Đảo ngược tác động lão hóa của căng thẳng

Một số thói quen và thực hành nhất định có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược đồng hồ sinh học

Một nghiên cứu mới từ Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng mặc dù các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống như phẫu thuật, mang thai, nhiễm COVID-19 và chích vaccine có thể khiến một người già đi về mặt sinh học, nhưng cơ thể có khả năng đảo ngược điều này một cách tự nhiên và tăng tuổi thọ.

Mặc dù tuổi theo thời gian được xác định bằng số năm mà một người còn sống, nhưng tuổi sinh học biểu thị mức độ thay đổi DNA của một người do quá trình methyl hóa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ sinh học bao gồm bệnh tật, lối sống và các yếu tố môi trường.

Một người có thể trông và cảm thấy trẻ hơn nhiều so với cùng độ tuổi nếu có sự trẻ hơn về mặt sinh học.

Theo một nghiên cứu gần đây của Anh, virus COVID-19 ban đầu có thể làm suy giảm khả năng nhận thức theo cách khiến não già đi hai thập niên. Trong khi đó, các protein gai trong vaccine làm tăng các yếu tố gây viêm, gây tổn thương ty thể, tạo ra các protein bị gấp sai, và gây mất ổn định bộ gene. Tất cả đều đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào.

Thách thức quan điểm truyền thống về lão hóa, nhóm Harvard phát hiện ra rằng cơ thể có thể đảo ngược sự lão hóa khi phục hồi sau các sự kiện gây căng thẳng.

Suy nghĩ tích cực và các giá trị đạo đức cũng góp phần làm giảm tốc độ lão hóa. (Ảnh: fizkes/shutterstock)
Suy nghĩ tích cực và các giá trị đạo đức cũng góp phần làm giảm tốc độ lão hóa. (Ảnh: fizkes/shutterstock)

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jesse Poganik thuộc Bệnh viện Brigham and Women’s từ Trường Y khoa Harvard, cho biết: “Theo truyền thống, người ta cho rằng tuổi sinh học sẽ chỉ gia tăng [theo thời gian], nhưng chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng nó thực sự biến động hơn nhiều. [Mặc dù] căng thẳng trầm trọng có thể khiến tuổi sinh học tăng lên, nhưng nếu chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, cơ thể có thể đảo ngược các dấu hiệu lão hóa sinh học.”

Tiến sĩ Poganik và các đồng nghiệp của cô đã kiểm tra các mẫu máu và mức độ methyl hóa từ những bệnh nhân cao tuổi trải qua phẫu thuật khẩn cấp, phụ nữ mang thai, và bệnh nhân được đưa vào ICU vì COVID-19.

Họ phát hiện ra rằng tuổi sinh học của một số bệnh nhân tăng lên do căng thẳng tâm lý nhưng lại trở về mức ban đầu sau phẫu thuật, sinh nở, hoặc xuất viện.

Tác giả cao cấp Vadim Gladyshev cho biết: “Phát hiện của chúng tôi thách thức khái niệm rằng tuổi sinh học chỉ có thể tăng lên trong suốt cuộc đời và gợi ý rằng có thể xác định các giải pháp can thiệp làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược một phần tuổi sinh học. Việc giải tỏa căng thẳng có thể phục hồi lại tuổi sinh học. Điều này có nghĩa là tìm cách giúp cơ thể phục hồi sau căng thẳng có thể làm tăng tuổi thọ.”

Phá hủy các tế bào già giúp kéo dài tuổi thọ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc loại bỏ các tế bào già cỗi có thể quay ngược đồng hồ sinh học.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy việc loại bỏ các tế bào lão hóa ở chuột đã giúp kéo dài tuổi thọ lên tới 30%.

Các tế bào lão hóa đã bị tiêu diệt ở chuột trong vòng sáu tháng. So với nhóm chuột đối chứng có tế bào lão hóa được phép phát triển, những con chuột thử nghiệm có chức năng tim và thận tốt hơn. Chúng cũng phục hồi trước căng thẳng tốt hơn và năng động hơn, đồng thời phát triển ung thư chậm hơn.

Trên thực tế, có nhiều điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu ảnh hưởng của thời gian đối với đồng hồ sinh học.

Dùng các chất bổ sung trẻ hóa như curcumin, collagen và resveratrol và ăn uống lành mạnh với đầy đủ vitamin, khoáng chất, và các hợp chất trợ giúp cơ thể có thể hữu ích. Tập thể dục, đi ra ngoài trời, và giữ sức khỏe để giảm nguy cơ chấn thương liên quan đến tuổi tác có thể dẫn đến thay khớp háng và đầu gối.

Giảm căng thẳng nhờ ngủ ngon giấc và thực hành thiền định là một cách làm chậm đồng hồ sinh học của cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy những người thiền định có tuổi bộ não trẻ hơn so với tuổi thật của họ.

(Ảnh: Jack Frog/peterschreiber.media/Shutterstock)
(Ảnh: Jack Frog/peterschreiber.media/Shutterstock)

Ví dụ, những người thiền định 50 tuổi có cùng tuổi bộ não với một người không thiền định 42.5 tuổi và những người thiền định 60 tuổi có cùng tuổi bộ não với một người không thiền định 51 tuổi trong nhóm đối chứng.

Điều thú vị là, trong nhóm những người thiền định khi ngoài 50, sau mỗi năm tuổi thực, bộ não dường như trẻ hơn trung bình một tháng và 22 ngày so với tuổi thực.

Bạn muốn đọc về chủ đề gì? Vui lòng cho chúng tôi biết tại [email protected]

Tú Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Jessie Zhang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Jessie Zhang là một phóng viên thường trú tại Sydney. Cô chuyên đưa tin về các tin tức của Úc, tập trung vào vấn đề về sức khỏe và môi trường. Quý vị có thể liên hệ với cô Zhang qua [email protected]
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn