Ba bước để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, sống đúng với con người thật của chính mình

Để thoát khỏi bệnh tật thì việc từ bỏ những nghi ngờ hoặc tưởng tượng của bản thân là một chìa khóa rất quan trọng. Tất nhiên, cũng có người làm được ngay, nhưng cũng có người quan niệm quả thực là đã thâm căn cố đế, thật sự rất khó để có thể buông bỏ được. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là tuyệt đối không thể làm được.

Dù là ai thì bạn cũng có thể loại bỏ các giả định hoặc tưởng tượng của bản thân. Phương pháp loại bỏ là thực hiện theo ba bước sau:

① Nhận thức ra các giả định và tưởng tượng của bản thân dẫn đến bệnh tật.

② Phân tích lý do tại sao những giả định và tưởng tượng này luôn tồn tại, chịu trách nhiệm về những giả định cùng tưởng tượng này, và tha thứ cho bản thân.

③ Quyết tâm sống đúng với con người thật, suy nghĩ về những hành động tượng trưng cho con người thật của mình, và sau đó thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn sống mà thậm chí không nhận thức được sự tồn tại của những điều này, bạn hãy tiếp tục tìm từ tiềm thức và sâu hơn nữa.

Lấy bệnh nhân của tôi làm ví dụ. Cô ấy là một bác sĩ rất nổi tiếng, chữa bệnh cho người khác 24/7 không ngơi nghỉ, làm việc liên tục 365 ngày một năm. Khi biết mình bị ung thư đại trực tràng, cô ấy bắt đầu tham gia lớp học của tôi.

Đầu tiên tôi hỏi cô ấy, “Tại sao cô lại làm việc đến mức như vậy?”, cô ấy trả lời: “Vì khách hàng vui thì tôi cũng rất vui”. Tuy nhiên, đằng sau câu trả lời này, tôi cảm thấy rằng cô ấy có giả định rằng bản thân là “một người khốn khổ”, vì vậy tôi đã hỏi thêm vài câu hỏi khác. Sau đó, cô ấy đã nhận ra rằng bản thân có ý nghĩ “mình là một người cô đơn”, hơn nữa đối đãi việc này một cách tiêu cực.

Cô ấy cho rằng, muốn mọi người ở bên cạnh mình thì cần tiếp tục khiến người khác vui mới được, vì vậy đã làm việc không ngủ không nghỉ suốt thời gian qua. Như thế, bề mặt có vẻ là suy nghĩ tích cực, nhưng thực chất lại đang che giấu những giả định tiêu cực và khá nhiều ý nghĩ tưởng tượng của bản thân, từ đó dẫn đến những suy nghĩ kiểu thống thổ.

Từ một góc độ khác, loại giả định và tưởng tượng của bản thân phức tạp mà thâm căn cố đế này luôn đang quấy rầy chúng ta. Vì vậy, bước đầu tiên, bạn cần kéo tơ bóc kén, tỉ mỉ tìm ra sự tồn tại của chúng. Một khi bạn nhận thức được những giả định và tưởng tượng của bản thân này thì đừng quá suy nghĩ hoặc cố gắng giải quyết, chỉ cần tha thứ cho bản thân vì đã tin vào những giả định này.

Quay lại ví dụ ở trên, bạn có thể tha thứ cho bản thân bằng câu sau: “Tôi luôn tin rằng tôi đơn độc, tôi sẽ tự chịu trách nhiệm về việc đưa ra giả định này”. Sau đó, hãy tha thứ cho bản thân vì đã giả định như vậy. “Đến đây là dừng! Kể từ bây giờ, tôi là một người…”. Bằng cách nói “Đến đây là dừng!”, bạn có thể khiến giả định và tưởng tượng kia trở thành quá khứ, phân biệt giữa bản thân bị những điều đó trói buộc với bản thân hiện tại. Một khi bạn đưa được những giả định và tưởng tượng này ra ánh sáng và không làm như thế nữa, thì chúng sẽ bắt đầu biến mất.

Phát hiện bản thân vẫn chưa tha thứ, hãy chấp nhận và làm bước tiếp theo

Một nhân tố lớn trong việc tạo thành bệnh là sự trói buộc của những giả định và tưởng tượng của bản thân, cũng như lối suy nghĩ tạo ra những giả định và tưởng tượng này. Chẳng hạn khi mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u buồng trứng hay ung thư cổ tử cung, nếu tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân đằng sau thì sẽ phát hiện không ít người có tư tưởng “muốn thắng nam giới, tuyệt không muốn thua”, hoặc chối bỏ giới tính nữ của mình.

Vì cảm thấy mình là phụ nữ rất thiệt thòi nên muốn từ bỏ giới tính là phụ nữ, não bộ của họ bắt đầu hoạt động theo hướng có hại cho cơ quan sinh sản của nữ giới. Do đó, các bệnh phụ khoa liên quan đến các cơ quan như tử cung xuất hiện ngày càng nhiều.

Ngoài ra, dù không phải là bệnh nhưng những trường hợp hiếm muộn hoặc sảy thai nhiều lần, sau khi tìm hiểu sâu sẽ thấy có khá nhiều người phụ nữ phủ nhận giới tính nữ. Hiện tượng này thường xảy ra ở các phụ nữ thương trường, nơi có tính cạnh tranh cao. Khi cố gắng làm một công việc ngang hàng với nam giới, họ nhận ra rằng việc mang thai và sinh con sẽ không tốt cho công việc của mình, vì vậy họ bắt đầu tránh để mình mang thai. Có một số liệu mà tôi rất tin tưởng là có thể cho thấy rõ rằng việc phủ nhận giới tính nữ của bản thân có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa, đó là xu hướng của tỷ lệ phát bệnh ung thư cổ tử cung.

Các nhân tố đằng sau hiện tượng này, tôi chỉ có thể đoán là vì “để tồn tại và đánh bại đàn ông trong môi trường làm việc lấy nam giới làm trung tâm, cho rằng bản thân là phụ nữ thực sự là một bất lợi”. Hiện tại xác thực cũng có ngày càng nhiều phụ nữ phủ nhận giới tính của mình và để tâm hoàn toàn vào công việc.

Ba bước để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, sống đúng với con người thật của chính mình
Để thoát khỏi bệnh tật thì việc từ bỏ những nghi ngờ hoặc tưởng tượng của bản thân là một chìa khóa rất quan trọng. (Ảnh: Pixabay)

Còn nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm lý “muốn hơn đàn ông, tuyệt đối không muốn thua”, không ít là bởi vì từ khi mới sinh hoặc còn trẻ đã nghe những lời nhận xét từ cha mẹ hoặc ông bà của mình như, “Thành thật mà nói, tôi muốn có con trai”, “Con gái không thể kế thừa công việc kinh doanh của gia đình”, hoặc từng nghe mẹ nói rằng “lương của ba con rất thấp, lại rất cẩu thả”, v.v.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân mắc các bệnh hiếm gặp khó chữa, chẳng hạn như bệnh mô liên kết (thuật ngữ chung để chỉ các bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch tự tấn công bản thân) hoặc bệnh Graves (một bệnh tự miễn do tiết quá nhiều thyroxine), thường thấy họ tự tưởng tượng bản thân rằng “tôi là kẻ yếu”. Những người tự tưởng tượng về mình như vậy cũng có ý nghĩ không thể tha thứ cho bản thân rất mạnh, họ có xu hướng làm việc không mệt mỏi để trở nên mạnh mẽ, vì vậy xuất hiện những trường hợp mắc các bệnh hiếm gặp.

Các giả định và tưởng tượng của bản thân đóng vai trò như công tắc chiêu mời bệnh, có tác động rất lớn đến chúng ta. Trên thực tế từ xa xưa, y học phương Đông đã có quan điểm rằng “đằng sau bệnh tật có tồn tại yếu tố tâm lý”, và đã tiến hành nghiên cứu các bệnh khác nhau dựa trên mối tương quan giữa tinh thần và thể chất. Khi nhìn sâu hơn vào mối quan hệ giữa những giả định cũng như tưởng tượng của bản thân và bệnh tật, sẽ phát hiện có người vẫn chưa tha thứ cho bản thân mình.

Ví dụ, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa là do tư tưởng lấn lướt nam giới hoặc phủ nhận giới tính nữ, và có lẽ còn bao gồm cả việc không thể tha thứ cho bản thân vì mình là nữ giới. Bởi vì không thể tha thứ, cho nên não bắt đầu hoạt động theo hướng phá hủy tử cung và các cơ quan đặc trưng khác của phụ nữ. Suy nghĩ rằng bản thân yếu đuối và tỏ ra mạnh mẽ, não bộ bắt đầu tấn công vào sự yếu đuối của bản thân, gây ra những căn bệnh hiếm gặp khó điều trị.

Ngược lại, nếu bạn nhận thức được nguyên do tại sao bạn không thể tha thứ cho bản thân, sau đó chấp nhận và bắt đầu tiếp tục thực hành sự tha thứ, bộ não của bạn sẽ hành động theo hướng từ bỏ cuộc tấn công. Nếu muốn từ biệt bệnh tật, hoặc là sở hữu thân thể không có bệnh, cuối cùng vẫn cần phải chấp nhận bản thân chưa được tha thứ đó, sau đó dần dần tha thứ cho chính bản thân mình.

Để làm được điều này, trước tiên bạn phải khám phá ra mặt nào của bản thân mà bạn chưa thể tha thứ. Manh mối chính là những giả định và tưởng tượng của bản thân đang trói buộc bạn lúc này. Thông qua việc đào sâu vào bối cảnh và nguồn gốc của thứ đang ôm giữ những suy nghĩ này, chúng ta sẽ loại bỏ được những giả định và tưởng tượng không đáng có của bản thân.

(Bài viết này được trích từ: “Sống đúng với con người thật của bạn, sẽ không còn bệnh tật”, Nhà xuất bản Phương Trí).

Tác giả: Koji Kadani

Cao Nghi Nhữ thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn