Nghiên cứu cho thấy tập thể dục có mục tiêu sẽ tốt hơn

Các nhà nghiên cứu cho biết người tập thể dục tự thiết lập mục tiêu sẽ duy trì được lâu dài và dễ dàng nhanh chóng thực hiện hơn.

Một nghiên cứu mới cho biết khi mọi người tự đặt mục tiêu tập thể dục cho riêng mình và theo đuổi chúng ngay lập tức, sẽ có nhiều khả năng dẫn đến những thay đổi tích cực và lâu dài.

Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm dân số có điều kiện sống hạn chế và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, kết quả nghiên cứu vì thế trở nên đặc biệt quan trọng.

“Hầu hết các chương trình thay đổi lối sống đều có liên quan đến việc thiết lập mục tiêu, nhưng cách tốt nhất để thiết kế quy trình đó vẫn chưa được nêu ra một cách rõ ràng,” tác giả chính nghiên cứu Mitesh Patel, phó giáo sư y khoa tại Đại học Pennsylvania và phó chủ tịch phụ trách Chuyển đổi lâm sàng tại Ascension Health cho biết.

“Các cuộc thử nghiệm lâm sàng của chúng tôi đã chứng minh rằng các hoạt động về thể chất tăng lên nhiều nhất khi bệnh nhân tự chọn mục tiêu cho mình hơn là được chỉ định, và ngay lập tức thực hiện mục tiêu thay vì bắt đầu chậm rãi hơn và tăng dần theo thời gian. Những phát hiện này đặc biệt quan trọng vì thường thì các bệnh nhân đến từ các vùng có thu nhập thấp và có thể gặp một số khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu về sức khỏe.”

Ai đặt ra mục tiêu cho các bài tập mới là quan trọng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology bao gồm 500 bệnh nhân đến từ các khu dân cư có thu nhập thấp, chủ yếu ở phía Tây của tiểu bang Philadelphia. Những người tham gia nghiên cứu phần đa số mắc bệnh tim mạch hoặc được đánh giá là có 10% nguy cơ mắc bệnh trong vòng một thập kỷ. 

Kết luận của nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc tăng cường hoạt động thể chất.

Công việc trước đây của Phó giáo sư Patel tại Penn Medicine Nudge Unit thường tập trung vào việc sử dụng gamification, một ý tưởng về ‘hình thành thay đổi hành vi bằng cách biến nó thành một trò chơi.’ Công việc bao gồm thường xuyên kiểm tra xem liệu việc chơi một trò chơi có gắn liền với các mục tiêu hoạt động thể chất có thể tăng đáng kể so với việc không chơi một trò chơi hoặc giữa các phiên bản khác nhau của một trò chơi hay không.

Cũng như các nghiên cứu trước đây, mỗi người tham gia đều được cung cấp một thiết bị đếm bước đi hàng ngày của họ thông qua nền tảng Penn’s Way to Health. Điều khác biệt so với nhiều nghiên cứu trước đây là nghiên cứu này đã tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu tập thể dục hơn là về số lượng người tham gia, cũng như khi những người tham gia được khuyến khích theo đuổi chúng.

Sau khi người tham gia nhận được thiết bị đếm bước chân, họ sẽ có một hoặc hai tuần để làm quen. Khoảng thời gian này cũng được dùng để thiết lập một cơ sở cho tính đếm số bước hàng ngày trước khi nó được áp dụng cho từng nhóm tham gia, Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ chỉ định từng nhóm, không có mục tiêu hoặc có mục tiêu.

Những người trong nhóm có mục tiêu cũng được chia thành hai nhóm có cách bắt đầu khác nhau. Một nhóm được xác định xem liệu họ có cần đạt được mục tiêu số bước của mình hay không, hay liệu họ chỉ cần được chỉ định một mục tiêu tiêu chuẩn. Nhóm thứ hai quyết định liệu mỗi người tham gia sẽ bắt đầu ngay lập tức hướng tới mục tiêu của họ (trong toàn bộ 16 tuần tham gia) hay liệu họ có tiếp tục đạt được mục tiêu đó hay không cho đến khi đạt được mục tiêu đầy đủ ở tuần thứ chín.

Động lực để tập thể dục

Sau khi phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu thấy rằng nhóm người tham gia duy nhất đạt được sự gia tăng đáng kể trong hoạt động thể chất là những người tự chọn mục tiêu tập thể dục cho riêng họ và bắt đầu ngay lập tức. Họ có số bước tăng trung bình cao nhất so với nhóm người không có mục tiêu, chỉ số tính được có khoảng 1,384 bước mỗi ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy thời gian duy trì hoạt động cũng tăng trung bình 4.1 phút mỗi ngày.

Tương tự, những người được giao cho mục tiêu hoặc có mục tiêu bị trì hoãn chỉ tăng số bước hàng ngày của họ cao hơn mức trung bình của nhóm chứng từ 500 đến 600 bước.

Tiến sĩ Kevin Volpp, giám đốc Center for Health Incentives and Behavioral Economics cho biết, “Những cá nhân tự lựa chọn mục tiêu cho riêng họ có nhiều khả năng thực hiện. Họ cảm thấy đó là của họ và điều này có thể giúp cho họ chịu khó tham gia thường xuyên hơn.”

Nghiên cứu không dừng lại khi các nhà nghiên cứu tắt các trò chơi. Những người tham gia vẫn giữ các thiết bị theo dõi hoạt động của họ. Trong vòng tám tuần sau khi tham gia, nhóm tự chọn mục tiêu và bắt đầu ngay lập tức đã duy trì tiến trình của họ. Trên thực tế họ đã đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra cho mình. 

Phó giáo sư Patel nói, “Thật thú vị khi thấy rằng nhóm tăng mức độ hoạt động của họ nhiều nhất đã duy trì mức độ đó trong quá trình được theo dõi. Điều này chỉ ra rằng gamification với các mục tiêu tự chọn và ngay lập tức thực hành đã giúp những bệnh nhân này hình thành một thói quen mới.”

Có nhiều chương trình khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất. Tuy nhiên, những mục tiêu này thường khá chậm rãi và được chỉ định dựa trên các con số cho nhóm dân số chung. 

Phó giáo sư Patel, Tiến sĩ Volpp và các đồng nghiệp tin rằng điều chỉnh các thiết lập mục tiêu trong các chương trình rèn luyện thể chất có tác động đáng kể, có lợi cho những người có khoảng thu nhập thấp, những người mà bệnh tim mạch thường gây tử vong với tỷ lệ cao khoảng 76%, điều đó đặc biệt rất quan trọng.

Thiết lập mục tiêu là yếu tố căn bản của hầu hết mọi chương trình hoạt động thể chất, cho dù thông qua ứng dụng điện thoại thông minh hay trong một chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc,” Tiến sĩ Volpp nói. “Phát hiện của chúng tôi cho thấy cách tiếp cận đơn giản vẫn có thể được sử dụng nhằm cải thiện hiệu quả của các chương trình này và sức khỏe của bệnh nhân của họ.”

Bài báo này ban đầu được xuất bản bởi Đại học Pennsylvania. Được xuất bản lại qua Futurity.org theo Giấy phép Creative Commons 4.0.

Frank Otto biên tập
Minh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn