Vấn đề cốt lõi của sức khỏe là gì?

Sức khỏe không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là bước quan trọng trên hành trình hướng tới những lý do sâu xa hơn về sự tồn tại.

Cơ thể ở trong trạng thái cân bằng không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh, mà còn là cơ hội để chúng ta tìm về chính mình và trở nên thăng hoa.

Tôi từng là một người vô thần; trên thực tế, tôi từng tự miêu tả bản thân mình là “người vô thần hiếu chiến.” Tôi nghĩ rằng niềm tin của tôn giáo là kết quả tự nhiên của nỗi sợ hãi và là những vấn đề mà các bậc cha ông chưa thể giải quyết được. Chắc chắn rằng, nhiều tôn giáo hiện đại đã mất đi sự kết nối với nguồn gốc sâu xa hơn, nhưng không nghi ngờ gì nữa, khi điều khiến người Mỹ thông thường cảm thấy đau ốm, như câu nói của nhà văn Graham Hancock, là sự mất kết nối về mặt Tâm hồn.

Niềm tin vào y học

Khi chúng ta không còn tin vào trực giác và sự chỉ dẫn từ bên trong, chúng ta buộc phải dựa vào các cấu trúc, thẩm quyền và các chuyên gia ở bên ngoài. Người cố vấn của tôi, Tiến sĩ Nicholas Gonzalez, cho biết:

“Sự còn lại cuối cùng của tôn giáo là y học. Nếu bạn nhìn vào Sloan Kettering [Trung tâm Ung thư], nơi này thực sự giống như một ngôi đền, khi các linh mục mặc áo khoác trắng và họ nói ngôn ngữ của họ. Bệnh nhân có xu hướng cúi đầu trước điều đó. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của uy quyền.”

Điều gì sẽ xảy ra khi tôn giáo ẩn nấp dưới lớp vỏ bọc của y học và tìm cách loại bỏ hoàn toàn tất cả các hệ thống niềm tin cạnh tranh khác? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta được cho biết rằng có một sự thật là y học thực ra vốn là dựa trên sự đồng thuận? Có lẽ 110 dự luật được đưa ra trên khắp đất nước này nhằm loại bỏ các trường hợp miễn trừ tôn giáo và tín ngưỡng cá nhân đối với việc chích ngừa là một dấu hiệu của quá trình âm thầm trên.

Ông Gonzalez cũng cho biết: “Bệnh nhân phải thực hiện phương pháp điều trị mà họ tin tưởng. Sợ hãi là một căn bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể nắm bắt được nỗi sợ nhưng không thể nắm bắt được niềm tin. Điều đó phải xuất phát từ bên trong.”

Tôi đã luôn thực hành đặc tính này. Tôi biết rằng nỗi sợ hãi có một hiệu ứng phản dược không thể bị xóa bỏ. Nhưng ở đâu có niềm tin vào khả năng chữa lành của cơ thể khi được trợ giúp đúng cách, thì ở đó điều kỳ diệu có thể xảy ra.

Chữa lành hệ thần kinh

Anh Nick đã viết cho tôi trong một email trước khi anh qua đời về vai trò của việc chữa lành hệ thần kinh tự chủ (ANS) như một phần trong cuộc sống của bệnh nhân:

“Tôi đã rất vui, mặc dù không ngạc nhiên khi biết rằng ngày hôm qua các bạn đã vượt ra khỏi chủ nghĩa vô thần, một tôn giáo cuồng tín của thời đại chúng ta.

“Tôi tiếp cận chủ nghĩa vô thần giống như cách tôi biết đến mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên, khi nhiều người trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng, và chỉ mong muốn vứt bỏ và lãng quên giai đoạn này. Thật không may, quá nhiều người ‘thông minh’ vẫn bị mắc kẹt trong mức độ hiểu biết tâm linh ở tuổi vị thành niên, điều này hạn chế họ trong cuộc sống cá nhân và cản trở bác sĩ trở thành người chữa bệnh thực sự.”

“Thật thú vị, chúng tôi nhận thấy khi các nhánh ANS trở nên chắc chắn, khỏe mạnh và cân bằng, các bán cầu não cũng trở nên chắc chắn, khỏe mạnh và cân bằng hơn, và bệnh nhân bắt đầu suy nghĩ về những thứ sâu sắc hơn một cách tự nhiên mà không cần sự thúc ép. Đôi khi thật tuyệt vời khi nhận thấy điều đó. Đó là vấn đề về việc toàn thể trở nên khỏe mạnh và sâu sắc hơn so với việc chỉ khu trú ở hệ thần kinh tự chủ (gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm).”

Bỏ qua những bình luận gay gắt về chủ nghĩa vô thần, anh đã đề cập đến một điều mà tôi quan sát được ở trong cuộc sống của mình và trong cuộc sống của nhiều bệnh nhân, những người sẽ trở thành chuyên gia dinh dưỡng, cố vấn và nghệ sĩ sau khi công việc của chúng ta hoàn thành.

Vấn đề cốt lõi của sức khỏe là gì?
Tháp nhu cầu của Abraham Maslow (Androidmarsexpress – Own work, CC BY-SA 4.0)

Khái niệm về tháp nhu cầu của Abraham Maslow: các nhu cầu phải được đáp ứng theo một thứ tự cụ thể và việc đáp ứng các nhu cầu này sẽ khiến một người xem xét các ý định ở cấp độ cao hơn.

Tháp nhu cầu điển hình sẽ trông như thế này…

Khi chúng ta có thể tự nuôi sống bản thân và có cho mình một mái ấm gia đình, chúng ta sẽ bắt đầu quan tâm đến những nguy hiểm bên ngoài, các mối quan hệ, lòng tự ái, đến vấn đề tâm linh và sau đó là tiếp xúc với sức mạnh của chính mình.

Tất nhiên, trong một môi trường y tế ngày nay, nhiều người trong chúng ta có thể bị mắc kẹt giữa ba bậc thấp hơn trong tháp mà không bao giờ lọt vào cấp bậc cao hơn. Tôi thấy công việc này, công việc dạy bệnh nhân về y học lối sống, có một lợi ích ngoài ý muốn là giúp thay đổi, phát triển và khai mở con đường sống của một người để bộc lộ tiềm năng cho các hành vi có mục đích.

Tất cả chúng ta đều muốn biết và kết nối với mục đích sống của mình. Chúng ta muốn biết chúng ta ở đây để làm gì. Làm sao chúng ta có thể bận tâm đến điều đó khi quá lo sợ về tình trạng thoái hóa và bệnh kinh niên và sa lầy vào các nhãn hiệu và chẩn đoán?

Khai mở tâm hồn

Khi cơ thể trở nên hài hòa, điều này không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh, mà còn là cơ hội để bạn trở về với chính mình và leo lên bậc thang đó.

Cá nhân tôi phải tự chữa bệnh và giải quyết tình trạng tự miễn của mình trước khi có thể mở lòng với sứ mệnh lớn hơn. Bây giờ tôi hiểu rằng, việc trau dồi sự chỉ dẫn từ bên trong là tin tưởng vào một hướng dẫn bên trong và kết nối, không sợ hãi, với niềm tin vào sự khai mở của vũ trụ—một sự khai mở mà chúng ta ở đây chỉ để chứng kiến, không phải để tác động. Theo cách này, những thách thức và đau khổ xuất hiện là để giúp chúng ta xem xét những gì có thể bị sai lệch hoặc mất cân bằng.

Sở hữu cơ thể của bạn. Khai mở tâm trí của bạn. Hơn cả “phương pháp chữa bệnh.”

Được đăng tải lần đầu trên KellyBroganMD.com, đăng lại từ GreenMedInfo.com

Thiên Vân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn