Hành trình vượt qua bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn kéo dài của một dược sĩ

Vào một buổi sáng tháng 10/2022, ông Lâm thức dậy và nhận ra mũi của mình đã thông thoáng lần đầu tiên kể từ khi còn nhỏ. Chuyện gì đã xảy ra thế?

Ông Lâm Uy Vũ, dược sĩ đến từ Đài Loan, bị bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng từ khi còn nhỏ. Ông đã thử nhiều phương pháp điều trị y khoa khác nhau mà không đạt được kết quả đáng kể. Có lúc, ông tin rằng mình sẽ không bao giờ hồi phục sau những phiền não này. Tuy nhiên, bước ngoặt xảy đến khi ông mới 26 tuổi.

Một buổi sáng tháng 10/2000, ông Lâm thức dậy và nhận ra mũi mình đã thông thoáng. Trước đó, ông đã từng bị nghẹt mũi trầm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ông thường thở bằng miệng khi ngủ, thường thức dậy vào lúc nửa đêm với cổ họng khô và khó chịu. Đến sáng, ông sẽ thức dậy với cái miệng khô khốc.

“Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Ông nhớ mình đã tham dự hội thảo về Pháp Luân Công do Hiệp hội Trung y tại Đại học Y khoa Cao Hùng tổ chức một ngày trước đó theo lời mời của một người bạn. Tuy nhiên, ông chỉ học được 30 phút. Ông tự hỏi “Tập Pháp Luân Công trong một thời gian ngắn có thực sự làm tôi bớt nghẹt mũi không?”

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm năm bài công pháp và thiền định uyển chuyển, hướng dẫn các học viên tuân theo nguyên lý “chân, thiện, và nhẫn” để nâng cao tư cách đạo đức và đạt được sức khỏe tinh thần và thể chất. Kể từ khi được sáng lập bởi ông Lý Hồng Chí ở Trung Quốc vào năm 1992, số lượng học viên đã tăng lên khoảng 70 đến 100 triệu vào năm 1999.

Sau buổi tập Pháp Luân Công đầu tiên, chứng nghẹt mũi của ông đã cải thiện trong vài ngày. Cuộc trò chuyện với người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông sau đó đã giúp ông biết được những lợi ích sức khỏe vượt trội của môn tu luyện này. Ngay lập tức, ông đã mua cuốn sách chính của Pháp Luân Công, “Chuyển Pháp Luân,” và đọc xong chỉ trong hai ngày. Một tháng sau, ông tham gia một khóa học Pháp Luân Công kéo dài chín ngày với hy vọng xem liệu điều này có thể cải thiện được sức khỏe của mình hay không.

Từ nhỏ, ông Lâm đã thường xuyên đến bệnh viện. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, cha ông Lâm thường phải trích ra một nửa số tiền lương hàng tháng để trang trải chi phí y tế.

Ông Lâm có bệnh sử gia đình bị dị ứng. Ngoài bệnh viêm mũi dị ứng nặng, ông còn bị bệnh hen suyễn. Khi lên cơn hen suyễn, ông sẽ bị ho dữ dội, khó thở và đôi khi phải được can thiệp tại phòng cấp cứu. Thỉnh thoảng, ông cũng phải chịu đựng những cơn đau ngực không rõ nguyên nhân. Năm 18 tuổi, trong một lần kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, các bác sĩ chẩn đoán chức năng phổi của ông có vấn đề nghiêm trọng nên miễn nghĩa vụ quân sự cho ông. Sau đó, khi ông đang theo học tiến sĩ tại Đại học Y khoa Cao Hùng, các triệu chứng của ông trở nên trầm trọng hơn do chất lượng không khí ở địa phương kém.

Sau khi tập Pháp Luân Công, ông Lâm dần dần cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi, các triệu chứng này hoàn toàn biến mất trong vòng sáu tháng. Ngoài ra, các triệu chứng tức ngực và đau cũng biến mất trong cùng khoảng thời gian. Điều đặc biệt đáng chú ý là, kể từ khi bắt đầu tập luyện, ông chưa hề bị lên cơn hen suyễn nào. Bây giờ, đã 23 năm trôi qua, và ông đã 49 tuổi.

Những thách thức trong việc điều trị viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là tình trạng dị ứng thường gặp ở trẻ em, thường xảy ra cùng nhau. Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất thông thường vô hại, dẫn đến viêm niêm mạc mũi. Phản ứng này cũng có thể ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp của một số người, dẫn đến các triệu chứng hen suyễn. Hen suyễn đề cập đến tình trạng viêm mạn tính ở đường hô hấp, khiến đường hô hấp bị thu hẹp, sưng tấy và tiết ra nhiều chất nhầy. Trong cơn hen suyễn, các triệu chứng có thể bao gồm ho, thở khò khè, tức ngực và khó thở, với những trường hợp nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Tại Hoa Kỳ, có khoảng 25 triệu người, chiếm 7.7% dân số, bị ảnh hưởng bởi hen suyễn. Trong khi đó, tỷ lệ lưu hành bệnh viêm mũi dị ứng thậm chí còn cao hơn, dao động từ 15% đến 30%.

Bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiện chưa có cách chữa trị mà chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Các phương pháp giảm nhẹ triẹu chứng phổ biến bao gồm thuốc steroid hoặc thuốc kháng histamine, có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn liệu pháp miễn dịch với chất gây dị ứng, bao gồm việc tiếp xúc dần dần với một lượng nhỏ chất gây dị ứng để giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng.

Mặc dù đã trải qua gần bảy năm điều trị miễn dịch với chất gây dị ứng nhưng tình trạng của ông Lâm vẫn không cải thiện; thay vào đó, các triệu chứng trở nên xấu hơn. Vào thời điểm đó, bác sĩ thông báo với ông rằng bệnh dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Những hạn chế và triển vọng của y học hiện đại

Ông Lâm hiện là Trưởng Khoa Dược tại Đại học Kim Môn trực thuộc Bộ Y tế và phúc lợi Đài Loan. Hành trình từ một bệnh nhân lâu năm trở thành một người khỏe mạnh, kết hợp với sự tham gia tích cực của ông trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đã thôi thúc ông suy ngẫm về những hạn chế của y học hiện đại và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Ông Lâm giải thích, “Y học hiện đại tuân thủ các nguyên tắc của khoa học thực nghiệm, đòi hỏi bằng chứng hữu hình và có thể kiểm chứng để xác nhận những tuyên bố này. Rút kinh nghiệm từ trải nghiệm cá nhân của tôi, sau khi đọc cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ và luyện công, chính là căn bệnh mà các bác sĩ cho là nan y đã thực sự được cải thiện. Điều này cung cấp bằng chứng hữu hình, phù hợp với các nguyên tắc của y học thực nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người bị giới hạn bởi khuôn khổ khoa học hiện tại, coi các môn tập luyện như khí công là phản khoa học và coi việc tuân thủ y học phương Tây là phương pháp duy nhất.”

Ông Lâm nhấn mạnh ông không phải người duy nhất; nhiều người bệnh nan y đã khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công. Dữ liệu thống kê trợ giúp điều này.

Đầu những năm 1990, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát ngẫu nhiên đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong số hàng chục nghìn người được khảo sát, 77.5% cho biết đã khỏi bệnh và 20.4% có sự cải thiện. Khi kết hợp lại, tỷ lệ hiệu quả tổng thể đạt 97.9%.

Ngoài ra, một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với hơn một ngàn học viên Pháp Luân Công Đài Loan cho thấy những người bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, các vấn đề về phổi và huyết áp cao đã cải thiện hoặc hồi phục từ 70% đến 89% sau khi tập luyện Pháp Luân Công.

Trong một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ năm 2016, 152 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ung thư giai đoạn cuối đã được phân tích. Nghiên cứu cho thấy 147 trường hợp (96.7%) cho biết các triệu chứng đã hồi phục hoàn toàn, với 60 trường hợp được xác nhận bởi các bác sĩ tham gia.

Ông Lâm cho thấy rằng khoa học hiện đại gọi việc nghiên cứu các hiện tượng phi thường, như khí công, là “cận tâm lý học,” coi đó là khoa học không chính thống. Nếu các nhà khoa học có thể tiếp cận những hiện tượng này với quan điểm không thiên vị, điều này có khả năng thúc đẩy khoa học của con người tiến lên phía trước.

Ông Lâm nói, “Hiện nay, khoa học thực nghiệm tập trung nghiên cứu lý do vì sao con người nhiễm bệnh chứ không đi sâu vào lý do tại sao con người vẫn khỏe mạnh. Nếu các nhà khoa học có thể nghiên cứu một cách khách quan các học viên Pháp Luân Công, khám phá lý do tại sao họ vẫn không mắc bệnh, tôi tin rằng điều đó sẽ đóng góp đáng kể cho khoa học và sức khỏe tinh thần của nhân loại.”

Trên thực tế, nghiên cứu hiện tại đã chứng minh lợi ích sức khỏe tinh thần của Pháp Luân Công từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả việc điều chỉnh chức năng miễn dịch. Một nghiên cứu do nhóm của Phong Lili tại Đại học Y khoa Baylor College ở Hoa Kỳ dẫn đầu đã phát hiện ra một cơ chế điều hòa hai chiều độc đáo trong các tế bào miễn dịch của những học viên Pháp Luân Công. Trong điều kiện bình thường, bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ dài hơn và hoạt động bảo trì được tăng cường hơn so với người bình thường, giúp bạch cầu bảo vệ cơ thể hiệu quả hơn. Điều thú vị là, ở trạng thái viêm, những bạch cầu trung tính này sẽ chết tế bào nhanh chóng sau khi loại bỏ mầm bệnh, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm và ngăn ngừa phản ứng miễn dịch quá mức có thể dẫn đến “cơn bão cytokine.”

Vợ và con gái ông Lâm đã được hưởng lợi ích từ tập Pháp Luân Công như thế nào

Nhờ ảnh hưởng của ông Lâm, vợ của ông là bà Hồ Tịnh Ni, cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Trước đây, kinh nguyệt của bà không đều và ít máu, kèm theo thiếu máu và huyết áp thấp, quanh năm bà phải phụ thuộc vào sự kết hợp của Trung y và Tây y. Trước khi tập Pháp Luân Công, bà đã bị trễ kinh trong bốn tháng liên tiếp. Thật kỳ diệu, chỉ một tháng sau tập luyện, kinh nguyệt của bà đã có lại, tình trạng thiếu máu và huyết áp thấp cũng trở lại bình thường ngay sau đó.

Bà Lâm cho biết cô con gái 11 tuổi của họ đã tập Pháp Luân Công với họ từ khi còn nhỏ và duy trì được sức khỏe tuyệt vời kể từ khi sinh ra. Ngay cả khi thỉnh thoảng con gái bị sốt, em cũng tự nhiên khỏi trong vòng một hay hai ngày và em chưa bao giờ cần dùng thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt.

Gia đình ông Lâm học “Chuyển Pháp Luân” cùng nhau. (Ảnh được sự cho phép của ông Lâm Uy Vũ)
Gia đình ông Lâm học “Chuyển Pháp Luân” cùng nhau. (Ảnh được sự cho phép của ông Lâm Uy Vũ)

Bí quyết thành công trong sự nghiệp

Sau khi thực hành Pháp Luân Công, ông Lâm không chỉ có sức khỏe tốt hơn mà còn thành công trong sự nghiệp và trí tuệ trong cuộc sống. Ông nói, “Thực hành Pháp Luân Công đã nâng cao trí tuệ của tôi, khiến tôi trở nên khoan dung hơn khi đối mặt với những xung đột giữa các cá nhân. Đó là lý do tại sao tôi đã có thể liên tục tiến bộ cả trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.”

Ông Lâm kể lại rằng trước khi tu luyện Pháp Luân Công, trong khi tiến hành các thí nghiệm để lấy bằng tiến sĩ, đôi khi ông thao túng dữ liệu để làm cho kết quả có vẻ bóng bẩy và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, sau khi theo học Pháp Luân Công, cách tiếp cận các thí nghiệm của ông đã có sự thay đổi đáng kể. Ông nói, “Tôi trở nên chân thật hơn, kiềm chế sự lừa dối và tập trung vào việc chăm chỉ thực hiện các thí nghiệm. Cuối cùng, tôi đã hoàn thành nghiên cứu luận án một cách thành công, ngay cả khi dữ liệu thử nghiệm có vẻ không thuận lợi. Tôi tin rằng đối mặt với mọi việc bằng sự chân thành sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn.”

Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông Lâm làm công việc giảng dạy trước khi chuyển sang vị trí dược sĩ tại bệnh viện Kim Môn. Trong khoảng bảy năm rưỡi, ông được thăng chức Trưởng Khoa Dược. Ông cho rằng sự thăng tiến công việc là nhờ Pháp Luân Công, nhấn mạnh rằng việc ông tuân thủ các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn đã định hướng cho hành vi nghề nghiệp của ông. Tuân theo những nguyên tắc này, ông trở nên khoan dung và ân cần hơn với người khác. Ông chia sẻ, “Khi đối mặt với những nhiệm vụ đầy thử thách mà mọi người đều né tránh, tôi thường đứng ra gánh vác trách nhiệm.”

Với nụ cười trên môi, bà Lâm chia sẻ chồng bà luôn là người vị tha dù ở nơi làm việc, ở nhà hay ngoài cộng đồng. Trong bữa tiệc tối thường niên của bệnh viện, ông cố tình sắp xếp thời gian làm việc để đồng nghiệp tham gia sự kiện và rút thăm may mắn. Vào những ngày nghỉ lễ, thay vì ở nhà như những người khác, ông Lâm chia sẻ chiếc máy cắt cỏ của gia đình để giúp hàng xóm cắt cỏ, cắt tỉa cây.

Ông Lâm nói thêm rằng việc tập Pháp Luân Công đã dạy ông cách tiếp cận khó khăn với một tâm thái bình tĩnh. “Trước đây, khi gặp vấn đề, tôi sẽ vắt óc suy nghĩ và thậm chí khi đó, giải pháp cũng không được bảo đảm. Sau khi tu luyện, bất cứ khi nào tôi gặp phải những tình huống khó khăn, đặc biệt là khi làm việc ở bệnh viện, tôi sẽ đặt những việc này sang một bên trước. Đó là bởi vì tôi tin rằng mọi việc sẽ diễn ra một cách tự nhiên khi đến thời điểm thích hợp. Cuối cùng, khi thời điểm giải quyết công việc đến, nhiều giải pháp khác nhau thường xuất hiện, trong đó có một số giải pháp mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Điều thú vị là sự việc như vậy xảy ra khá thường xuyên.”

Ông tin rằng đằng sau sự khôn ngoan là sức mạnh của lòng tốt. “Bất kể điều gì xảy ra, chúng tôi luôn cố gắng giải thích hành động của người khác từ góc độ nhân từ hơn. Vì vậy, cuối cùng việc này thường dẫn đến kết quả tốt hơn và các giải pháp chúng tôi đưa ra có xu hướng hài hòa hơn.”

Ông Lâm cho biết rằng việc tuân theo nguyên lý chân, thiện, và nhẫn đã giúp ông hoàn thành tốt hơn trách nhiệm công việc với tư cách là giám đốc Khoa Dược. (Ảnh được sự cho phép của ông Lâm Uy Vũ)
Ông Lâm cho biết rằng việc tuân theo nguyên lý chân, thiện, và nhẫn đã giúp ông hoàn thành tốt hơn trách nhiệm công việc với tư cách là giám đốc Khoa Dược. (Ảnh được sự cho phép của ông Lâm Uy Vũ)

Hành động tử tế nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất

Nghiên cứu trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) tiết lộ rằng, so với những người ưu tiên hưởng thụ vật chất, những người có mục tiêu sống rõ ràng và có xu hướng vị tha biểu hiện giảm biểu hiện gene gây viêm và tăng biểu hiện gene kháng virus, cho thấy mức độ cao hơn về phản ứng chống viêm và kháng virus.

Thường xuyên giúp đỡ người khác cũng góp phần cải thiện tình cảm và nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tập san Emotion (Cảm xúc), những người tham gia được phân ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ thực hiện ba hành động tử tế cho bản thân, ba hành động tử tế cho người khác, ba hành động tử tế mang lại lợi ích cho thế giới hoặc duy trì thói quen thông thường của họ. Sau đó, mỗi nhóm được hướng dẫn ghi lại hành động đã làm. Kết quả cho thấy rằng so với việc thực hiện những hành động tử tế cho bản thân, việc thực hiện những hành động tử tế đối với người khác hoặc với thế giới sẽ làm tăng những cảm xúc tích cực như tình yêu, sự tin tưởng, lòng biết ơn hoặc niềm tự hào, cùng với việc giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tự trách mình hoặc buồn bã. Hơn nữa, niềm hạnh phúc bắt nguồn từ những hành động tử tế và vị tha tiếp tục có tác dụng trong hai tuần sau khi hoàn thành chương trình.

Nghiên cứu được thực hiện bởi bà Margaret Trey, nhà tâm lý học tư vấn tại Đại học Nam Úc, đã phát hiện ra rằng việc tập Pháp Luân Công, được hướng dẫn bởi nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, góp phần cải thiện tổng thể sức khỏe tinh thần và thể chất của các học viên. Trong cuộc khảo sát trực tuyến, 360 học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới (trừ Trung Quốc) và 230 người bạn và gia đình không tu luyện của họ đã được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi. Cuộc khảo sát cho thấy, so với nhóm đối chứng gồm bạn bè và người thân của các học viên Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công lạc quan hơn về sức khỏe của họ. Về sức khỏe tinh thần, hơn 80% người tập cho biết thời gian họ cảm thấy bình tĩnh và tràn đầy năng lượng, trong khi chỉ có 44% người không tập cho biết cảm giác tương tự.

Ngọc Thuần biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Lisa Bian
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Lisa Bian, là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bằng Cử nhân Khoa học Y khoa. Với nền tảng kiến thức phong phú, bà đã tích lũy được hơn ba năm kinh nghiệm thực tế với tư cách là bác sĩ Trung y. Ngoài chuyên môn lâm sàng, bà còn là nhà văn thành đạt ở Nam Hàn, có những đóng góp quý giá cho The Epoch Times. Những tác phẩm sâu sắc của bà bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm y học tích hợp, xã hội, văn hóa Nam Hàn và quan hệ quốc tế.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn