Nên uống thuốc huyết áp vào buổi tối hay buổi sáng?

Cao huyết áp có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh tim mạch và mạch máu não. Trong những năm gần đây, việc theo dõi và quản lý huyết áp đã trở nên hoàn thiện và cá nhân hóa hơn, nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc về việc uống thuốc hạ huyết áp vào buổi sáng hay buổi tối là tốt nhất.

Bằng chứng đáng kể cho thấy rằng cao huyết áp về đêm, tăng huyết áp buổi sáng và cao huyết áp trước buổi sáng đều có liên quan đến việc tăng tỷ lệ bị bệnh tim mạch. Nhiều chuyên gia đề xuất rằng huyết áp nên được kiểm soát trong suốt 24 giờ một ngày để giảm tác động bất lợi của bệnh cao huyết áp vào ban đêm. Để đạt được điều này, dùng thuốc hạ áp vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ được coi là một chiến lược hiệu quả hơn để kiểm soát cao huyết áp về đêm, khôi phục hiện tượng tụt huyết áp tự nhiên về đêm, và ức chế hoặc loại bỏ tăng huyết áp đột biến vào buổi sáng.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc trước khi đi ngủ có thể có những rủi ro đáng kể, chẳng hạn như huyết áp giảm mạnh trong lúc ngủ có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch và làm giảm khả năng uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị.

Người ta có thể tranh luận rằng uống thuốc trước khi đi ngủ là một cách tiếp cận hợp lý cho những người không uống rượu hoặc bị cao huyết áp vào ban đêm khi ở một mình hoặc những người cao huyết áp vào buổi sáng. Cho đến nay, bằng chứng ủng hộ, ý nghĩa trên lâm sàng và chỉ định dùng thuốc trước khi đi ngủ vẫn còn gây tranh cãi.

Ví dụ, vào năm 2017, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã khuyến nghị dùng một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp trước khi đi ngủ. Khuyến nghị này đã không được các tổ chức khác hoặc các hướng dẫn về bệnh tiểu đường tán thành, có thể do nhiều lời chỉ trích gặp phải.

Mặt khác, một nghiên cứu năm 2019 của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha, được công bố trên Tập san Tim mạch Âu Châu, cho thấy việc uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ đem lại các kết cục tim mạch tốt hơn so với uống thuốc thường xuyên vào buổi sáng. Do chưa được xác nhận bởi các nhà điều tra khác, nên các phương pháp, kết quả và kết luận của những nghiên cứu này vẫn còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, dữ liệu đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và ảnh hưởng đến một số chuyên gia, bác sĩ và bệnh nhân.

Cao huyết áp về đêm là gì?

Thông thường, huyết áp tương đối cao vào buổi sáng, đạt đỉnh vào khoảng giữa trưa và giảm vào buổi tối; huyết áp thường cao hơn vào ban ngày và thấp hơn vào ban đêm.

Một người khỏe mạnh có huyết áp buổi sáng dưới 130/80 mmHg và huyết áp ban đêm nhỏ hơn 110/65 mmHg. Bình thường, huyết áp ban đêm có thể giảm từ 10% đến 20% so với huyết áp ban ngày; mức giảm cao hơn hoặc thấp hơn là một tín hiệu không tốt.

Cao huyết áp về đêm xảy ra khi huyết áp ban đêm cao hơn 110/65 mmHg. Cao huyết áp về đêm thường là ẩn giấu bởi vì mọi người thường không theo dõi và chú ý đến sự thay đổi huyết áp vào ban đêm.

Ở cả bệnh nhân cao huyết áp và dân số nói chung, cao huyết áp và huyết áp không giảm về đêm đều liên quan đến tăng nguy cơ tổn thương nội tạng và các kết cục bất lợi về tim mạch và thận. Những người bị bệnh tiểu đường dường như dễ bị rối loạn chức năng tự chủ, và huyết áp ban đêm càng cao thì nguy cơ bị bệnh thận do tiểu đường càng cao.

Một tỷ lệ lớn cao huyết áp ban đêm là cao huyết áp khó chữa, trong đó sự tụt huyết áp về đêm là không đáng kể. Những bệnh nhân này thường có hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, béo phì, giữ muối, và cường aldosterone (tuyến thượng thận bài tiết quá mức hormone aldosterone).

Quan điểm truyền thống khuyến cáo dùng thuốc cao huyết áp khi thức dậy vào buổi sáng để kiểm soát tốt hơn các đỉnh dao động huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng uống thuốc hạ huyết áp vào ban đêm có thể mang lại nhiều lợi ích hơn – đặc biệt là Thử nghiệm Hygia Chronotherapy, đã đẩy cuộc tranh luận này lên cao trào.

Thử nghiệm Hygia Chronotherapy, được công bố vào năm 2019, là một thử nghiệm tiến cứu có đối chứng trên 19,084 bệnh nhân cao huyết áp với độ tuổi trung bình là 60.5. Những người tham gia được chia thành hai nhóm. Điểm giống nhau là họ đều đang dùng ít nhất một loại thuốc hạ huyết áp. Điểm khác biệt là thời điểm uống thuốc: Một nhóm uống vào buổi tối trước khi đi ngủ và nhóm còn lại uống vào buổi sáng khi thức dậy.

Trong hơn sáu năm theo dõi, 1,752 bệnh nhân đã phát triển ít nhất một bệnh tim mạch bất lợi – ví dụ, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Kết quả thử nghiệm cho thấy những bệnh nhân dùng thuốc vào ban đêm có nguy cơ bị các biến cố tim mạch trầm trọng thấp hơn 45%, nguy cơ đột quỵ thấp hơn 49%, nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp hơn 34% và nguy cơ tái thông mạch vành thấp hơn 40%. Nguy cơ suy tim là giảm 42% và nguy cơ tử vong do tim mạch giảm 56%.

Việc công bố những phát hiện về thử nghiệm Hygia đã làm dấy lên cuộc thảo luận rộng rãi. Blood Pressure, một Tập san của Hiệp hội Cao huyết áp Âu Châu, đã nhanh chóng đăng tải một bài xã luận bác bỏ những phát hiện của nghiên cứu này.

Đầu tiên là bình luận về phương pháp nghiên cứu: “Không có bằng chứng cho thấy nghiên cứu đã thực hiện các quy tắc nghiêm ngặt RCT [thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên], không có dấu hiệu nào về việc giám sát cách thức tiến hành nghiên cứu và không có tài liệu về tư cách thành viên của ủy ban phân xử sự kiện hoặc kiểm toán của các nhà điều tra độc lập.”

Bài xã luận cũng đặt ra nghi ngờ về việc liệu có thể đo lường về mặt kỹ thuật những chỉ số như trong nghiên cứu Hygia hay không: “Các phép đo huyết áp lưu động (ABPM) bằng các thiết bị Spacelabs chỉ kéo dài 48 giờ trong thực hành lâm sàng ngay cả khi dùng pin sạc. Việc thực hiện các phép đo này trên hơn 19,000 bệnh nhân hàng năm sẽ dẫn đến sự tiêu hao pin rất lớn. Cuối cùng, tổng cộng, nghiên cứu HYGIA đã tạo ra hơn 150,000 phép đo huyết áp dài hạn với tỷ lệ thất bại dưới 10%. Đây là điều mà chúng ta không khả thi trong thực hành lâm sàng, ngay cả với các thiết bị Spacelabs.”

Hội đồng đưa ra lời khuyên trên cả sự thận trọng, viết rằng “chúng ta phải bỏ qua hoàn toàn” dữ liệu Hygia, cảnh báo nguy hiểm cho những bệnh nhân bị [cao] huyết áp vào nửa đêm.

Nghiên cứu TIME, được công bố tại Hội nghị Hiệp hội Tim mạch Âu Châu (ESC) năm 2022, cũng bác bỏ nghiên cứu Hygia. TIME là một thử nghiệm ngẫu nhiên tiến cứu trên quy mô lớn được thiết kế để kiểm tra xem dùng thuốc hạ huyết áp buổi tối có cải thiện các kết cục tim mạch trầm trọng so với dùng thuốc buổi sáng hay không. Đây là một trong những nghiên cứu về tim mạch lớn nhất, giúp cung cấp thêm câu trả lời về việc nên uống thuốc huyết áp vào buổi sáng hay buổi tối.

“Nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong do mạch máu dường như là tương tự ở mọi thời điểm uống thuốc hạ huyết áp. Bệnh nhân cao huyết áp có thể lựa chọn thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp theo thói quen cá nhân,” Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Thomas MacDonald, Đại học Dundee, Vương quốc Anh cho biết.

Đánh giá từ những nghiên cứu này có thể còn quá sớm để kết luận thời gian uống thuốc tốt nhất cho bệnh cao huyết áp. Câu hỏi về lợi ích của việc uống thuốc vào ban đêm so với vào buổi sáng vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa được giải quyết.

Ai nên uống thuốc hạ huyết áp trước khi đi ngủ?

Mô hình huyết áp sinh học ảnh hưởng đến các kết cục tim mạch. Việc đánh giá các mô hình này bằng cách theo dõi huyết áp 24 giờ sẽ giúp cải thiện kết quả. Trên thực tế, thời gian dùng thuốc hạ huyết áp nên phụ thuộc vào kiểu huyết áp của từng người:

  • Kiểu huyết áp trũng (non-dipper: huyết áp ban đêm giảm ít hơn 10% huyết áp ban ngày) và ngược trũng (reverse dipper: huyết áp ban đêm cao hơn huyết áp ban ngày), có thể uống thuốc vào buổi tối để điều chỉnh huyết áp. Phương pháp này có khả năng đem lại những lợi ích cho tim mạch và mạch máu não.
  • Kiểu huyết áp rất trũng (extreme dipper: huyết áp về đêm giảm hơn 20% so với huyết áp ban ngày). Vì không thể đánh giá được nguy cơ giảm huyết áp quá mức vào ban đêm, nên thận trọng khi uống thuốc vào buổi sáng.

Độ trũng huyết áp là gì?

Độ trũng huyết áp = (huyết áp ban ngày – huyết áp ban đêm) / huyết áp ban ngày x 100 (%). Team đăng bài viết lại công thức có tử số mẫu số cho dễ nhìn giúp em với ạ ;((

Nếu giá trị này nằm trong khoảng từ 10 đến 20%, đó là độ trũng huyết áp bình thường.

Dưới đây là 3 kiểu huyết áp bất thường, tất cả đều có hại cho cơ thể:

  • Độ trũng huyết áp > 20%: huyết áp rất trũng.
  • Độ trũng huyết áp <10%: huyết áp không trũng.
  • Nếu huyết áp ban đêm cao hơn huyết áp ban ngày, đó là huyết áp ngược trũng.

Những cách tự nhiên để tránh tăng huyết áp vào ban đêm

Duy trì lịch làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và uống trà hoặc cà phê đậm đặc trước khi đi ngủ. Tắm nước nóng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và hạ huyết áp vào ban đêm. Trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, hãy tắt các thiết bị điện tử.

Một số nghiên cứu cho rằng dùng một liều melatonin nhất định sẽ giúp điều trị chứng cao huyết áp về đêm. Những người khỏe mạnh tiết ra một lượng lớn melatonin vào ban đêm, nhưng những bệnh nhân cao huyết áp về đêm thường tiết ra ít hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố bởi Archives of Medical Science cho thấy hơn 30% những bệnh nhân tiểu đường có huyết áp không trũng đã khôi phục nhịp huyết áp bình thường sau khi dùng melatonin; liều 3mg và 5mg đều có tác dụng đáng kể.

Vì quá liều melatonin là một vấn đề đáng lo ngại, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể giảm huyết áp vào ban đêm bằng cách dùng melatonin hay không và liều lượng lý tưởng là bao nhiêu. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị một số rối loạn phổ biến – ví dụ như tình trạng tự miễn dịch – có khả năng là không thể hạ huyết áp bằng melatonin.

Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Chris Chen
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn