Chuối có công dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim

Chuối chứa nhiều ion potassium, chất xơ thực phẩm, vitamin, và chất chống oxy hóa. Ngon lành và dinh dưỡng, chuối không chỉ là món ăn vặt lành mạnh mà còn có công dụng ngăn ngừa ung thư, các bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, và giải tỏa căng thẳng.

Một trái chuối mỗi ngày có thể giúp ích như thế nào cho cơ thể con người?

Ngăn ngừa ung thư

Báo cáo được xuất bản trong International Journal of Cancer (Tập san Ung thư Quốc tế) vào tháng 01/2005 chứng minh trong một nghiên cứu 13 năm ở Thụy Điển với 61,000 phụ nữ tuổi từ 40 đến 76, tìm thấy rằng nữ giới ăn ít nhất bốn trái chuối một tuần có nguy cơ ung thư thận thấp hơn 50%.

Phụ nữ ăn rau củ như cà rốt và củ cải đỏ cũng có tỉ lệ mắc bệnh ung thư thận thấp hơn.

Một nghiên cứu của Nhật Bản khám phá rằng chuối chín có thể thúc đẩy các tế bào miễn dịch ở người sản sinh yếu tố hoại tử khối u (TNF), có thể chống lại những tế bào bất thường.

Những trái chuối có các đốm trên vỏ chuối càng đậm màu thì càng có lợi cho hệ miễn dịch. Chuối vỏ vàng có đốm đen tăng tế bào bạch cầu gấp tám lần so với chuối vỏ xanh.

Một nghiên cứu được bình duyệt trên Tập san Ung thư Frontiers in Oncology năm 2021 mô tả rằng chiết xuất chuối ngăn ngừa và chống lại các loại ung thư khác nhau bằng cách điều hòa các đường dẫn truyền tín hiệu tế bào khác nhau. Những hóa chất thực vật trong chuối có thể được dùng để phát triển nhiều loại thuốc đa năng để chữa trị ung thư.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh mạch não

Chuối giàu magnesium. Magnesium giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách giảm lipoprotein mật độ thấp oxy hóa huyết tương, cũng được gọi là cholesterol xấu. Chuối cũng có nhiều potassium để kiểm soát huyết áp và điều hòa nhịp tim.

Loạn nhịp và tăng huyết áp là những triệu chứng thiếu potassium. Lượng potassium thích hợp có thể ổn định tính hưng phấn ở thần kinh và các tế bào cơ trong phạm vi bình thường, giữ cho tim hoạt động bình thường.

Báo cáo được xuất bản trong Tập san European Heart năm 2012 mô tả một nghiên cứu kéo dài nửa năm trên 11,267 đàn ông và 13,696 phụ nữ, cho thấy rằng những người hấp thụ potassium cao nhất có nguy cơ bệnh tim thấp hơn những người ít hấp thụ potassium là 13%.

Bệnh tim mạch khởi phát hay nguy cơ tái diễn thấp hơn 11% ở nữ giới và 7% ở nam giới.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều thực phẩm giàu potassium có thể ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.

Chuối cũng chứa nhiều chất xơ thực phẩm tan trong nước, cần thiết để ngăn ngừa bệnh tim.

Một nghiên cứu được xuất bản trong JAMA Internal Medicine vào năm 2003 cho thấy dùng những thực phẩm giàu chất xơ như chuối có thể ngăn ngừa bệnh tim. Hơn 9,700 người trưởng thành ở Hoa Kỳ tham gia nghiên cứu. Trong suốt những năm theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nguy cơ bệnh tim vành được giảm 12% và bệnh tim mạch giảm 11%, ở những người tiêu thụ hầu hết chất xơ mỗi ngày (trung bình 20.7g) so với những người ăn ít nhất (trung bình 5.9g)

Những người tiêu thụ chất xơ hòa tan trong nước cao nhất hàng ngày cũng cho thấy nguy cơ bệnh tim giảm 15%. Tỷ lệ tử vong bệnh tim vành được giảm 24%, và khả năng bị bệnh tim giảm 15%.

Nhóm người tham gia đặc thù này 10% ít có khả năng phát triển bệnh tim, với tỷ lệ tử vong do bệnh tim giảm 12%.

Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Chuối là nguồn vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 điều hòa mức phân tử dấu ấn sinh học trong máu, cải thiện khả năng nhận thức.

Nghiên cứu được xuất bản trong Tập san The American Journal of Clinical Nutrition vào tháng 03/1996, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts ở Boston thực hiện những thử nghiệm nhận thức ở 70 người đàn ông từ 54 đến 81 tuổi.

Họ tìm thấy rằng các chủ thể có mức vitamin B6 cao hơn thực hiện tốt hơn ở hai bài tập trí nhớ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây giàu potassium giúp sinh viên cải thiện sự tập trung và học hiệu quả hơn. Một trường học ở Anh Quốc đã giúp 200 học sinh vượt qua kỳ thi bằng cách cho các em ăn chuối trong buổi điểm tâm, giờ giải lao, ăn trưa để cải thiện sức mạnh bộ não.

Điều hòa cảm xúc, lo lắng, và giải phóng trầm cảm

Chuối chứa trytophan, cơ thể người có thể chuyển thành serotonin. Serotonin có thể làm cơ thể thư giãn, giải phóng lo lắng, và khởi nguồn cảm giác vui thích.

Chuối cũng chứa các vitamin B, đóng vai trò thiết yếu trong hệ thần kinh ở người, như các coenzyme kết hợp với phản ứng hóa học trong cơ thể.

Nghiên cứu được xuất bản trong Tập san The journal Human Psychopharmacology: Clinical & Experimental vào năm 2022 ghi chép các tác dụng vitamin B6 liều cao ở 478 người tham gia.

Nghiên cứu lâm sàng nhận thấy rằng tiêu thụ liều cao vitamin B6 có thể giảm căng thẳng và trầm cảm.

Nghiên cứu khác được xuất bản trong Tập san Pakistan Journal of Pharmaceutical Sciences vào năm 2017 chỉ ra rằng thịt và vỏ quả chuối có chức năng chống lo lắng, chống trầm cảm, và tăng cường trí nhớ, dường như nhờ vào hiệu quả chất chống oxy hóa.

Người bệnh thận
(Ảnh : Shutterstock)

Một số người nên tránh ăn quá nhiều chuối

Người bệnh thận

Chức năng chuyển hóa của potassium bất thường ở những bệnh nhân viêm thận cấp hay viêm thận kinh niên, suy thận, và những bệnh thận khác nếu họ ăn quá nhiều thực phẩm giàu potassium.

Tăng potassium huyết và các triệu chứng như cơ bắp yếu, uể oải, và nhịp tim chậm có thể xuất hiện.

Do đó, Quỹ tài trợ Bệnh Thận Quốc gia đề xuất rằng những bệnh nhân bệnh thận tránh chuối và dùng táo thay thế.

Người bệnh tiểu đường

Hàm lượng đường trong chuối cao. Những người bệnh tiểu đường nên lưu tâm số lượng khi ăn.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g chuối chứa khoảng 15.8g đường.

Tuy nhiên, do chuối chứa nhiều chất xơ và kháng tinh bột mà cơ thể người không thể hấp thụ, chỉ số glycemic không cao, nên chuối sẽ không gây ra sự tăng đường huyết đột ngột.

Theo Khoa Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Havard, chỉ số đường GI của chuối chín là 51. Chỉ số GI chuối vừa chín chỉ là 42, nhưng vẫn cao hơn táo, là 36.

Ngọc Thuần biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

David Chu
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông David Chu là một ký giả sống ở London, đã làm việc trong lĩnh vực tài chính gần 30 năm tại các thành phố lớn ở Trung Quốc và hải ngoại, bao gồm Nam Hàn, Thái Lan, và các nước Đông Nam Á khác. Ông sinh ra trong một gia đình chuyên về Y học Cổ truyền Trung Quốc và có nền tảng về văn học Trung Quốc cổ đại.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn