Các nhật ký viết tay tiết lộ liệu pháp niềm vui viết lách: ‘Có tính thiền rất cao’

Viết nhật ký được xem như một liệu pháp thiền

Cô Julie Lafrance-Balian thích truyền cảm hứng để mọi người bắt đầu tập viết và viết nhật ký.

Tiểu thuyết gia 46 tuổi kiêm dịch giả người Pháp này – có các quyển nhật ký được viết tay với các hình minh họa rất đẹp – cho biết: Đối với cô, viết nhật ký cũng giống như thiền định vậy, thậm chí đôi khi còn giúp cô loại bỏ được “những cảm xúc không thoải mái”.

Cô nói với The Epoch Times: “Viết nhật ký rất tốt cho sức khỏe tinh thần của con người, giúp kiểm soát sự lạc lõng và lo lắng mà tất cả chúng ta đều phải trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Việc viết nhật ký đã giúp tôi trung thực với cảm xúc, suy nghĩ và những tổn thương của mình.”

Dùng tên thepaperpilgrim trên Instagram, cô Lafrance-Balian đã chia sẻ những suy ngẫm và những thông tin chân thực bằng những dòng chữ viết tay trang nhã với hàng nghìn người theo dõi của cô.

Cô nói, “Tôi thích làm cho mỗi trang trong cuốn nhật ký đều khác nhau, điều đó rất đáng để tôi suy ngẫm. Có rất nhiều bức tranh cổ điển mà tôi thích, và rất nhiều hình minh họa về thực vật cổ điển. Tôi cảm thấy rằng việc thêm các hình ảnh vào trong cuốn nhật ký đã giúp tôi khám phá ra một số khía cạnh mới trong tâm hồn mình.”

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/4.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/2.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Cô Julie Lafrance-Balian sinh ra ở một thị trấn nhỏ thuộc Québec, Canada. Hiện cô đã kết hôn với một người Mỹ và đang sống ở thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, quê hương của chồng cô, nhưng họ dự định sẽ chuyển đến Vermont vào mùa hè, để gần gia đình hơn và “sống cuộc sống miền sơn cước”.

Từ trước khi biết đọc, cô đã bị những cuốn sách mê hoặc, Lafrance-Balian đã phát hiện ra điều kỳ diệu của việc viết nhật ký từ khi còn rất nhỏ. Cô kể: “Có lẽ lúc đó tôi mới khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Mẹ tôi đang đọc Nhật ký của Anaïs Nin, và tôi đã hỏi bà về quyển sách đó. Mẹ tôi là giáo viên nên bà rất coi trọng sự quan tâm của tôi; bà giải thích cho tôi biết nhật ký là gì, rằng người ta có thể viết bất kỳ suy nghĩ riêng tư nào mà họ muốn vào đó, và cuốn nhật ký thường được dùng để giữ bí mật riêng tư.”

“Ngay khi đó, tôi đã biết rằng: Tôi sẽ có một cuốn nhật ký của riêng mình.”

Cuốn nhật ký đầu tiên mà mẹ của cô bé Lafrance-Balian mua cho cô – ngay khi cô đủ lớn để viết được một câu hoàn chỉnh – có màu đỏ cùng với khóa và chìa khóa. Hầu như ngày nào cô cũng viết nhật ký, và không bao giờ dừng lại.

(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Khó mà phủ nhận rằng nét chữ đẹp có thể khiến bất kỳ cuốn vở nào trông sáng sủa đẹp đẽ hẳn ra, và cô Lafrance-Balian cho biết bản thân có được khả năng ấy là nhờ cha và bà của mình.

Cô nói: “Khi còn nhỏ, chữ viết của cha tôi rất đẹp và thanh thoát, đến nỗi bà tôi đã giữ lại tất cả các cuốn vở của ông. Tôi nhớ, một lần, sau khi đi học về, lúc tôi đang ngồi làm bài tập ở bàn bếp. Bà đã khen chữ viết của tôi và nói: “Đợi bà một chút, bà muốn cho cháu xem thứ này.”

“Bà đi xuống tầng hầm và trở lại với một chồng tập vở ố vàng, bám đầy bụi của người con trai cả của bà – bố tôi. Tôi đã mở những cuốn vở ra xem và không thể tin vào mắt mình. Làm sao mà một người trạc tuổi của tôi lại có thể viết những nét chữ hoàn hảo đến khó tin như vậy?”

Hôm đó, cô bé Lafrance-Balian đã nhận ra rằng những cuốn nhật ký đơn giản có thể đẹp đến mức nào và nét chữ ngay ngắn có thể gây ấn tượng cho mọi người ra sao – cho nên cô bắt đầu cố gắng tập viết.

Cô nói, “Tôi đã đi học ở các trường Công giáo trong suốt thời học sinh, và các giáo viên của tôi thường thưởng cho các học sinh có bài tập về nhà được viết ngay ngắn, sạch đẹp. Do vậy, tôi đã có thêm nhiều động lực để cố gắng. Khi đến tuổi thiếu niên, tôi đã được sử dụng bút máy, và bút máy đã giúp tôi cải thiện nét chữ dễ dàng hơn.”

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/9.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/5.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Các cuốn nhật ký của cô Lafrance-Balian nhìn rất đáng yêu, nhưng trong đó không chỉ đơn thuần mang tính thẩm mỹ.

Cô nói: “Cái hay của việc viết nhật ký là bạn có thể viết về bất cứ thứ gì mình muốn, vì vậy tôi rất thích! Tôi viết về những điều rất thông thường như những món tôi đang nấu, những điều tôi đang nghiên cứu, đang đọc, đang xem… cho đến những câu hỏi nghiêm túc hơn về mục đích, di sản, niềm tin của tôi và ý nghĩa của cuộc sống.

“Tôi thể hiện mọi chủ đề trong nhật ký của mình. Từ những vấn đề thời sự cho đến những câu chuyện tầm phào, những lời dị nghị về một số người, những kỷ niệm cũ chợt hiện về, những hy vọng cho tương lai… Đôi khi chỉ là quan điểm của riêng mình về điều gì đó, hoặc là tự tranh luận về vấn đề đạo đức của bản thân… tất cả đều được tôi viết trong nhật ký.”

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/5.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Cô Lafrance-Balian cũng dùng cuốn nhật ký của mình để ghi lại những thông tin cho các chủ đề của các cuốn tiểu thuyết mà cô đang viết, như chép lại các bài thơ, các câu trích dẫn, hay các đoạn trích từ các cuốn sách tham khảo… Đối với cô, việc viết nhật ký đã trở thành một phương thức luyện tập, giống như thiền định hoặc làm vườn. Cô đã dành mọi thời gian quý giá của mình để viết nhật ký.

“Tôi cố gắng hạn chế thời gian dùng mạng xã hội,” cô nói, “bởi vì viết nhật ký cần phải có thời gian, và mỗi tuần tôi cần phải dành ra vài giờ để suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc sống của mình trên giấy.”

“Tôi cố gắng viết nhật ký hàng ngày, dù chỉ là một chút. Tôi có xu hướng viết dài hơn vào những ngày cuối tuần, suy ngẫm về tuần đã qua và lên kế hoạch cho tuần tiếp theo.”

https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/6.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/06/23/7.jpg
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Tuy nhiên, cô Lafrance-Balian chưa bao giờ nghĩ rằng cô sẽ chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của mình với thế giới, cho đến tận năm 2019.

Cô nói: “Tất nhiên, vẫn có những phần riêng tư hơn được giữ cho riêng mình. Tôi nghĩ điều quan trọng là viết cho chính mình, chứ không phải là viết cho người khác. Thật tuyệt vời khi tìm thấy một cộng đồng những người viết nhật ký trên Instagram.”

Trong khi quá trình viết lách hiển nhiên có đem lại sự thanh tịnh cho tâm trí, thì yếu tố nghệ thuật cũng nuôi dưỡng tâm hồn cô. Trước năm 2018, cô Lafrance-Balian chưa bao giờ trang trí nhật ký của mình. Khi đó, nhật ký của cô chỉ là “những chữ trên giấy”. Nhưng sau khi xem qua một số nhật ký được minh họa và trang trí trên mạng xã hội, cô cảm thấy thích thử trang trí các trang nhật ký của mình.

“Tôi đã viết nhật ký trong nhiều năm rồi, có lẽ tôi cần một cái gì đó mới?” cô nói “Cuộc sống của tôi đã đạt được sự bình an; tôi cảm thấy mình có ít điều để viết hơn so với những năm tháng tuổi trẻ luôn có nhiều việc xảy ra.”

Khi đã là bậc thầy về nghệ thuật làm đẹp những cuốn nhật ký của mình, cô Lafrance-Balian đã xác định rõ mục tiêu là: Duy trì viết nhật ký như “một thói quen hàng ngày”.

Cô nói: “Một ngày nào đó trở thành một bà cụ, tôi sẽ cảm thấy rất vui khi đọc lại những cuốn nhật ký cũ của mình, có thể hồi tưởng và nhớ lại hầu hết những sự kiện xảy ra trong cuộc đời. Hiện bà tôi đã 100 tuổi; nếu tôi được thừa hưởng gene sống lâu của bà thì sẽ có rất nhiều cuốn nhật ký đang đợi tôi trang trí và viết, và không gì có thể khiến tôi hạnh phúc hơn.”

Chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại emg.inspired@epochtimes.com và tiếp tục đón nhận nguồn cảm hứng hàng ngày bằng cách đăng ký nhận bản tin Epoch Inspired từ TheEpochTimes.com/newsletter
(Ảnh: đăng dưới sự cho phép của cô Juliette)

Chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại [email protected] và tiếp tục đón nhận nguồn cảm hứng hàng ngày bằng cách đăng ký nhận bản tin Epoch Inspired từ TheEpochTimes.com/newsletter.

Khánh Nam biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Anna Mason
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Anna Mason là một nhà văn sống ở Anh. Cô là cử nhân Văn học và có sự tò mò về những con người và những nơi mà giáo dục chính quy sẽ không thể đáp ứng. Anna thích kể chuyện, phiêu lưu, giọt nắng ở Balearic và những cơn mưa ở Yorkshire.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn