

Điều này có thể khiến một số người ngạc nhiên, nhưng ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng hữu ích cho cơ thể, sở hữu cả năng lượng và thông tin với những giá trị thực trao đổi chất. Theo nghĩa này, ánh sáng mặt trời có thể được coi như một loại thực phẩm mà chúng ta hấp thụ qua da nhờ các “tấm pin mặt trời” từ sắc tố melanin.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ giúp sản xuất vitamin D. Vitamin D đóng vai trò như một loại hormone điều chỉnh hơn 2,000 gen trong cơ thể con người, có tác dụng ngăn ngừa hoặc cải thiện hàng trăm tình trạng sức khỏe liên quan đến thiếu vitamin D. Ngoài ra, bản thân việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời còn mang lại một loạt các lợi ích sức khỏe đáng chú ý khác.

Vào đầu năm nay, tạp chí Anticancer Research đã công bố một trong những nghiên cứu thú vị hơn về tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dựa trên dữ liệu thu thập từ hơn 100 quốc gia. Kết quả cho thấy có “mối tương quan nghịch đảo mạnh mẽ giữa tia UVB đối với 15 loại ung thư,” và mặc dù yếu hơn nhưng vẫn là bằng chứng quan trọng về vai trò bảo vệ của ánh sáng mặt trời đối với 9 bệnh ung thư khác.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có tác động tích cực đến những tình trạng sau:

  • Bệnh Alzheimer
  • Trầm cảm
  • Thiếu dopamine
  • Viêm da
  • Bệnh cúm
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh vẩy nến

5. Nghệ

Đây có thể là loại thảo mộc quan trọng nhất trên thế giới. Với tên gọi là “Kanchani” hay nghĩa đen là “Nữ thần vàng” trong truyền thống chữa bệnh của Ấn Độ cổ đại, các đặc tính chữa bệnh của nghệ luôn được đánh giá cao, nếu không muốn nói là được tôn sùng trong vô số thế kỷ.

Khoa học đã xác nhận hơn 500 ứng dụng của nghệ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Nghệ cũng đã được chứng minh là có vai trò điều chỉnh hơn 150 con đường sinh học và di truyền hoặc biểu sinh khác nhau tốt cho sức khỏe, thể hiện sự phức tạp và dịu nhẹ vượt trên tất cả các loại thuốc hiện có trên trái đất.

Dưới đây là top 10 lợi ích sức khỏe hàng đầu trong vô số các tác dụng của nghệ:

  • Căng thẳng oxy hóa
  • Viêm
  • Tổn thương DNA
  • Quá trình peroxy hóa lipid
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư vú
  • Ung thư ruột kết
  • Tổn thương gan do hóa chất 
  • Bệnh Alzheimer
  • Các khối u

Sayer Ji là người sáng lập GreenMedInfo.com, nơi bài báo này ban đầu được xuất bản. 

Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn