Nấm sò giàu dinh dưỡng và nhiều lợi ích sức khỏe

Nấm sò nổi bật trong số các loài nấm nhờ có hình dáng cánh quạt, giống như con sò. Nấm sò không chỉ giống với con hàu mà hương vị của nó cũng nhẹ nhàng giống hải sản và có phần hơi béo ngậy. Trong tự nhiên, bạn có thể tìm thấy nấm sò mọc trên gỗ mục nát như cây sồi và cây dương. Trong khi chúng phát triển quanh năm, chúng có nhiều khả năng sinh sản trong điều kiện thời tiết ôn hòa sau khi mưa và đôi khi mọc ra nhiều nhánh phụ đến mức trông giống như những đụn khói.

Có nguồn gốc từ Âu Châu, Bắc Mỹ và Á Châu, nấm sò đã được yêu thích từ thời cổ đại và lần đầu tiên được ghi nhận ở phương Tây bởi một nhà tự nhiên học người Hà Lan vào năm 1775. Hiện được trồng rộng rãi, nấm sò có nhiều màu sắc, bao gồm xám, xanh lam, vàng, hồng và trắng, đó là lý do tại sao chúng đôi khi được gọi là “nấm nhà thiết kế.”

Thuật ngữ nấm sò được dùng để mô tả một số loài nấm khác nhau trong họ Pleurotaceae, trong đó Pleurotus ostreatus là một trong những loài phổ biến nhất. Cũng hấp dẫn hơn, nấm sò được coi là loài ăn thịt, vì sợi nấm của nó, hoặc mạng lưới tế bào nấm, giết và ăn tuyến trùng, một loại giun ký sinh. Vì lý do này, nấm sò đang được coi là phương pháp kiểm soát dịch hại tự nhiên để ngăn ngừa các bệnh thực vật liên quan đến tuyến trùng.

Với hương vị thơm ngon tinh tế, nấm sò có thể được chế biến thành nhiều món ăn, từ các món xào, súp đến nước sốt và các món trứng. Đôi khi chúng cũng được dùng cho các món thuần chay (mực giả). Trong khi hương vị là lý do đầu tiên khiến nhiều người chọn nấm sò để sử dụng trong ẩm thực, nhưng những loại nấm này cũng có một danh sách về lợi ích sức khỏe có ấn tượng đáng để bạn quan tâm.

21 lý do sức khỏe để bạn chọn nấm sò

Nói chung, nấm dược liệu là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn, nhưng mỗi loại nấm lại có những tác dụng có lợi riêng. Giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin B và protein, có ít nhất 21 tác dụng dược lý của nấm sò mà bạn có thể khám phá chuyên sâu tại GreenMedInfo.com. Danh sách các lợi ích được nghiên cứu này bao gồm:

  1. Bảo vệ xương

Khi nấm sò được lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột sẽ dẫn đến những biến đổi thuận lợi giúp tăng cường hoạt động của nguyên bào xương hay còn gọi là tế bào tạo xương.

  1. Chất chống oxy hóa

Nấm sò rất giàu polysaccharid chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Một loại polysaccharid này, beta-glucans, được biết đến với các hoạt động chống oxy hóa và chống ung thư, cũng làm tăng hoạt động của các enzym thúc đẩy giải độc xenobiotic (chất lạ đối với cơ thể).

Nhờ tác dụng có lợi này, nấm sò có thể bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của acrylamide, một hợp chất gây độc thần kinh và có thể gây ung thư được hình thành trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao.

  1. Tác dụng giảm lượng đường trong máu / chống bệnh tiểu đường

Nấm sò, được sử dụng trong hai khoảng thời gian bảy ngày trong một nghiên cứu được kéo dài 24 ngày, cho thấy công dụng giảm đáng kể lượng đường trong máu, huyết áp, triglycerides và cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến gan hoặc thận.

  1. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Trong số những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, những trẻ được điều trị bằng xi-rô chứa beta-glucan từ nấm sò kết hợp với vitamin C có tỉ lệ bị nhiễm trùng thấp hơn so với những trẻ chỉ được điều trị bằng vitamin C.

Cụ thể có tới 36% trẻ em được cung cấp beta-glucan đã không còn bị nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời gian nghiên cứu, so với 21% ở nhóm dùng giả dược. Beta-glucan không chỉ làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp mà còn làm giảm đáng kể tần suất mắc bệnh cúm và các bệnh cúm tương tự, đồng thời còn điều chỉnh hệ miễn dịch và dịch thể tế bào, đồng thời cho thấy những “hoạt động điều hòa miễn dịch phức tạp.”

  1. Tác dụng chống ung thư

Ngoài beta-glucan, nấm sò còn là một “nguồn chứa các đại phân tử,” bao gồm resveratrol, concanavalin A, protein ái lực xanh cibacron, axit p-hydroxybenzoic, ergosterol và các loại khác, có vai trò chống khối u, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa. có thể giúp chống lại bệnh ung thư.

Nấm sò có một kết hợp độc đáo gồm polysaccharid, proteoglycans và polypeptide có thể tăng cường hệ miễn dịch đến mức chúng có thể “vượt qua giới hạn của các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống.”

  1. Bảo vệ gan

Polysaccharide phosphoryl hóa từ nấm sò có công dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương do hóa chất gây ra trong một nghiên cứu trên động vật, cho thấy tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan mạnh mẽ. Chiết xuất nấm sò đã chứng mình tác dụng bảo vệ tương tự trong việc giảm bớt tổn thương gan do hóa chất gây ra ở động vật.

15 lý do khác để ăn nấm sò

Nếu bạn đang tìm kiếm thêm lý do để thêm nấm sò vào bữa ăn thường xuyên của mình, hãy cân nhắc rằng chúng đã được nghiên cứu đối với ít nhất 30 loại bệnh, bao gồm ung thư, tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp và lão hóa. Dưới đây là 15 cơ chế đằng sau các tác dụng tăng cường sức khỏe đa dạng của chúng:

  1. Tác nhân tiêu hóa
  2. Apoptotic
  3. Chống tăng sinh
  4. Kháng khuẩn
  5. Bảo vệ tim mạch
  6. Bắt giữ chu kỳ tế bào
  7. Hoá chất dự phòng
  8. Giải độc
  9. Tạo xương
  10. Tác nhân giảm cholesterol
  11. Kháng nấm
  12. Kích hoạt Caspase-3 (chống ung thư)
  13. Kích hoạt Caspase-9 (chống ung thư)
  14. Kích hoạt P21 (chống ung thư)
  15. Điều hòa protein p53 ức chế khối u, mang lại tác dụng điều trị và phòng ngừa tiềm năng đối với ung thư vú và ung thư ruột kết

Để có hương vị ngon nhất, hãy tự trồng nấm sò

Nấm là một chất bổ dưỡng cho con người và môi trường, và nấm sò nói riêng được coi là có khả năng “phục hồi sức khỏe và cải thiện môi trường”.

Điều này là do, khi chúng phát triển, chúng phân hủy các chất độc từ môi trường, đồng thời loại bỏ và trung hòa chúng. Những loại nấm đa năng này đã được phát hiện về giảm vi khuẩn như E. coli đồng thời phá vỡ hydrocacbon và xử lý kim loại nặng.

Do đó, trồng nấm là một trong những công nghệ sinh học kinh tế duy nhất, như các nhà nghiên cứu Ethiopia đã lưu ý, “kết hợp việc sản xuất thực phẩm giàu protein với việc giảm ô nhiễm môi trường”. Việc trồng nấm tại nhà rất đơn giản và dễ làm có nhiều dụng cụ có sẵn để giúp bạn bắt đầu.

Tự trồng nấm không chỉ cung cấp cho bạn những cây nấm tươi ngon nhất và bạn sẽ không phải lo lắng về việc phân biệt nấm độc.

Theo ghi nhận của Cục Bảo tồn Missouri, “Được coi là một lựa chọn có thể ăn được, nấm sò hoang dã có hương vị thơm ngon hơn nhiều so với nấm sò tự trồng được bán ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa… trồng nấm sò tại nhà… cũng là giáo dục, đồng thời mang đến niềm vui và cung cấp thức ăn lành mạnh cho các bữa ăn.”

Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Green MedInfo
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất, đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của nhóm sẽ khám phá nhiều cách – mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn