Hãy xua tan những mối lo âu

Những điều khó chịu không phải lúc nào cũng xảy đến. Nhưng ngay cả khi trong tình huống xấu nhất, bạn cũng có thể vượt qua những nỗi đau. Hãy tạo lập thói quen tư duy sẵn sàng đối mặt để xua tan những mối lo âu. Theo thời gian, bạn sẽ có cảm giác ít lo lắng hơn và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. 

Gần 20% dân số mắc các rối loạn lo lâu, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc ám ảnh sợ xã hội. Mặc dù có những mối lo ngại nghiêm trọng về tình trạng thổi phồng chẩn đoán khi mở rộng định nghĩa về các hành vi có thể không thực sự phản ánh các bệnh tâm thần, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng của các chứng rối loạn tâm thần không chỉ là do việc tiếp cận quá mức.

Vì vậy, việc điều trị các chứng rối loạn lo lâu thực sự trên lâm sàng cần đến một chuyên gia được đào tạo về sức khỏe tâm thần. Nhưng với những lo lắng nhẹ mà hầu hết chúng ta có thể cảm nhận thấy hàng ngày (như vượt qua bài kiểm tra, hẹn ai đó đi chơi, v.v.) đều có thể kiểm soát được bằng cách hiểu sâu hơn về sự lo lắng. Một khi biết rõ điều gì gây ra cảm giác lo lắng, bạn sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc loại bỏ cảm giác lo lắng, cũng như bình tĩnh và tự tin hơn trong những tình huống căng thẳng phổ biến này.

Nỗi lo thông thường là cảm giác lo lắng dữ dội về một điều gì đó không chắc chắn. Điều này thường dẫn đến những tình trạng như suy nghĩ lung tung và cảm thấy sợ hãi. Những triệu chứng này thường xuất phát từ hai cách nghĩ:

  • “Một điều gì đó không ổn sắp xảy ra.”
  • “Mình sẽ không thể giải quyết được.”

Mức độ lo lắng sẽ giảm đi rõ rệt nếu bạn có thể loại bỏ một trong hai cảm giác lo lắng trên. Và nếu giải quyết được cả hai, có thể bạn đã sắp xua tan được hoàn toàn những mối lo lắng của bản thân.

Một vài điều không vui

“Mình sẽ trượt bài kiểm tra.”

“Người mình thích sẽ từ chối mình.”

“Ông chủ sẽ từ chối tăng lương cho mình.”

Đó là tất cả những biểu hiện của ý nghĩ về “một điều gì đó khó chịu sẽ xảy ra.” Có hai cách để ngăn chặn ý nghĩ này. Đầu tiên cần nhớ rằng điều đó có thể không đúng trong trường hợp này. Bạn có thể vượt qua bài kiểm tra. Người mà bạn mến mộ có thể đồng ý hẹn hò với bạn. Hoặc ông chủ có thể cho bạn tăng lương nếu bạn yêu cầu. Chỉ vì bạn lo sợ trước một kết cục cụ thể nào đó, không có nghĩa rằng nó chắc chắn sẽ xảy ra.

Cách thứ hai để chống lại loại suy nghĩ này là chuẩn bị cho kết cục không tốt đó. Mặc dù chưa chắc tình huống bạn nghĩ sẽ xảy ra, nhưng cũng không thể bảo đảm rằng sẽ không như vậy. Việc chuẩn bị trước có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn để giải quyết tình huống đó, và làm giảm mức độ căng thẳng. Bạn sẽ có thể bất ngờ khi cảm thấy tốt hơn bao giờ hết chỉ với một kế hoạch B.

Hãy tìm hiểu về kỳ thi lại và chi phí của các lớp học. Để sau này, nếu bạn trượt bài kiểm tra vì một số lý do, thì bạn đã biết được những gì cần làm để thi lại.

Hãy chọn ngày tỏ tình vào những dịp tụ họp thông thường với gia đình và bạn bè, chẳng hạn như nấu ăn hay một bữa tiệc bàn tròn. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, thì bạn [có thể] bắt đầu hẹn hò! Nhưng nếu bị từ chối, thì vẫn có nơi để bạn quay về, bên cạnh những người thân giúp bạn vơi đi những nỗi buồn. Nếu ông chủ từ chối yêu cầu tăng lương, hãy cân nhắc trước những gì bạn có thể làm để nâng cao giá trị của bản thân và tìm được một công việc tốt hơn.

Hãy xua tan những mối lo âu
Làm thế nào để xoa dịu nỗi sợ hãi và lo lắng? (Ảnh: Shutterstock)

Giải quyết nỗi lo lắng

“Nếu trượt bài kiểm tra, mình sẽ không bao giờ vào được một trường tốt.”

“Nếu bị từ chối, mình sẽ không thể tìm thấy tình yêu.”

Theo những cách khác nhau, những suy nghĩ này thể hiện niềm tin rằng bạn sẽ không giải quyết được nếu có tình huống xấu xảy ra.

Nhưng hãy nhớ rằng bạn có khả năng sẽ phải trải qua nhiều điều không vui nếu cứ mãi ôm giữ những quan niệm đó. Có nhiều điều khiến bạn đau lòng, tức giận, thất vọng, hoặc hoang mang. Tuy nhiên, rốt cuộc những chuyện không vui cũng sẽ qua đi và bạn lại tiếp tục cuộc sống như bình thường. Có một phương pháp quan trọng giúp bạn chống lại ý nghĩ không thể vượt qua những tình huống khó khăn: chỉ cần nhớ rằng bạn có thể làm được. Đúng vậy, có thể bạn sẽ thấy tổn thương, xấu hổ hay khó khăn hoặc thất vọng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thể vượt qua.

Một lần nữa, sự chuẩn bị trước là rất hữu ích. Nếu bạn biết điều gì sắp đến và dành thời gian chuẩn bị, bạn sẽ có thể đối phó với phần lớn những thách thức trong cuộc sống. Sự thất vọng thường gây tác động mạnh mẽ đến vì xuất hiện một cách bất ngờ. [Nhưng] cảm giác đó sẽ yếu đi một khi bạn nhìn nhận những khó khăn là có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt. Nếu điều khiến bạn thất vọng không xảy ra thì càng tốt. Nhưng nếu có, bạn đã sẵn sàng để giải quyết một cách thích hợp.

Phương thức suy nghĩ mới

Thật khó để phá vỡ những quan niệm vốn có từ trước đến nay, nhưng nếu bạn cố gắng thay đổi cách nhìn nhận về những tình huống khiến bạn lo lắng, bạn sẽ có thể dần dần giảm bớt cảm giác lo lắng theo thời gian.

“Mình đã học tập rất chăm chỉ [để chuẩn bị] cho bài kiểm tra này, và mình có thể thi lại nếu trượt. Mình sẽ cố gắng hết sức.”

“Mình luôn có thể đi chơi với bạn bè vào cuộc diễu hành ngày thứ Bảy nếu bị từ chối. Ít nhất mình cần tỏ tình một lần.”

Những điều khó chịu không phải lúc nào cũng xảy đến. Nhưng ngay cả khi như vậy, bạn cũng có thể vượt qua những đau đớn. Hãy tạo lập thói quen tư duy vượt qua hai kiểu lo lắng trên. Theo thời gian, bạn sẽ có cảm giác ít lo lắng hơn và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn nhận thấy cảm giác lo lắng đang trở nên tệ hơn qua thời gian hoặc hoàn toàn không thể kiểm soát, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp qua số điện thoại 1-800-662-4357 (HELP), hoặc truy cập vào trang web SAMHSA.gov.

Tenesha L. Curtis là một nhà tâm lý trị liệu được đào tạo chính thức, chuyên cố vấn về chứng nghiện. Cô sinh ra và lớn lên ở Louisville, Kentucky, sau đó dọn đến nơi ở hiện tại ở gần Atlanta, Georgia. Hiện cô đang là giám đốc xuất bản của Volo Press Books. Bạn có thể kết nối trực tuyến với cô tại trang TeneshaLCurtis.com.

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn