Hỏi đáp cùng bác sĩ: Phương pháp thải độc aluminum

Trong hàng thập niên, đã có rất nhiều tranh luận xoay quanh các vấn đề sức khỏe liên quan đến phơi nhiễm aluminum (kim loại nhôm). Cùng với các kim loại nặng như thủy ngân và chì, aluminum có liên quan đến một số biểu hiện bệnh nhất định, các bệnh thoái hóa và suy giảm nhận thức.

Vậy, aluminum là gì và ảnh hưởng của kim loại này đến sức khỏe như thế nào? Chúng ta phơi nhiễm với aluminum theo những cách nào và cần làm gì để tránh phơi nhiễm? Có các ngưỡng chấp nhận dành cho aluminum hay không? Và có thể loại bỏ aluminum ra khỏi cơ thể hay không?

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp cho quý độc giả những câu hỏi này. Quan trọng nhất, chúng tôi sẽ chia sẻ các cách tốt nhất để kiểm soát việc phơi nhiễm với aluminum. Hãy cùng tìm hiểu về cách tránh lượng aluminum dư thừa và những phương pháp tốt nhất và an toàn nhất để thải độc aluminum.

  1. Aluminum là gì?

Có thể nói rằng, chúng ta đang sống trong thời đại của aluminum. Thời nay, nhờ đặc tính nhẹ, bền và nhiều công dụng, aluminum có thể được thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày: trên máy bay, tàu hỏa, ô tô hay dưới lòng đất, trong thực phẩm, nước và không khí. Nhưng trên thực tế, aluminum nguyên chất vốn không tồn tại trong tự nhiên. Chỉ đến khi ngành điện học ra đời, người ta mới biết làm thế nào để phân hủy hợp chất hóa học thành các nguyên tố riêng lẻ. Aluminum đứng thứ mười ba trong bảng tuần hoàn. Với hàm lượng dồi dào, aluminum là một nguyên tố hóa học phổ biến thứ ba trên Trái đất, sau oxy và silicon. Trên thực tế, đây là kim loại phổ biến nhất trên hành tinh và chiếm 8% lõi Trái đất.

Các ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất xe hơi, xây dựng, hàng không, năng lượng và thực phẩm đều hoạt động chủ yếu dựa vào đặc tính quý giá của aluminum. Không chỉ vô cùng nhẹ và chắc chắn, aluminum còn rất mềm dẻo, không nhiễm từ, không bị ăn mòn và dẫn điện tốt. Hơn nữa, aluminum có thể dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên tố hóa học để tạo hợp chất.

Hiện tại, có gần 300 hợp chất chứa aluminum. Ví dụ, bánh xe hợp kim aluminum được làm từ aluminum, silicon và magnesium. Hợp kim của kẽm và aluminum được dùng trong sản xuất thiết bị điện tử, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Thật hấp dẫn, các nhà khoa học tiếp tục phát triển các hợp kim mới từ aluminum. Aluminum sulfates, một dạng hợp chất phổ biến nhất của aluminum trong tự nhiên, được dùng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm sạch, nấu ăn, trong y học và các ngành công nghiệp hóa chất khác.

  1. Ảnh hưởng của aluminum đến cơ thể

Đánh giá nồng độ và xác định cách thức di chuyển của aluminum trong cơ thể sẽ giúp chúng ta hiểu được cách aluminum ảnh hưởng đến cơ thể và [hoạt động] sinh lý. Việc đo nồng độ aluminum trong khắp cơ thể, như ở xương, não và mô, nơi các kim loại nặng có thể tích tụ vốn là một thách thức. Tuy nhiên, aluminum có thể đo được trong sản phẩm bài tiết (nước tiểu và phân) cũng như trong tủy xương. Quan trọng hơn, chúng ta có thể đo nồng độ tương đối của aluminum ở trong máu một cách không xâm lấn.

Nồng độ aluminum huyết thanh thông thường là 10 µg/L. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể có nồng độ khoảng 50 µg/L. Trên 60 µg/L cho thấy tình trạng tăng hấp thụ aluminum, mức 100 µg/L có khả năng gây độc và trên 200 µg/L có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu nhiễm độc.

Các tác động bất lợi do phơi nhiễm với aluminum bao gồm tổn thương màng tế bào, do aluminum có thể phá vỡ màng tế bào. Đã có bằng chứng cho thấy aluminum gây ra tình trạng bền sinh học* và di chuyển đến não nhờ khả năng đi qua hàng rào máu não. Phơi nhiễm aluminum có thể dẫn đến tăng độc tính kích thích trong mô não và viêm não. aluminum có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và góp phần làm tăng căng thẳng oxy hóa, viêm hệ thống và phá vỡ hàng rào máu não.

  1. Phơi nhiễm aluminum liên quan đến một số bệnh nhất định

Aluminum có khả năng gây độc thần kinh và góp phần gây ra các rối loạn thoái hóa thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy cặn aluminum trong não của bệnh nhân Alzheimer. Một nghiên cứu từ năm 2018 có tên “aluminum trong mô não ở bệnh Tự kỷ,” cho thấy mô não của những người hiến tạng bị chứng rối loạn phổ tự kỷ, một rối loạn phát triển thần kinh, chứa lượng aluminum cao bất thường. Phơi nhiễm aluminum có thể góp phần gây ra các bệnh kinh niên khác như bệnh tự miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, dị ứng và bệnh khớp.

  1. Chúng ta phơi nhiễm với aluminum như thế nào?

Aluminum có thể đi vào cơ thể thông qua việc hít thở, tiếp xúc qua da, thực phẩm và nước uống. Ví dụ, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giới hạn pháp lý của aluminum trong nước uống là 0.20 phần triệu (ppm), mặc dù giới hạn này có thể khác nhau ở các khu vực pháp lý khác nhau. Thực phẩm thường chứa nhiều aluminum bao gồm cá, gạo, sữa bột trẻ em và bánh nướng. aluminum cũng đi vào cơ thể thông qua thực phẩm đã qua chế biến chứa phẩm màu nhân tạo, pho mát, sữa, hoặc bột nở chứa aluminum. Bao bì thực phẩm như giấy bạc, hộp aluminum, hoặc vật liệu làm từ aluminum tiếp xúc với thực phẩm nhưng không được tráng phủ cũng khiến chúng ta có thể ăn phải aluminum. Các ngành nghề có nhiều bụi aluminum như hàng không hoặc sản xuất xe hơi có thể ảnh hưởng đến tải trọng aluminum trong cơ thể. Hình xăm cũng là một nguồn phơi nhiễm với aluminum. Ngoài ra, aluminum có thể hấp thụ qua da từ các sản phẩm chứa aluminum như chất chống mồ hôi, dầu gội đầu, kem dưỡng da, kem chống nắng và kem đánh răng.

Phơi nhiễm đồng thời với aluminum và dư lượng chất diệt cỏ glyphosate trong thực phẩm có thể gây ra độc tính tổng hợp. Glyphosate khi gắn với aluminum sẽ được hấp thụ nhiều hơn và đặc biệt dễ đi vào não hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể phơi nhiễm với aluminum thông qua can thiệp y tế như nha khoa, chạy thận nhân tạo, thuốc chứa aluminum và vaccine. Dược phẩm không kê toa như thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng có thể chứa một lượng aluminum nhất định. Trong vaccine, hợp chất aluminum được thêm vào như một chất tá dược để tăng phản ứng miễn dịch với mục đích cải thiện khả năng kích thích miễn dịch. Muối aluminum là tá dược phổ biến nhất trong vaccine cho trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu trên, phép đo và phân tích thống kê hàm lượng aluminum trong vaccine cho trẻ sơ sinh đã cho thấy hàm lượng aluminum được công bố của một loạt nhãn hiệu vaccine dành cho trẻ sơ sinh là rất khác nhau. Nghiên cứu kết luận rằng hàm lượng aluminum trong vaccine cần sự chính xác và giám sát độc lập để bảo đảm tính hiệu quả và an toàn, do độc tính trên thần kinh như đã biết.

  1. Các cách tránh phơi nhiễm với aluminum

May mắn thay, có nhiều cách để tránh tiếp xúc với aluminum. Bạn có thể thực hiện các bước dưới đây để giảm phơi nhiễm aluminum trong cuộc sống.

  • Chọn các sản phẩm không chứa aluminum, đặc biệt là sản phẩm tiếp xúc với da như chất chống mồ hôi và kem chống nắng.
  • Đọc thành phần của thực phẩm đóng gói và chọn bao bì thực phẩm và dụng cụ nấu ăn không làm từ aluminum.
  • Ưu tiên các sản phẩm hữu cơ để hạn chế phơi nhiễm glyphosate, do glyphosate có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ aluminum vào cơ thể.
  • Đặt câu hỏi, đọc nhãn dán và yêu cầu thông tin liên quan đến aluminum trong các sản phẩm bạn ưa thích hoặc đang tiếp xúc. Nếu có thể, hãy dùng sản phẩm thay thế để giảm phơi nhiễm với aluminum.
  • Ủng hộ các giải pháp thay thế an toàn cho các công nghệ phòng chống bệnh tật trong [sản xuất] vaccine và điều trị y tế.
  1. Các cách trung hòa phơi nhiễm aluminum

Cùng với việc loại bỏ và khử aluminum, nhiều phương pháp có thể trung hòa aluminum. Aluminum được bài tiết khỏi cơ thể theo nhiều cách: qua nước tiểu, phân, mồ hôi, da, tóc, móng và tinh dịch. Một số loại thực phẩm có thể gắn với aluminum, giúp cơ thể dễ dàng đào thải aluminum qua phân. Một cách đơn giản, uống nhiều nước hơn có thể giúp thận nhanh chóng đào thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, một chương trình tập thể dục hoặc hoạt động thể thao có thể giúp cơ thể tăng thải các độc tố.

  1. Cách chữa lành tổn thương do phơi nhiễm aluminum

Việc chữa bệnh thực sự khác nhau ở mỗi người. Rất nhiều khía cạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách tiếp cận để chữa bệnh có thể bao gồm: dinh dưỡng, liệu pháp điều trị có cấu trúc, năng lượng, cảm xúc, và các khía cạnh về tinh thần. Hãy cố gắng dành thời gian để tự suy ngẫm và hướng nội, cũng như hoàn thiện và tôn trọng bản thân. Một điều quan trọng là bạn nên giải quyết các chấn thương thể chất hoặc tổn thương tinh thần gặp phải trước đó. Thực phẩm và dinh dưỡng sẽ giúp cân bằng sự thiếu hụt dưỡng chất và các rối loạn chuyển hóa.

  1. Thải độc aluminum: Các phương pháp hiệu quả nhất

  • Dùng các thực phẩm gắn aluminum trong bữa ăn để giúp đào thải lượng aluminum dư thừa.
  • Các chất gắn aluminum bao gồm: fulvic acid và humic acid, than hoạt tính, tảo tiểu cầu và rau mùi.
  • Bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau hữu cơ và ngũ cốc nguyên hạt để giúp loại bỏ lượng aluminum dư thừa.
  • Uống nhiều nước để giúp thận nhanh chóng thải độc và tăng lượng nước tiểu.
  • Dùng nước khoáng chứa nhiều silicon trong thời gian dài có thể giúp đào thải aluminum qua thận.
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ khoáng chất vi lượng như magnesium và zinc để trợ giúp cho chuyển hóa.
  • Khôi phục vi hệ đường ruột bằng chất xơ và men vi sinh.
  • Tăng dẫn lưu bạch huyết bằng phương pháp massage và bài tập yoga cho hệ bạch huyết.

Thật không may rằng aluminum, một nguyên tố dồi dào và hữu ích, có thể gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy vậy, chúng ta có thể kiểm soát việc phơi nhiễm aluminum bằng cách giảm tiếp xúc và áp dụng các chiến lược khử độc để ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Ghi chú của dịch giả:

*Bền sinh học: Một chất có xu hướng ở lại bên trong cơ thể một sinh vật, thay vì bị thải bỏ hoặc phân hủy.

Thanh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Dr. Ann Corson
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Bác sĩ, Tiến sĩ Ann Corson lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Y khoa Pennsylvania ở Philadelphia, PA vào năm 1982 và được chứng nhận về Y học Gia đình và Y học Toàn diện Tích hợp. Trong thời gian thực hành y tế ở Philadelphia, PA, cô dành toàn bộ thời gian của mình để điều trị cho bệnh nhân mắc các loại bệnh kinh niên. Năm 2008, tiến sĩ Corson đã tham gia Tổ chức Bác sĩ Chống Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức (DAFOH) để giúp nâng cao nhận thức về việc Trung Cộng cưỡng bức thu hoach nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm vô tội, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Kể từ năm 2016, bà là tổng biên tập bản tin của DAFOH.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn