5 loại thực phẩm mang vị thuốc có thể cứu sống bạn

Một số thuốc hiệu quả nhất được tìm thấy trong các thực phẩm và gia vị. Mặc dù sự phát hiện này không mang lại bằng cấp phát minh, cũng như các thử nghiệm lâm sàng trị giá hàng tỷ đô la sẽ không bao giờ được tài trợ để chứng minh chúng có hiệu quả, nhưng chúng đã được sử dụng từ thời xa xưa để bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh tật. Nhiều người trong chúng ta sử dụng chúng hàng ngày mà không biết rằng đây là lý do tại sao chúng ta không bị bệnh.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là những loại “thực vật” này được tìm thấy trong sân vườn, thường có trong tủ lạnh và kệ gia vị của chúng ta. Chúng thường bị bỏ quên và không được đánh giá cao. Trên thực tế, nhiều người sử dụng chúng hàng ngày mà không biết rằng đây là lý do tại sao chúng ta không thường xuyên mắc bệnh như những người không ăn chúng trong chế độ ăn kiêng của họ. Hãy xem một vài ví dụ.

1. Tỏi

Tỏi thực phẩm làm thuốc
Tỏi được bày bán tại Hội chợ Thương mại Nông sản Tuần lễ Xanh Quốc tế 2018 (Internationale Gruene Woche) vào ngày 19 tháng 1 năm 2018 tại Berlin, Đức (Ảnh Sean Gallup / Getty Images)

Với sự phổ biến của vi khuẩn đa kháng thuốc và sự thất bại của phác đồ điều trị dựa trên thuốc thông thường trong việc chống lại chúng (cũng như không chấp nhận hậu quả là đã tạo ra chúng), các loại gia vị đã lấy lại danh tiếng một thời như những chất chống lại vi khuẩn phổ rộng và cứu sống nhiều người. Trên thực tế, tỏi có hàng trăm đặc tính chữa bệnh.

Đặc tính chống nhiễm trùng của tỏi đối với các mầm bệnh sau:

– Amip entamoeba histolytica (ký sinh trùng)

– Bệnh tả

– Clostridium

– Virus cytomegalovirus

– Dermatophytoses (một loại nấm)

– Haemophilus influenzae

– Helicobacter pylori

– Virus Herpes simplex 1

– Virus Herpes simplex 2

– Klebsiella

– Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

– Virus á cúm

– Viêm nha chu

– Phế cầu

– Trực khuẩn mủ xanh

– Streptococcus mutans

– Liên cầu nhóm A

– Liên cầu nhóm B

– Liên cầu pyrogenes

– Tưa miệng (nấm miệng)

2. Mật ong

Mật ong thực phẩm làm thuốc
Những con ong trong tổ ong, tại một cây thông ở Navajas, tỉnh Matanzas, Cuba vào ngày 21 tháng 3 năm 2019. (Ảnh YAMIL LAGE / AFP qua Getty Images)

Có nhiều loại chế phẩm chữa bệnh ngoài mật ong, chẳng hạn như keo ong, nọc ong, sữa ong chúa, sáp ong, phấn ong, và những thứ tương tự, nhưng mật ong là thứ mà chúng ta đều thích và được tiêu thụ nhiều nhất — và đặc biệt hơn, nó có vị rất ngon. Nhưng bạn có biết rằng món ăn ngọt ngào này cũng là một trong những chất chữa bệnh hiệu quả nhất của tự nhiên không?

Dưới đây chỉ là một số lợi ích và ứng dụng sức khỏe được nghiên cứu của mật ong trên các bệnh lý sau:

– Các tổn thương và chảy máu dạ dày do aspirin: mật ong bao phủ lớp niêm mạc mỏng manh của dạ dày.

– Nhiễm trùng

– Bỏng

– Nhiễm nấm Candida (mặc dù mật ong có chứa đường, nhưng nó thể hiện đặc tính chống nấm)

– Viêm kết mạc

– Mảng bám răng (một nghiên cứu gần đây cho thấy mật ong Manuka là một giải pháp thay thế khả thi cho nước súc miệng hóa học trong việc đánh tan mảng bám răng)

– Viêm da

– Loét do tiểu đường

– Loét do virus herpes

– MRSA (đặc biệt là mật ong Manuka)

Có rất nhiều công dụng của mật ong được đề cập ở đây. Ngoài ra, mật ong còn được thay thế cho chất làm ngọt tổng hợp, đường nhân tạo hoặc xi-rô bắp có đường fructose cao cũng là một cách phòng bệnh tốt.

 3. Táo

Táo thực phẩm làm thuốc
Táo  tại siêu thị Tesco ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh Andrew Wong / Getty Images)

Thực tế, ăn một quả táo mỗi ngày sẽ không cần gặp bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa ung thư. Ví dụ, một trong những lợi ích sức khỏe được chứng minh rõ ràng nhất của việc ăn táo là giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Càng ăn nhiều táo, bạn càng ít có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm gây tử vong này.

4. Ánh sáng mặt trời

Hoa hướng dương thực phẩm làm thuốc
Một ngày nắng đẹp ở Altlandsberg gần Berlin, Đức. (Ảnh Andreas Rentz / Getty Images)

Điều này có thể khiến một số người thất vọng, nhưng ánh sáng mặt trời mang năng lượng, gia tăng sự trao đổi chất và là một nguồn năng lượng có thể sử dụng cho cơ thể — vì vậy, trên thực tế, nó có thể được coi là một dạng thực phẩm chúng ta tiêu thụ thông qua “tấm pin mặt trời” trên da dựa vào melanin.

Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ không chỉ dẫn đến việc sản xuất vitamin D, một chất giống như hormone điều chỉnh hơn 2.000 gen trong cơ thể con người — và kết quả là, ngăn ngừa hoặc cải thiện hàng trăm tình trạng sức khỏe liên quan đến thiếu hụt vitamin D — ngoài ra, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bản thân nó có một loạt các lợi ích sức khỏe không chỉ đơn thuần là sản xuất vitamin D.

Một trong những nghiên cứu thú vị hơn được thực hiện về sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời, dựa trên dữ liệu thu thập từ hơn 100 quốc gia và được công bố vào đầu năm nay trên tạp chí nghiên cứu chống ung thư, cho thấy rằng có “mối tương quan nghịch mạnh mẽ của tia UVB mặt trời đối với 15 loại ung thư”, và kết quả yếu hơn, mặc dù vẫn là bằng chứng quan trọng về vai trò bảo vệ của ánh sáng mặt trời đối với 9 bệnh ung thư khác.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có tác động tích cực đến những bệnh sau:

– Alzheimer

– Trầm cảm

– Thiếu hụt dopamine

– Viêm da

– Bệnh cúm

– Xơ cứng bì

– Bệnh vẩy nến

5. Nghệ

Nghệ thực phẩm làm thuốc
Củ nghệ là một trong những thành phần chính của lễ hội Pongal ở Madras, miền nam Ấn Độ. (Ảnh DIBYANGSHU SARKAR / AFP qua Getty Images)

Đây có thể là loại thảo mộc quan trọng nhất trên thế giới. Được đặt tên là “Kanchani,” hay “Nữ thần vàng”, trong truyền thống chữa bệnh của người Ấn Độ cổ đại, các đặc tính chữa bệnh của nó đã được đánh giá cao, nếu không muốn nói là được tôn sùng trong vô số thế kỷ.

Nghệ đã được khoa học ghi nhận có hơn 500 ứng dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Nó cũng đã được chứng minh là điều chỉnh hơn 150 biến đổi sinh học và di truyền hoặc biểu sinh khác nhau có giá trị đối với sức khỏe, thể hiện tính hiệu quả đa dạng cũng như ít tác động nhất mà chưa có loại thuốc nào trên hành tinh này sở hữu được.

Vì có quá nhiều bệnh mà nghệ có thể có ích nên để liệt kê, danh sách này là top 10:

– Mất cân bằng oxy hóa

– Viêm

– Sự phá hủy DNA

– Quá trình peroxy hóa lipid

– Ung thư đại trực tràng

– Ung thư vú

– Ung thư đại trực tràng

– Tổn thương gan do hóa chất

– Bệnh Alzheimer

– Khối u

Sayer Ji
Thu Ngân biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn