Giả dược có thể giúp bạn cắt cơn phiền muộn – Ngay cả khi bạn biết đó là giả dược

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng giả dược (placebo) có thể làm giảm các dấu hiệu của não bộ biểu hiện ra trạng thái cảm xúc đau khổ ngay cả khi người bệnh biết rằng họ đang dùng sản phẩm giả dược.

Từ lâu, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng người bệnh thường cảm thấy tốt hơn sau khi thực hiện một phương pháp điều trị không chứa các thành phần có hoạt tính chỉ đơn giản vì họ tin rằng đó là thực. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng giả dược.

Bây giờ, còn có bằng chứng cho thấy ngay cả khi [người bệnh] nhận thức được rằng phương pháp điều trị của họ là “giả”, hay hiệu ứng giả dược, họ vẫn tin rằng giả dược có thể có tác dụng. Từ đó dẫn đến những thay đổi trong cách não bộ phản ứng với thông tin cảm xúc.

“Hãy nghĩ xem: Điều gì sẽ xảy ra nếu một người uống một viên thuốc bao đường không có tác dụng phụ hai lần một ngày sau khi xem một đoạn video ngắn thuyết phục về sức mạnh của giả dược và có cảm nhận rằng căng thẳng đã giảm?” ông Darwin Guevarra, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Bang Michigan và là tác giả chính của một nghiên cứu lần đầu được giới thiệu trên Nature Communications cho biết. “Những kết quả này làm tăng khả năng giảm căng thẳng ở bệnh nhân.”

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu ứng giả dược trong việc làm giảm hoạt động cảm xúc của não bộ.

Đồng tác giả ông Jason Moser, giáo sư tâm lý học cho biết: “Giả dược có tác động trên ‘tâm trí hơn là thể chất. Hiệu ứng giả dược ra đời để bạn có thể sử dụng chúng như một thói quen thông thường. Vì vậy, thay vì kê một loạt các loại thuốc để giúp bệnh nhân, bạn có thể cho họ dùng giả dược, nói với họ rằng nó có thể giúp họ và những thay đổi có thể xảy ra – nếu họ tin rằng nó có tác dụng, thì nó sẽ có. ”

Để kiểm tra hiệu ứng giả dược, các nhà nghiên cứu đã cho hai nhóm người xem một loạt hình ảnh cảm xúc trong hai thí nghiệm. Các thành viên nhóm sử dụng hiệu ứng giả đọc về hiệu ứng giả dược và sau đó các nhà nghiên cứu yêu cầu họ hít bình xịt mũi chứa nước muối đẳng trương.

Các nhà nghiên cứu nói với những người tham gia rằng thuốc xịt mũi không chứa thành phần thực sự nhưng sẽ giúp giảm cảm giác tiêu cực của họ nếu họ tin tưởng.

Các thành viên trong nhóm đối chứng so sánh cũng hít vào cùng một loại thuốc xịt mũi dung dịch nước muối đẳng trương, nhưng được cho biết rằng thuốc xịt cải thiện độ rõ ràng của các kết quả sinh lý mà các nhà nghiên cứu đang ghi lại.

Kết quả tự báo cáo của người tham gia nhóm đầu tiên cho thấy rằng hiệu ứng giả dược làm giảm cảm xúc phiền muộn của họ. Quan trọng hơn, nhóm thứ hai cho thấy rằng hiệu ứng giả dược làm giảm hoạt động điện não phản ánh mức độ phiền muộn của một người đối với các sự kiện cảm xúc và sự giảm hoạt động cảm xúc của não xảy ra chỉ trong vài giây.

Đồng tác giả ông Ethan Kross, giáo sư về tâm lý học và quản lý tại Đại học Michigan cho biết: “Những phát hiện này cung cấp một bước hỗ trợ ban đầu cho giả thuyết rằng hiệu ứng giả dược không chỉ đơn thuần là sản phẩm của khuynh hướng thiên vị (response bias) – nói với người thử nghiệm những gì họ muốn nghe – mà còn đại diện cho các tác động tâm lý thực sự.” 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu của họ bằng một thử nghiệm hiệu ứng giả dược trong cuộc sống thực đối với căng thẳng do COVID-19.

Các đồng tác giả khác đến từ Đại học Dartmouth.

Bài báo này ban đầu được xuất bản tại Đại học Bang Michigan. Được xuất bản lại thông qua Futurity.org theo Giấy phép Creative Commons 4.0.

Thiên Ngân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn